Ông bà mính có câu, “Lương y như từ mẫu,” để ca ngợi tấm lòng thầy thuốc đối với bệnh nhân, chăm sóc chữa trị như mẹ hết lòng với con. Dù Đông Y hay Tây Y cũng thế, nghề thầy thuốc lúc nào cũng được dân quý mến, và được đặt trên một thang giá trị xã hội cao. Trong ngành Tây Y, các thầy thuốc còn phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.
Trong Lời Thề Hippocrates có những đoạn sau, trích:
“...Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công...
...Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ...
...Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.”
Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào cũng giữ được tấm lòng cao đẹp kia. Báo Người Đưa Tin có bản tin “Bắt bệnh 'những con sâu' của ngành y...” trong đó kể nhũững chuyện rất buồn:
“Bệnh nhân van lạy bác sỹ cho thở ôxy, hay bệnh nhân ở Nghệ An tử vong sau khi bác sỹ cho về và nói bệnh nhẹ... Tất cả chỉ là giọt nước tràn ly. Thực tế này, đã từng xảy ra ở nhiều nơi khiến người nhà bệnh nhân bức xúc.
Đó là chuyện chẩn đoán, điều trị bệnh nhân không đúng do tay nghề yếu kém cộng với sự thờ ơ, vô cảm trước sự sống chết của người bệnh ở một bộ phận không nhỏ y bác sỹ khiến dư luận vô cùng phẫn nộ...
“...Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công...
...Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ...
...Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.”
Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào cũng giữ được tấm lòng cao đẹp kia. Báo Người Đưa Tin có bản tin “Bắt bệnh 'những con sâu' của ngành y...” trong đó kể nhũững chuyện rất buồn:
“Bệnh nhân van lạy bác sỹ cho thở ôxy, hay bệnh nhân ở Nghệ An tử vong sau khi bác sỹ cho về và nói bệnh nhẹ... Tất cả chỉ là giọt nước tràn ly. Thực tế này, đã từng xảy ra ở nhiều nơi khiến người nhà bệnh nhân bức xúc.
Đó là chuyện chẩn đoán, điều trị bệnh nhân không đúng do tay nghề yếu kém cộng với sự thờ ơ, vô cảm trước sự sống chết của người bệnh ở một bộ phận không nhỏ y bác sỹ khiến dư luận vô cùng phẫn nộ...
Dư luận đã được biết đến nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân không chịu đưa xác người thân về nhà, hay đưa quan tài đến bắt đền bệnh viện do thái độ tắc trách của y bác sỹ. Phản ứng tiêu cực cũng đã từng xảy ra khi người nhà bệnh nhân đập phá bệnh viện, hành hung y bác sỹ vì cho rằng, những người có trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân đã vô trách nhiệm, chỉ vì chưa có phong bì lót tay. Tất cả những chuyện đó, khiến hình ảnh “lương y như từ mẫu” bị nghi ngờ, người bệnh hoang mang, không tin tưởng vào trình độ chuyên môn, tay nghề của y bác sỹ bệnh viện tuyến dưới. Thậm chí, nhiều trường hợp người nhà bức xúc xin chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị nhưng bác sỹ vẫn giữ lại khiến bệnh nhân bị chết oan...”
Có cách nào để các bác sĩ giữ được lời thề uy nghiêm kia không?
Nỗi buồn này là nỗi buồn chết người. Đâu có phải chuyện để bàn chơi. Khi khẩn cấp, quỳ lạy bác sĩ cũng là cần thiết. Mới hiểu vì sao nghề bác sĩ là một nghề rất đáng trân trọng, không chỉ để cứu mạng người, mà còn là một ngọn hải đăng của từ bi vậy.
Có cách nào để các bác sĩ giữ được lời thề uy nghiêm kia không?
Nỗi buồn này là nỗi buồn chết người. Đâu có phải chuyện để bàn chơi. Khi khẩn cấp, quỳ lạy bác sĩ cũng là cần thiết. Mới hiểu vì sao nghề bác sĩ là một nghề rất đáng trân trọng, không chỉ để cứu mạng người, mà còn là một ngọn hải đăng của từ bi vậy.
Tác giả : Cô Tư Sài Gòn
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!