Ngủ trưa: bao nhiêu phút thì “vừa”?
Ngủ
trưa vốn rất phổ biến với người dân Việt Nam lại rất lạ lẫm đối với
phương Tây. Bất cứ đâu: Nơi làm việc, công sở, ghế đá công viên, vỉa hè
dưới bóng cây mát…chúng ta đều có thể “đánh” một giấc ngủ trưa say sưa.
Chợp mắt 10 phút hay đánh 1 giấc dài 2 tiếng? Bạn sẽ sớm có câu trả lời
sau khi biết những lý giải khoa học sau.
Một giấc ngủ trưa không làm bạn già đi, trái lại còn giúp bạn thông minh hơn. Tại sao lại như vậy? Một nghiên cứu của trường ĐH NewYork năm 2010 đã chỉ ra rằng những người có khoảng thời gian chợp mắt buổi trưa sẽ có trí nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mọi giấc ngủ trưa đều mang lại lợi ích. Dưới đây là một số điều bạn nên biết để có một giấc ngủ trưa ngọt ngào:
Giấc ngủ 10 phút
Tác dụng tức thời: Theo một nghiên cứu ở Úc, ngủ khoảng 10 phút sẽ đánh tan sự mệt mỏi một cách nhanh chóng và mang lại một trí óc minh mẫn ít nhất là trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Thế còn giấc ngủ 5 phút thì sao? Thật tiếc, nó không mang lại lợi ích gì.
Giấc ngủ 20 phút
Lợi ích lâu dài: Gấp đôi thời gian ngủ sẽ cải thiện đáng kể khả năng làm việc và hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, lợi ích này không có được 1 cách nhanh chóng- ít nhất cũng phải mất 35 phút để tống khứ cảm giác ngái ngủ mà “giấc ngủ 20” để lại.
Giấc ngủ 30 phút
Đòn bẩy cho sức khỏe: Cảm thấy thờ thẫn, uể oải sẽ xuất hiện khoảng 5 phút sau khi ngủ nhưng sau đó sẽ là sự tỉnh táo và khỏe khoắn. Tuy vậy, một giấc ngủ 10 phút vẫn tốt hơn nhờ khả năng tránh “hiệu ứng treo” mà 1 giấc ngủ sâu thường mang lại.
Một giấc ngủ trưa không làm bạn già đi, trái lại còn giúp bạn thông minh hơn. Tại sao lại như vậy? Một nghiên cứu của trường ĐH NewYork năm 2010 đã chỉ ra rằng những người có khoảng thời gian chợp mắt buổi trưa sẽ có trí nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mọi giấc ngủ trưa đều mang lại lợi ích. Dưới đây là một số điều bạn nên biết để có một giấc ngủ trưa ngọt ngào:
Giấc ngủ 10 phút
Tác dụng tức thời: Theo một nghiên cứu ở Úc, ngủ khoảng 10 phút sẽ đánh tan sự mệt mỏi một cách nhanh chóng và mang lại một trí óc minh mẫn ít nhất là trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Thế còn giấc ngủ 5 phút thì sao? Thật tiếc, nó không mang lại lợi ích gì.
Giấc ngủ 20 phút
Lợi ích lâu dài: Gấp đôi thời gian ngủ sẽ cải thiện đáng kể khả năng làm việc và hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, lợi ích này không có được 1 cách nhanh chóng- ít nhất cũng phải mất 35 phút để tống khứ cảm giác ngái ngủ mà “giấc ngủ 20” để lại.
Giấc ngủ 30 phút
Đòn bẩy cho sức khỏe: Cảm thấy thờ thẫn, uể oải sẽ xuất hiện khoảng 5 phút sau khi ngủ nhưng sau đó sẽ là sự tỉnh táo và khỏe khoắn. Tuy vậy, một giấc ngủ 10 phút vẫn tốt hơn nhờ khả năng tránh “hiệu ứng treo” mà 1 giấc ngủ sâu thường mang lại.
Giấc ngủ 45- 90 phút
Vô tác dụng: trong quá trình 45- 90 phút ngủ này, bạn chìm vào 1 giấc ngủ sâu nhưng lại không hoàn thiện. Theo giáo sư nghiên cứu về giấc ngủ W. Christopher Winter, M.D, một giấc ngủ kéo dài 45-90 phút sẽ gây ra cảm giác khó chịu hơn cả lúc chưa ngủ.
Giấc ngủ 90- 110 phút
Dấu hiệu đáng lo: Chu trình ngủ trung bình của 1 người kéo dài khoảng 90 phút, một khoảng thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, nếu ngủ quá lâu thì đó lại là dấu hiệu của rối loạn, bác sỹ Winter chia sẻ.
Sau đây là những bức hình minh họa cho muôn kiểu ngủ trưa:
Vô tác dụng: trong quá trình 45- 90 phút ngủ này, bạn chìm vào 1 giấc ngủ sâu nhưng lại không hoàn thiện. Theo giáo sư nghiên cứu về giấc ngủ W. Christopher Winter, M.D, một giấc ngủ kéo dài 45-90 phút sẽ gây ra cảm giác khó chịu hơn cả lúc chưa ngủ.
Giấc ngủ 90- 110 phút
Dấu hiệu đáng lo: Chu trình ngủ trung bình của 1 người kéo dài khoảng 90 phút, một khoảng thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, nếu ngủ quá lâu thì đó lại là dấu hiệu của rối loạn, bác sỹ Winter chia sẻ.
Nguyễn Nhung
Sau đây là những bức hình minh họa cho muôn kiểu ngủ trưa:
Sưu tầm:
Hoàng Thanh Hải
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!