Powered By Blogger





Thursday, 23 May 2013

Tết này được đốt pháo tịt





Đang còn lâu mới tới tết những việc pháo hỏa thuật giải trí đang được cơ quan chức năng xem xét cho phép đốt trong dịp Tết Nguyên đán 2014 lại khiến dư luận bàn tán sôi nổi rằng có nên cho phép đốt pháo trở lại hay không.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội cho biết, Nghị định 36 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo không cấm sử dụng loại pháo này. Sau khi thử nghiệm, lãnh đạo Tổng cục 7 thấy rằng đây là loại pháo thân thiện với môi trường và có thể đưa ra thị trường. Một số nước cũng sản xuất loại pháo này và gọi là pháo hoa đồ chơi. "Họ học tập công nghệ sản xuất của Nhật Bản, qua thử nghiệm nhiều lần đều cho kết quả tốt và an toàn, không gây ra tiếng nổ, ảnh hưởng tới môi trường. Chúng tôi đã thử dùng tay chạm vào những tia lửa nhưng chẳng bị làm sao", ông Vệ nói.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng, pháo đã gắn liền với nhiều sinh hoạt cộng đồng, truyền thống của người Việt. Dù đã cấm nhưng nó vẫn được nhiều người nhắc tới mỗi dịp Tết với câu ca: 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.


Cấm đốt pháo xuất phát từ việc mất trật tự, an toàn xã hội. Nhưng bây giờ dân trí đã khá hơn nên việc kiểm soát đốt pháo cũng tốt hơn thì việc chấp thuận cho pháo trở lại với sinh hoạt cộng đồng mỗi dịp lễ, Tết là điều đáng phải xem xét

Bạn đọc Nguyễn Bình đồng tình: “Từ khi có lệnh cấm đốt pháo đến giờ tôi không còn thấy không khí tết như ngày xưa nữa. Tết càng ngày càng nhạt. Tết càng ngày càng buồn. Hoan nghênh ý kiến cho đốt pháo trở lại”, hay như độc giả Tùng thì ủng hộ việc đốt pháo vì một lý do giản dị “thèm ngửi mùi pháo của ngày xưa”. Còn bạn đọc Đặng Trọng ủng hộ việc đốt pháo bởi “tết là sum vầy gia đình, ngày giao thừa ai cũng muốn đón tết tại nhà. Vậy mà, mấy năm nay cứ giao thừa là ra khỏi nhà để xem pháo hoa, vừa ùn tắc giao thông vừa tai nạn”. Một độc giả ở vùng nông thôn cho rằng “ đây là một sáng kiến rất hay, vì đã lâu rồi không khí đón giao thừa quê tôi không còn náo nức như ngày xưa. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, thiếu pháo thì không có gì để đón vào đêm giao thừa nữa nên có nhà mới 21h đêm đã đóng cửa đi ngủ”

Bên cạnh đó cũng có nhiều những ý kiến phản đối chuyện đốt pháo. Độc giả Lại Mai Lục phản đối quyết liệt: “Đốt pháo ngày Tết không chỉ mất an toàn mà còn tốn kém, gây mất mỹ quan đô thị. Vì vậy tôi nghĩ tốt nhất cứ tiếp tục cấm đốt pháo. Tác hại không lường được đâu". Bạn đọc có nickname Ptbmai chia sẻ: “Sợ lắm rồi khi ngày xưa đang chạy xe bị liệng pháo vào người, vừa hết hồn, vừa ảnh hưởng đến mắt, áo quần. Trẻ con thì bị tét tay vì đốt pháo. Sau một cái tết là bao nhiêu tai nạn thảm thương do pháo nổ”.

Tết mà không có tiếng pháo thì đúng là bớt đi không khí của ngày tết. Nhưng thà bớt đi chút dư vị ngày tết còn hơn để lại tất nguyền và thảm họa suốt đời. Là người coi trọng giá trị văn hóa truyền thống nhưng tôi thấy giá  trị gì cũng cần phải hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn và lành mạnh hơn. Khó khăn lắm nước ta mới dỡ bỏ được việc đốt pháo ngày tết và đa số người dân cũng đã quen với việc này. Vì vậy đã cấm được rồi thì nên làm triệt để, đừng làm nửa vời rồi hậu họa khôn lường . Bạn đọc có nicknem chia se. Bạn đọc Có nicknem bổ xung: Việc cho đốt pháo không nổ sẽ dẫn đến hậu quả to lớn như người dân lợi dụng đốt pháo nổ tràn lan, gây hỏa hoạn, lực lượng chức năng sẽ không thể kiểm soát pháo nào là pháo nổ, pháo nào không? Buôn lậu vì thế càng phát triển. Đề nghị cần duy trì lệnh cấn đốt pháo triệt để

Có những ý kiến chung chung, không đồng tình cũng như không phản đối những cũng không kém phần thú vị. "Đốt pháo không tiếng nổ cũng như xem tivi mà tắt tiếng vậy", độc giả có nick name Pepp tuyên bố. Ý kiến này đã nhận được khá nhiều lượt like . Riêng mình thì nghĩ đốt pháo không tiếng nổ khác gì đốt pháo tịt ngòi. Lại nhớ lại một hoạt cảnh hài mình xem đã khá lâu. Có hai bà cãi nhau nên ông trưởng thôn sang can. Can không được nên cuối cùng ông  phán: hai bà được phép cãi nhau , nhưng không được gây mất trật tự, anh hưởng tới người khác,  hai bà không được phép cãi to. Thế là hai bà cãi nhau mà như hai người nói thầm với nhau, thấy không đã, không sướng nên bắt tay làm hòa.
 
P/s: 

Thống kê của Tổng cục 7 cho thấy, những năm qua tình trạng mua bán pháo lậu (pháo nổ), chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày càng diễn biến phức tạp. Thay vì cuối năm mới vận chuyển hàng vào sâu trong nội địa, các đầu nậu pháo lậu đã rục rịch ém hàng ngay trong năm, chờ tới Tết mới bung ra bán. Mặc dù mỗi năm, lực lượng chức năng trên cả nước xử lý trên 200 vụ việc liên quan đến pháo, thu giữ cả trăm tấn pháo lậu các loại nhưng tình hình vẫn chưa lắng dịu.
Trước đó, Thủ tướng đã phê bình và yêu cầu chủ tịch UBND 3 tỉnh Hải Dương, Lào Cai, Hà Giang kiểm điểm, rút kinh nghiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép nhiều trong dịp Tết Nguyên đán 2013.

Tổng hợp: Hoàng Thanh Hải




Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên