Sắp tới Tết Đoan Ngọ rồi, từ nhiên tôi ngồi nhớ lại cái hương vị của mùi nước chè ngọt chát ở vùng quê nghèo năm nào.
Trong tất cả các giác quan thì có lẽ mùi hương là thứ gọi cho ta nhớ kỷ niệm nhanh nhất, kế đến là vị giác. Bởi vậy, khi nói về nước chè là tôi nhớ ngay đến Tết Đoan Ngọ, cái Tết mà ở vùng quê nghèo của tôi, bà con coi rất quan trọng.
Nói đến Tết Đoan Ngọ, quê tôi không ai có thể bỏ qua việc đốn những loại cây rừng, lá rừng làm nước chè để uống. Không biết tự bao giờ, vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch này, bà con quê tôi hay làm món cây khô, lá khô này để sắc nước uống. Thời đó, làm gì có nước lọc như bây giờ, nước thì từ dưới giếng đem, đun sôi với lá chè để uống trong ngày. Khi thấy nước dảo thì đổ cặn chè ra, cho vào lớp khác mà nấu.
Trong tất cả các giác quan thì có lẽ mùi hương là thứ gọi cho ta nhớ kỷ niệm nhanh nhất, kế đến là vị giác. Bởi vậy, khi nói về nước chè là tôi nhớ ngay đến Tết Đoan Ngọ, cái Tết mà ở vùng quê nghèo của tôi, bà con coi rất quan trọng.
Nói đến Tết Đoan Ngọ, quê tôi không ai có thể bỏ qua việc đốn những loại cây rừng, lá rừng làm nước chè để uống. Không biết tự bao giờ, vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch này, bà con quê tôi hay làm món cây khô, lá khô này để sắc nước uống. Thời đó, làm gì có nước lọc như bây giờ, nước thì từ dưới giếng đem, đun sôi với lá chè để uống trong ngày. Khi thấy nước dảo thì đổ cặn chè ra, cho vào lớp khác mà nấu.
Món lá chè này làm rất đơn giản. Gần tới Tết Đoan Ngọ, bà con ra gò hoặc lên rừng đốn nhiều loại cây trong đó cây dủ dẻ, cây rau tía tô, một ít củ sả, rau thuốc cứu... để làm món chè này. Tất cả những loại cây này được cắt khúc nhỏ, phơi khô rồi để dành nấu nước quanh năm. Nước chè nấu bằng loại cây khô này vừa ngọt vừa chát, có vị rất riêng. Bà con đi ruộng hay đi rừng, đều đem theo một bi đông nước chè như thế này. Hình như cả xóm tôi thời bấy giờ, không ai uống nước lã cả. Chẳng hiểu là vì thói quen hay là cha truyền con nối từ đời này sang đời khác, ai ai cũng uống món chè như vậy. Bây giờ thì tôi hiểu, thì ra các loại cây đó khi phơi khô và nấu nước, có lẽ có một vài vị thuốc trị bệnh về đường ruột. Thì ra món lá chè khô mà bà con quê tôi làm vào dịp Tết Đoan Ngọ là một bài thuốc. Bài thuốc đó có từ bao giờ và xuất xứ từ đâu thì không ai biết. Chỉ biết là đến Tết Đoan Ngọ, ngoài việc cúng kiếng ông bà, phải mua vài quả mít để cúng, còn phải làm món chè này.
Nói về món chè này thì bao giờ cũng có cây dủ dẻ. Dủ dẻ là loại cây bụi, mọc tè tè và vì có vị chát nên sâu bọ không thích lắm. Bởi vậy cây dủ dẻ nào cũng sum suê tán lá. Tôi thích dủ dẻ không phải là vì món nước chè, mà là vì mùi thơm của hoa dủ dẻ. Nếu ai chưa từng biết hoa dủ dẻ hoặc chỉ nhìn hoa qua hình ảnh thì không hề biết một cái đặc biệt của loài hoa dại này. Hoa tươi tắn cả ngày khi nở, nhưng chỉ có hương thơm khi mặt trời lặn. Thời chăn bò, mỗi khi mùa hoa dủ dẻ nở rộ, tôi thường không cho bò về chuồng sớm mà nán lại trên những ngọn đồi, dù rất sợ ma, chỉ để nâng một vài cánh hoa dủ dẻ để ngửi. Mùi hoa dủ dẻ thơm ngan ngát nồng nàn rất dễ chịu, và rất lạ, hoa chỉ thơm vào ban đêm mà thôi. Sáng ra khi mặt trời lên rồi, hoa vẫn tươi tắn và vàng rực rỡ, nhưng tuyệt đối không còn mùi thơm. Cũng bông hoa đó, khi mặt trời lặn thì toả mùi thơm trở lại.
Có lẽ mỗi vùng quê Việt Nam có những phong tục và những thói quen riêng, nhưng tôi biết rằng Tết Đoan Ngọ và món lá chè ở quê tôi là hai thứ không thể tách rời. Dù xa quê bao nhiêu năm, mỗi lần rót nước uống, tôi vẫn nhớ về chén nước chè đậm đặc ngọt chát năm nào. Có lẽ vị ngọt chát của chén nước chè nấu bằng những cành dủ dẻ đã ăn đậm vào trong máu thịt của tôi. Bây giờ tôi thỉnh thoảng uống trà và tôi cũng tìm hiểu và thử rất nhiều loại trà, nhưng hình như chẳng có loại trà nào có thể thay thế được cái vị chè của quê tôi năm xưa. Bởi có là hương vị của quê hương, của cả một tuổi thơ nhọc nhằn nhưng đáng nhớ.
Trăng Quê
(Chủ blog đã thay đổi tiêu đề)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!