Vào mạng thấy ngay tít ” Chủ tịch Trương Tấn Sang: Anh đi bộ đội sao trên mũ”, tôi đọc và chú ý đoạn này: “Trước hết, với tư cách là người có trọng trách trong Đảng và là người đứng đầu Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo.
Dù còn những khuyết điểm, yếu kém, nhưng Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Hành động bán nước hay những việc làm tương tự sẽ chịu sự nguyền rủa, oán hận của các thế hệ sau này, cũng như chúng ta đã từng phê phán nghiêm khắc những nhân vật và những chế độ như thế trong lịch sử.
Non sông đất nước ta, khắp nơi, những cảnh, những người, những phong tục tập quán, đâu đâu cũng đẹp và lòng chúng ta đau đớn khi nghĩ đến những nét đẹp ấy có thể bị vùi dập hay thậm chí bị lãng quên. Chúng ta không thể để cho viễn cảnh đen tối đó trở thành hiện thực.”
Tôi tin những dòng trên đây là tâm huyết của Chủ tịch nước. Tối hôm qua, nghe lõm bõm qua buổi phát thanh thời sự tối của VTV1, tôi cũng biết đây không phải là một bài chào mừng sáo rỗng theo khuôn phép như thường lệ.
Nhưng chỉ cách đây mấy ngày, chủ nhật ngày 12/12 vừa rồi ấy, thật chua xót cho cái chuyện cuộc biểu tình hai đầu đất nước chống Tàu gây hấn bị vùi dập ! Liệu Chủ tịch có biết và quan tâm đến điều này không?
Cái thời còn nhỏ đi chăn trâu, rất thích đọc chuyện sử của Nguyễn Huy Tưởng, trong đó có cuốn ” Lá cờ thêu Sáu chữ vàng“. Tự nhiên tôi liêu tưởng đến chi tiết Trần Quốc Toản làm loạn ở bến Bình Than.
Dù còn những khuyết điểm, yếu kém, nhưng Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Hành động bán nước hay những việc làm tương tự sẽ chịu sự nguyền rủa, oán hận của các thế hệ sau này, cũng như chúng ta đã từng phê phán nghiêm khắc những nhân vật và những chế độ như thế trong lịch sử.
Non sông đất nước ta, khắp nơi, những cảnh, những người, những phong tục tập quán, đâu đâu cũng đẹp và lòng chúng ta đau đớn khi nghĩ đến những nét đẹp ấy có thể bị vùi dập hay thậm chí bị lãng quên. Chúng ta không thể để cho viễn cảnh đen tối đó trở thành hiện thực.”
Tôi tin những dòng trên đây là tâm huyết của Chủ tịch nước. Tối hôm qua, nghe lõm bõm qua buổi phát thanh thời sự tối của VTV1, tôi cũng biết đây không phải là một bài chào mừng sáo rỗng theo khuôn phép như thường lệ.
Nhưng chỉ cách đây mấy ngày, chủ nhật ngày 12/12 vừa rồi ấy, thật chua xót cho cái chuyện cuộc biểu tình hai đầu đất nước chống Tàu gây hấn bị vùi dập ! Liệu Chủ tịch có biết và quan tâm đến điều này không?
Cái thời còn nhỏ đi chăn trâu, rất thích đọc chuyện sử của Nguyễn Huy Tưởng, trong đó có cuốn ” Lá cờ thêu Sáu chữ vàng“. Tự nhiên tôi liêu tưởng đến chi tiết Trần Quốc Toản làm loạn ở bến Bình Than.
Trong một dịp vào cung vua được sống và sinh hoạt với vua và các vị Vương hầu triều đình,một hôm ngủ dậy,Quốc Toản thấy vắng tanh, hỏi ra mới biết vua quan đang đi dự họp bàn việc đối phó với quân Nguyên ở bến Bỉnh Than. Quốc Toản phi ngựa tới và đòi xuống dự họp. Vì còn nhỏ tuổi nên chưa được phép họp và được giải thích : ” Việc này đã có Quan gia (vua) và triều đình lo(câu này nghe quen quá!), nên Quốc Toản đã có xô xát tùm lum với Thánh dực quân(lính bảo vệ vua), sau đó xông thẳng xuống thuyền rồng chỉ để nói với vua : ” Xin bệ hạ cho đánh! Cho nó mượn đường là mất nước”. Nói xong quỳ xuống đặt thanh gươm lên gáy chịu tội.Vua mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương và Hai vị đứng đầu triều đình cùng gật đầu như đồng tình với lời tâu của chú bé thiếu niên dũng cảm. Lúc đó, Chiêu Quốc Vương Trần ích Tắc (kẻ chủ hòa với giăc) đã thét : “Quân pháp vô thân, xin bệ hạ cho chém đầu để nghiêm quân lệnh!”. Vua Thiệu Bảo (Trần Nhân Tông) đã phân tích rất rõ ràng công và tộ :”Hoài Văn gây chuyện với Thánh dực quân, tội ấy đáng trị. Nhưng,em ta còn nhỏ tuổi mà đã biết lo cho nước, cho vua, việc này thật là quý giá” Sau đó tha bổng cho Quốc Toản và thưởng cho trái cam quý. Kẻ thét chém Quốc Toản là Trần Ích Tắc sau đó ít lâu trở thành kẻ bán nước!
Đem so sánh chuyện xưa với chuyện nay: Người biểu tình chống quân xâm lược bị coi là những kẻ gây rối giống như hành động tại bến Bình Than của Trần Quốc Toản bị coi là gây rối? Hành động đàn áp biểu tình chống Tàu xâm lược liệu có tương tự như Trần Ích Tắc đã đòi vua xử tội trần Quốc Toản không?
Cho nên bài viết trên dù hay đến mấy thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chưa thể làm được như vua Thiệu Bảo là bảo vệ người yêu nước !
Đem so sánh chuyện xưa với chuyện nay: Người biểu tình chống quân xâm lược bị coi là những kẻ gây rối giống như hành động tại bến Bình Than của Trần Quốc Toản bị coi là gây rối? Hành động đàn áp biểu tình chống Tàu xâm lược liệu có tương tự như Trần Ích Tắc đã đòi vua xử tội trần Quốc Toản không?
Cho nên bài viết trên dù hay đến mấy thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chưa thể làm được như vua Thiệu Bảo là bảo vệ người yêu nước !
Nguyễn Hồng Tâm
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!