Powered By Blogger





Tuesday, 21 May 2013

The coming collapse of China






Năm 2001, ngay khi Trung Quốc vừa được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, Gs Gordon Chang cho ra mắt cuốn sách The coming collapse of China (Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc).

Cuốn sách trình bày một loạt «quả bom nổ chậm» của Trung Quốc, đó là dân số quá lớn, lại đang phát triển nhanh; mâu thuẫn giữa thành thị phát triển nhanh với nông thôn quá trì trệ; vùng duyên hải phát triển quá mạnh với vùng nội địa phát triển chậm; mâu thuẫn giữa các dân tộc, đặc biệt là dân Tây Tạng, Uighur với dân tộc đại Hán; mâu thuẫn thế hệ giữa tuổi trẻ am hiểu thế giới xung quanh qua máy điện toán, Twitter, Facebook, điện thoại cầm tay với lãnh đạo bảo thủ lạc hậu; mâu thuẫn giữa khối người theo Pháp Luân Công với chế độ cảnh sát trị…
Những quả bom nổ chậm ấy đang ngấm ngầm phá vỡ cái vỏ ổn định bên ngoài của chế độ, và đến độ nào đó sẽ phát huy tác dụng tổng hợp, thúc đẩy nhau đưa chế độ độc đảng đến tình trạng bùng nổ vỡ tung như ở Liên Xô năm 1991.


Trong kết luận của cuốn sách nói trên, Gs Chang phỏng đoán rằng chỉ trong chừng 10 năm nữa, Trung Quốc sẽ tan vỡ, sụp đổ, nghĩa là vào khoảng 2011-2012.

Gần đây, một số bạn đọc của tạp chí Forbes, và trên mạng Forbes.com, hỏi rằng đến thời điểm này, Gs Chang có còn giữ chính kiến trên đây nữa không?

Bài báo mới vào tháng 2-2012 của Gs Chang trên tạp chí Forbes là để trả lời câu hỏi đó. Bài báo kết luận một cách chắc nịch: «Tôi không thấy có lý do nào để từ bỏ kết luận 10 năm trước. Thực tế càng khẳng định kết luận ấy».


Ông giải thích thêm về lập luận của ông như sau: 
 
  • Thời kỳ vàng son cho sự phát triển do Đặng Tiểu Bình phát động cuối những năm 1980 đã qua; mỗi chu kỳ phát triển thường không thể quá 30 năm; đà phát triển đã cạn, lợi thế của sự chấm dứt chiến tranh lạnh cũng cạn theo; quả ngọt của dân số tăng làm tăng sức lao động đã thành quả đắng về dân số.
  • Mới đây Bắc Kinh quyết định không cho công ty nước ngoài mua lại các công ty nội địa và chủ trương tái quốc hữu hoá một số công ty đã cổ phần hóa là những bước lùi về đường lối.
  • Từ năm 2008, thị trường quốc tế đổ vỡ, nhu cầu quốc tế sụt giảm mạnh, Trung Quốc bị thiệt rất lớn khi đồng Euro bị khủng hoảng.
  • Nhu cầu tăng lương cho người lao động toàn xã hội không thể trì hoãn, chi phí quốc phòng tăng quá lớn, chi phí y tế, giáo dục không tăng- trên thực tế là giảm tính theo đầu người - sẽ dẫn đến nhiều khó khăn gay gắt, thảm họa xã hội chồng chất.
  • Dự trữ ngoại tệ tuy rất lớn nhưng đã giảm nhanh, do lạm phát cao, lại do tiền chạy ra nước ngoài theo khối lượng lớn, đặc biệt là từ tháng 9-2011, khủng hoảng kinh tế ngày càng đậm nét, đơn đặt hàng công nghiệp giảm mạnh, ô tô không còn bán chạy, bong bóng tài sản và nhà cửa phình to có nguy cơ nổ bất cứ lúc nào.
  • Năm 2010 đã có 150.000 cuộc đấu tranh, biểu tình, bạo loạn, đánh bom, tự thiêu … nói lên sự bất mãn của quần chúng; năm 2011 lên đến 280.000 cuộc; kỷ lục này sẽ bị vượt trong năm 2012. Đúng vậy, sang năm 2012, số thanh niên, nhà tu hành, nhà sư tự thiêu tăng nhanh; các vụ nổi loạn, đập phá cơ quan chính quyền, công an ở Tây Tạng, Uighur liên tiếp nổ ra, người theo Pháp Luân Công ngày càng gan góc, những bloggers trí thức trẻ tuổi ngảy càng đông thêm và bất khuất… 
 
 
Đúng vào khi Gs Gordon Chang dự đoán sự sụp đổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không còn xa, đảng CS bãi chức ông Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị đang lên, đưa ông ra khỏi chức vụ bí thư thành uỷ Trùng Khánh, sau vụ ông Vương Lập Quân, phó thị trưởng đặc trách ngành công an, xin tỵ nạn chính trị tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại đây nhưng bị từ chối.

Ông Tập Cận Bình, người sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào cuối năm nay, cũng vừa đưa ra nhận định rất bi quan: «Trung Quốc đang là nơi tập trung mọi thứ thối nát», trong khi đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nhận định là cần phải thay đổi nhiều về kinh té - tài chính và chính trị để tồn tại, nhưng thay đổi ra sao, thay đổi đến đâu thì không ai dám nói rõ. Vì không thay thì bế tắc, thế cùng tất biến, mà thay cả hệ thống thì cũng là biến, là bế tắc và đổ vỡ cho chế độ độc đảng.


Gs Chang là nhà trí thức am hiểu thời cuộc, một nhà bình luận có uy tín của tạp chí Forbes, không phải là nhà xem bói, đoán mò, bấm độn. Ông đoan chắc chế độ cộng sản ở Trung Quốc đang đi dần đến bờ vực. Ông khẳng định rằng « trước những diễn biến hiện tại của tình hình, ông không có lý do nào để từ bỏ dự đoán về sự sụp đổ không xa của Trung Hoa Cộng sản ». Cuốn sách The coming collapse of China (Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc) vẫn còn nguyên giá trị.


Chúng ta hãy theo dõi tình hình và chờ xem.


Nguồn: internet




Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên