Marat Nosov cầm tấm ảnh của cha mình, Ivan Nosov © Photo Joy Neumeyer / The Moscow News |
Ivan Nosov xuất hiện trong một
bức ảnh chụp tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 17 – lúc đó ông ngưỡng mộ
nhìn người bạn của mình – Iosiff Stalin đang phát biểu trên lễ đài. Nhưng chỉ đến
năm 1937, chính Stalin viết “Phê chuẩn” vào một danh sách trong đó có tên của
Nosov – những người sẽ bị xử tử.
Nosov chỉ là một trong số
44.500 cái tên xuất hiện trong “Danh sách xử bắn” của Stalin – thông tin này vừa
được công bố trong một đĩa – một anbom mang tên “Đại khủng bố” bằng tiếng Pháp
và Balan. Nó thu thập những thông tin từ tư liệu lưu trữ quốc gia Liên bang Nga
và được tiến hành bởi Tổ chức tưởng niệm nạn nhân (thời Stalin).
Album này sử dụng nhiều tư liệu của Tổ chức tưởng niệm© Photo Joy Neumeyer The Moscow News |
Việc công bố này đã vướng phải
sự can thiệp của nhiều tổ chức và cá nhân để tìm hiểu - ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ chức tưởng niệm,
như của các Công tố viên Nga, ngoài ra còn của các tổ chức Phi chính phủ khác của
Human Rights Watch, Moscow Helsinki Group là hai ví dụ trong số cả trăm các tổ
chức khác.
“Các phóng viên gọi cho chúng
tôi liên tục (để tìm hiểu)” – người đứng đầu Tổ chức tưởng niệm, Arseny
Roginsky nói tại trụ sở của Tổ chức tại Matxcova hôm thứ Ba (26 tháng Ba) –
nhưng chỉ có 4,5% trong số đó là viết về chiếc đĩa được chúng tôi công bố.”
Đã có khoảng 720.000 người bị
xử bắn trong cuộc thanh trừng 1937 – 1938. Nhiều người bị xử bởi các “troika”
(Toà bán quân sự bí mật), một số khác lại bị xử lý bởi các nhân viên mật vụ. Có
khoảng 44.000 trường hợp có “bút phê” của Stalin hoặc những người thân cận của
ông ta. Đích thân Stalin phê chuẩn bằng bút chì đỏ trong 357 danh sách.
“Điều đó có thể xảy ra cho bất
kỳ một người bình thường nào, cho thấy rõ bóng đen của sự nghi ngờ trong
Stalin” – giám đốc dự án Yan Rachinsky nói.
Ivan Nosov, ngay sau lưng Stalin tại ĐH Đảng CS Liên Xô lần thứ 17 Ảnh cung cấp bởi ông Marat Nosov |
“Danh sách xử bắn của Stalin”
là bản cập nhật mới trong sưu tầm tài liệu – mà bản đầu tiên đã từng được Tổ chức
tưởng niệm tiến hành và phát hành năm 2002 – hồi đó đã có sự cộng tác của Cơ
quan hồ sơ lưu trữ trực thuộc Tổng thống Nga. Đĩa CD lần này bổ sung thêm nhiều
tài liệu (khoảng 4000) chủ yếu là dạng scan từ nguồn của Cơ quan lưu trữ hồ sơ
quốc gia LB Nga về xã hội – chính trị (RGASPI). Phần lớn “niên đại” của tài liệu
là từ 27 tháng Hai năm 1937 đến 29 tháng Chín năm 1938 – thời kỳ đỉnh cao của
cuộc thanh trừng.
Những bản danh sách thường được
chuẩn bị bởi các cơ quan cấp địa phương của Bộ dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD), gửi
lên Bộ và được duyệt bởi Bộ trưởng, Trưởng công tố Andrei Vyshinsky và Tòa án
quân sự thuộc Tòa án tối cao. Hồ sơ thường bao gồm bản cung của các nhân chứng,
lý lịch “đối tượng” và trích lục các vụ án liên quan.
Danh sách bao gồm các cựu sỹ
quan Bạch vệ - kẻ thù không đội trời chung với những người Bolshevik, cũng như
những nhà văn hóa, nhà kỹ nghệ và các chỉ huy quân sự Soviet. Tuy nhiên cũng có
công nhân loạt vào danh sách và bị xử lý bởi ngòi bút của Stalin. Alexei
Zheltikov là một ví dụ điển hình – ông ta là chuyên gia cơ khí về tàu điện ngầm.
Zheltikov cũng chỉ là một
khuôn mặt xuất hiện trong danh sách mà CD “Đại khủng bố” được lắp ráp trong “bức
tranh tổng thể” bởi nhà sử học kiêm nhiếp ảnh gia Ba Lan Tomasz Kizny, bắt đầu
từ người chủ tịch nông trang Ivan Chaliyev (vốn là một thợ mộc) cho đến cặp mắt
mở to sợ hãi của Vasily Vasilyev – người phụ trách an ninh của Điện Kremli.
Ivan Nosov, (góc trên bên phải) xuât hiện trên một bức ảnh năm 1935 chụp các UVTW Đảng CS Liên Xô. Trong ảnh, Stalin ở góc dưới bên trái Ảnh cung cấp bởi ông Marat Nosov |
“Họ thật giống những con rối
trên sân khấu” – người phụ trách thư viện của Tổ chức tưởng niệm Boris Belenkin
nói khi ông lật hanh những trang của của Anbom.
Trong các danh sách thường
xuyên xuất hiện bút phê và chữ ký của
Stalin, người luôn luôn ký đầu tiên và sau đó thường là các đệ tử thân cận của
ông ta: Vyacheslav Molotov, cũng là Lazar Kaganovich, Andrei Andreyev, Kliment
Voroshilov và Andrei Zhdanov. Đôi lần, trong các danh sách xuất hiện tên của
Anastas Mikoyan và Stanislav Kosior (người này bị bắn năm 1939).
Có khi, các “sếp” viết thêm cả
những bình luận của họ. “Hoan nghênh!” – Kaganovich viết lên một danh sách được
gửi từ Bacu. Cũng có khi, Stalin gạch đi một vài cái tên. “Không phải là ông ta
tha cho người có cái tên đó. Đơn giản, là ông ta có kế hoạch khác cho họ.” –
Rachinsky nói. Ví dụ, khi ông ta viết “Tạm dừng bây giờ” với tên của Aven
Yenukidze – một người Bolshevik đồng hương Gruzia, thì tên ông Aven Yenukidze lại
xuất hiện trong một danh sách khác và lại bị bắn vào năm sau. Một vài trường hợp
thì được Stalin “tha”, thay thế vào đó là bản án từ 10 đến 25 năm khổ sai trong
các trại tập trung (Gulag).
Một khi danh sách đã được ký,
thì xử tử được tiến hành chỉ trong vòng 24 giờ.
Stalin phê "Chấp thuận" (Za) trên bìa một danh sách sau khi đã có chữ ký của một loạt nhân vật như Molotov, Kaganovich, Mikoyan và Voroshilov |
Khi Marat Nosov lên chín tuổi,
một đêm người ta đi xe đến nhà ông để bắt bố ông – Ivan Nosov. Ivan Nosov lần đầu
tiên gặp Stalin ở Crime, lúc đó đang là Bí thư thứ nhất Đảng CS Liên Xô của
vùng Crime, tiến dần lên Ủy viên Trung ương Đảng (CS Liên Xô(b)). Ở Matxcova,
gia đình Nosov được sống trong một ngôi nhà công vụ sang trọng. Trong một bức ảnh
được chụp năm 1935, ông ta ngồi cạnh Stalin, Molotov, Lavrenty Beria và Sergei
Kirov. Vào năm 1937, ông ta bị Kaganovich xoay ra đối đầu, chỉ trích. Ngay sau
đó, Stalin triệu Nosov tới và đã nói chuyện với ông ta thâu đêm. Trong hoảng loạn,
vợ ông sau đó cũng đã từng viết một bức thư khẩn cầu Stalin tha cho chồng,
nhưng chỉ nhận được sự im lặng.
Ba ngày sau, nhân viên mật vụ
kéo đến lôi Ivan Nosov đi và nói rằng “Ivan Nosov bị gọi đến Kremli”.
“Tôi mất gia đình chỉ vì
Stalin ký lên một tờ giấy” – Marat Nosov – năm nay 84 tuổi – nói. Ivan Nosov bị
bắn và chôn trong một ngôi mộ tập thể ở tu viện Donskoi. Chỉ ít lâu sau, vợ ông
ta bị kết án 8 năm nhốt trong trại tập trung (Gulag) và 10 năm đày quản chế.
Con trai cả của gia đình bị gửi đến trại trẻ mồ côi.
Ông Marat lần đầu tiên nhìn thấy
hồ sơ “vụ” của cha mình vào năm 1955, nhờ có sự giúp đỡ của một người bạn là
nhân viên KGB. “Ông ấy là cha tôi!” – Marat đã thốt lên. “Tôi thực sự cần tìm
hiểu xem những gì đã xảy ra”. Ông ta đã được xem rất nhiều bản cung mà cha mình
đã ký sau khi bị tra tấn, với nhiều chữ ký rối loạn, không bình thường. Ông ấy
đọc được rằng, bố ông đã được “tha” khỏi mệnh lệnh của Stalin khi Beria thay
Yezhov đứng đầu Bộ dân ủy Nội vụ (NKVD) cho đến tận khi bị hạ bệ vào năm 1955.
Marat đã hoàn toàn không biết chính Stalin ra lệnh giết cha ông, Ivan Nosov –
cho đến khi ông liên lạc được với Tổ chức tưởng niệm.
Stalin hướng dẫn Beria chuyển một số sang trại tập trung (Gulag) và "Giết cả tám (người)" với một nhóm khác (Viết không đúng ngữ pháp) |
Cũng theo Rachinsky, một trong
những nhiệm vụ khó khăn là xác định ngày chết của các nạn nhân – vì hồ sơ thường
xuyên bị làm sai lệch bởi các cơ quan mật vụ thời đó. Ví dụ như theo hồ sơ vụ
Afanasy Firsov – tác giả của xe tăng BT-5 và BT-7, mà sau này nhiều ý tưởng của
ông ấy trên hai loại xe này được phát triển trên xe tăng nổi tiếng T-34 được thể
hiện là “chết trong chiến tranh”. Nhưng theo một số tìm tòi mới nhất thì Firsov
bị bắn năm 1937 trong cuộc thanh trừng.
Cuộc thanh trừng này không chỉ
chấm dứt năm 1939, mà còn được tiến hành lặng lẽ, ở mức độ nhỏ giọt từ sau đó đến
tận khi Stalin chết năm 1953. Chính điều này đã được tiết lộ bởi Khrushchev
trong bản “Báo cáo bí mật” của ông vào tháng Hai năm 1956.
Rachinsky nói, hiện nay công
việc của Tổ chức là tiếp tục truy tìm tung tích của các nạn nhân, cũng như tiếp
tục tìm kiếm thêm những danh sách được chuẩn bị từ cấp địa phương. Tuy nhiên,
hiện nay hoạt động đang bị xiết chặt từ phía Nhà nước, nên những hoạt động này
cũng trở nên lặng lẽ hơn.
“Ngay bây giờ mọi thứ còn rắc
rối lắm” – Rachinsky nói thêm, trước khi bước xuống cầu thang.
Theo Joy Neumeyer – “Tin tức
Matxcova” 01tháng Tư 2013
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!