Tôi tìm được "bí kíp" này cách đây cũng khá lâu rồi. Phải nói rằng đây đúng là bí kíp độc nhất vô nhị, là phương pháp đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhất dẫn đến thành công của mọi nhân vật được coi là anh hùng tự cổ chí kim. Và quan trọng hơn, mặc dù ra đời cách đây cả thế kỷ nhưng tính hiện thực, tính chính xác của học thuyết này vẫn còn nguyên vẹn và không hề có dấu hiệu lạc hậu theo thời gian. Ở đây, tôi đang nói đến "Hậu Hắc Học".
Hậu là dày, tức mặt dày. Hắc là đen, tức tâm đen. Hậu Hắc Học là học thuyết về sự thành công của con người với đúc kết ngắn gọn "Mặt dày, tim đen". Mặc dù có bí kíp này đã khá lâu nhưng có lẽ do ngộ tính không cao, cơ địa không phù hợp nên tôi chưa thể luyện thành công được. Nhưng cùng với thời gian, những trải nghiệm của cuộc sống giúp tôi nghiệm được nhiều hơn ý nghĩa sâu xa, thâm hậu của học thuyết này.
Hãy đọc, cảm nhận và quan sát thế giới xung quanh, bạn sẽ "nghiệm" ra "chân lý của sự thành công"...
Xin giới thiệu ....
HẬU HẮC HỌC - 厚 黑 學
Lý Tôn Ngô (1879-1944)
Từ lúc mới đọc sách biết chữ, tôi đã mơ làm anh hùng hào kiệt. Tìm trong tứ thư ngũ kinh, thì không thấy đâu, cầu ở bách gia chư tử, nhị thập tứ kinh, cũng không thấy. Tôi thiết nghĩ, thuở xưa kẻ anh hùng hào kiệt tất có bí kíp bất chuyền, chẳng qua ngộ tính tôi không cao, con người mình ngu ngốc, mới tìm không ra. Bởi thế, tôi càng cố công tìm kiếm, quên ăn bỏ ngủ. Rồi bất chợt, đến một năm nọ, chợt nhớ đến mấy nhân vật thời tam quốc, bất giác đại ngộ, tôi mới thốt lên rằng: “Tìm ra rồi! Tìm ra rồi! Người xưa để làm anh hùng hào kiệt, chẳng qua chỉ cần mặt dày, tâm đen mà thôi”.
Tào Tháo: Ta thà phụ người
chứ không để người phụ ta
Anh hùng Tam quốc, đầu tiên phải kể đến Tào Tháo. Cái sở trường của Tháo chỉ ở một chổ Tâm Hắc: Tháo giết Lã Bá Sỉ, giết Khổng Dung, giết Dương Tu, giết Đổng Thừa Phục xong, lại giết cả Hoàng hậu lẫn Hoàng tử, không mẩy may bận lòng, đồng thời lại công nhiên tuyên bố: “Thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta.” Độ đen tối của cái tâm có thể nói đã đạt đến cực điểm. Có được bản lãnh như vậy, đương nhiên được xưng làm Nhất thế anh hùng.
Thiên Hạ Anh Hùng,
duy chỉ có Sứ Quân với Tháo mà thôi!
duy chỉ có Sứ Quân với Tháo mà thôi!
Kế tiếp phải kể đến Lưu Bị. Cái sở trường của Bị lại nằm ở da mặt dày (Diện Hậu): Bị theo Tào Tháo, theo Lã Bố, theo Lưu Biểu, theo Tôn Quyền, theo Viên Thiệu, nhũi đông chạy tây, núp dưới trướng người khác, bất kể liêm sỉ, bình sinh lại có tài khóc giỏi. Người viết Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả Bị khéo léo vô cùng. Gặp chuyện không giải quyết nỗi, Bị liền khóc lóc một hồi, lập tức chuyển bại thành công. Bởi thế người đời có câu: “Giang sơn của Lưu Bị nhờ khóc mà có.” Đây cũng là bậc anh hùng có bản lãnh. Bị cùng với Tháo có thể xưng thành Song Tuyệt. Nhớ khi hai gã ẩm tửu luận anh hùng, một bên tâm tối hắc, một bên diện bì tối hậu. Sau một hồi đối đáp, anh chẳng hơn được tôi, tôi chẳng hơn được anh, nhìn quanh xem xét bọn Viên Bản Sơ, xét thấy bọn họ trình đê tiện chưa đủ cấp, thế nên Tào Tháo mới nói rằng: “Thiên Hạ Anh Hùng, duy chỉ có Sứ Quân với Tháo mà thôi!”
Ngoài ra còn có một Tôn Quyền, Quyền liên minh với Lưu Bị, lại có mối thân tình là anh rể, đột nhiên Quyền đoạt Kinh Châu, chém. Quan Vũ. Cái tâm đen tối của Quyền phảng phất như Tào Tháo. Chỉ mỗi tội chưa đủ đen, Quyền cầu hòa với Thục, mức độ đen tối phải nói so với Tào Tháo còn kém một chút. Quyền cùng Tào Tháo xưng Hùng, kèn cựa nhau chẳng phân hơn thua, đột nhiên lại quỳ trước xa giá Tào Tháo xưng thần, độ dày của da mặt quyền, phảng phất tựa Lưu Bị. Chỉ mổi tội chưa đủ dày, Quyền lại cùng Ngụy tuyệt giao, xem ra độ dày còn kém Lưu Bị một ít. Quyền tâm tuy chưa đen bằng Tháo, mặt chưa dày bằng Bị, nhưng lại đen dày khiêm bị, nên không thể không tính là một anh hùng. Ba gã này, mỗi người mỗi vẻ đem bản lãnh của mình thi triển, anh không chinh phục được tôi, tôi cũng không phục anh. Thế nên thời cuộc lúc bấy giờ không thể không thành thế tam phân.
Về sau, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền lần lượt qua đời, cha con nhà Tư Mã mới nhân cơ hội ngoi lên. Có thể nói cha con nhà Tư Mã đã kết thừa tinh hoa hun đúc của bọn Tào Lưu, kết tựu được cái đại thành của Hậu Hắc Học. Hiếp đáp Cô nhi quả phụ, cái tâm đen y hệt Tào tháo. Có thể nhịn được cái nhục Cân Khuôn, độ dày của da mặt còn hơn cả Lưu Bị. Bản thân tôi khi đọc đến đoạn Tư Mã Ý nhận cái nhục cân khuôn, bất giác đã vỗ án mà kêu lên: “Thiên Hạ tất quy về Họ Tư Mã!”. Bởi thế, đến lúc này thiên hạ không thể không thống nhất. Có thể nói “Sự hữu tất chí, Lý hữu cố nhiên!” (chuyên đương nhiên phải thế!)
Gia Cát Võ Hầu, bậc thiên hạ kỳ tài, một đệ nhất nhân thời tam quốc, gặp phải Tư Mã Ý cũng phải bó tay. Võ Hầu hạ quyết tâm “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” (hết sức hết lòng, đến chết mới thôi) vậy mà rút cục không lấy được một tấc đất của Trung Nguyên, phải thổ huyết mà chết. Vậy mới hay cái tài của vương tá, cũng không phải là đối thủ của Danh gia Hậu hắc học.
Tôi đem chuyện vài nhân vật, ngâm đi cứu lại, cuối cùng đã phát hiện ra bí quyết thiên cổ bất truyền. Một bộ nhị thập tứ sử có thể túm lại trong mấy chữ “chỉ có Hậu Hắc mà thôi!”. Nay xin đưa thêm vài chuyện để chứng minh.
Mặt không đủ dày, tâm không đủ đen,
Hạng Vũ phải tự đâm cổ mà chết.
Hạng Vũ phải tự đâm cổ mà chết.
Hạng Vũ bậc anh hùng bạt sơn cái thế, chỉ cất giọng hò hét cũng phế được địch quần ngàn người, sao lại phơi thây ở đông thành, làm trò cười cho thiên hạn! Nguyên nhân thất bại của Hạng Vũ đã từng được Hàn Tín chỉ ra: “Phụ nhân chi nhân, Thất phu chi dũng”. Chỉ hai câu mà bao quát tất cả. Cái nhân của phụ nữ, tức trong tâm bất nhẫn, gốc của bệnh này nằm ở chổ cái tâm không đen tối. Bỉ phu chi dũng, tức không nhịn được cái tức khí, căn nguyên nằm ở chổ da mặt không dày. Tại Hồng Môn Yến, Hạng Vũ đồng chiếu với Lưu Bang, Hạng Trang kiếm đã rút khỏi bao, chỉ cần một nhát cứa cổ Lưu Bang, chiêu bài “Thái Cao Hoàng đế” lập tức có thể treo lên. Vũ lại chần chừ không nỡ, rút cuộc lại để Lưu Bang chạy thoát. Trận bại Hợi Hạ, nếu Vũ vượt Ô Giang, dưỡng quân làm lại thì chưa biết ai đã thua ai. Thế nhưng Vũ lại cho rằng: “Xưa cùng Giang Đông tử đệ 8 ngàn người, vượt sông sang Tây, nay còn lại có một mình. Dẫu Cha anh Giang Đông có thương có xót ta, ta cũng còn đâu mặt mũi mà nhìn họ. Dẫu họ không nói ra, ta sao không thấy hổ thẹn trong lòng?” Những lời này quả thật đã sai lại càng thêm sai. Một câu “Không mặt mũi nhìn người” lại thêm câu “hổ thẹn trong lòng”. Rút cuộc, mặt của cao nhân làm sao dày lên được, cái tâm của cao nhân làm sao đen nỗi?
Ta lại mang bản lãnh của Lưu Bang ra nghiên cứu học hỏi. Sử Ký viết: Hạng Vũ vấn Hán Vương: “Thiên Hạ hung hung số tuế, đồ dĩ ngô lưỡng nhân nhĩ, nguyện dữ Hán Vương khiêu chiến quyết thư hùng” (Thiên hạ binh biến mấy năm đều do ở hai ta. Xin cùng Hán Vương quyết một trận thư hùng). Hán Vương cười từ chối “Ta chỉ đấu trí chứ không đấu lực.” Xin hỏi hai chữ tiếu tạ (cười từ chối) ở đâu mà ra? Khi Lưu Bang gặp Lệ sinh, Bang sai hai người con gái rửa chân, Lệ sinh trách Bang gặp người lớn còn ngồi, Bang lập tức sũy vi chi tạ. Lại nói chuyện phụ thân của Bang, khi bị Vũ bắt giam dọa giết thịt nấu canh, Bang xin chia cho y một bát. Con cái ruột của Bang, hiếu huệ lỗ nguyên, gặp lúc sở binh truy đến, Bang đủ bản lãnh đẩy xuống xe. Về sau, Bang giết Hàn Tín, giết Bành Việt, “Điểu tận cung tàn, thỏ chết thì chó cũng vào nồi”. Xin hỏi cái tâm của Lưu Bang nó như thế nào, làm sao hạng “Phụ nhân chi nhân, Bỉ phu chi dũng” như Hạng Vũ có thể mơ thấy nổi? Thái sử công viết bản ký, chỉ nói Lưu Bang hưng hoài long nhan, Hạng Vũ mắt có hai con ngươi, còn về độ dày da mặt, và sự trắng đen trong tâm của hai người một chữ cũng không nhắc đến. Như vậy có chút không hay cho lương sử.
Ta lại mang bản lãnh của Lưu Bang ra nghiên cứu học hỏi. Sử Ký viết: Hạng Vũ vấn Hán Vương: “Thiên Hạ hung hung số tuế, đồ dĩ ngô lưỡng nhân nhĩ, nguyện dữ Hán Vương khiêu chiến quyết thư hùng” (Thiên hạ binh biến mấy năm đều do ở hai ta. Xin cùng Hán Vương quyết một trận thư hùng). Hán Vương cười từ chối “Ta chỉ đấu trí chứ không đấu lực.” Xin hỏi hai chữ tiếu tạ (cười từ chối) ở đâu mà ra? Khi Lưu Bang gặp Lệ sinh, Bang sai hai người con gái rửa chân, Lệ sinh trách Bang gặp người lớn còn ngồi, Bang lập tức sũy vi chi tạ. Lại nói chuyện phụ thân của Bang, khi bị Vũ bắt giam dọa giết thịt nấu canh, Bang xin chia cho y một bát. Con cái ruột của Bang, hiếu huệ lỗ nguyên, gặp lúc sở binh truy đến, Bang đủ bản lãnh đẩy xuống xe. Về sau, Bang giết Hàn Tín, giết Bành Việt, “Điểu tận cung tàn, thỏ chết thì chó cũng vào nồi”. Xin hỏi cái tâm của Lưu Bang nó như thế nào, làm sao hạng “Phụ nhân chi nhân, Bỉ phu chi dũng” như Hạng Vũ có thể mơ thấy nổi? Thái sử công viết bản ký, chỉ nói Lưu Bang hưng hoài long nhan, Hạng Vũ mắt có hai con ngươi, còn về độ dày da mặt, và sự trắng đen trong tâm của hai người một chữ cũng không nhắc đến. Như vậy có chút không hay cho lương sử.
"Diện hậu, tâm hắc" đủ cả,
Lưu Bang độc bá thiên hạ
Lưu Bang độc bá thiên hạ
Mặt của Lưu Bang, Tâm của Lưu Bang, so với người thường đặc biệt bất đồng, có thể xưng là Thiên túng chi thánh. Một chữ Hắc quả nhiên cao siêu từ bẩm sinh, cho đến phương diện mặt dày, còn phải thêm tí học tập. Thầy của Lưu Bang chính là một trong tam kiệt Trương Lương. Thầy của Trương Lương chính là ông lão trên cầu. Họ y bác chân truyền, tham cứu có chương từ rõ ràng. Chuyện cho sách trên cầu, ông lão có nhiều dụng ý, nhưng đều không ngoài chuyện dạy Trương Lương luyện bộ mặt dày. Việc này, Tô Đông Pha trong Lưu Hầu Luận có nói rất rõ ràng. Trương Lương là người có căn cơ, chỉ một cái, nói một tiếng đã đốn ngộ, vì vậy Ông Lão mới dung phép dạy cho người Vương giả. Cái diệu pháp vô thượng này, không phải dành cho loại độn căn hiểu được, bởi thế Sử ký có viết: “Lương nói với người khác, không ai hiểu cả. duy có mình phế công hiểu, Lương nói, có thể truyền dạy cho phế công!” Vậy mới thấy được loại học vấn này, phụ thuộc rất nhiều vào khí chất từng người. Thầy giỏi thì khó kiếm, mà đồ đệ giỏi cũng không phải dễ tìm. Khi Hàn Tín xin phong chức Tề Vương, xuýt chút nữa Lưu Bang đã làm lỡ việc. Toàn phải nhờ thầy Lương đứng cạnh chỉ điểm cho, y như ngày nay thầy giáo sửa bài tập cho học sinh. Với thiên chất của Lưu Bang, mà có lúc còn lầm lẫn, thì có thể thấy độ tinh thâm của môn học này sâu đến mức nào.
Thiên chất của Lưu Bang đã cao, học lịch lại sâu, Bang đem những luân thường như quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu phụ, bằng hữu từng cái từng cái đập tan nát, lại đem lễ nghĩa, liêm sỉ, quét sạch sành sanh. Bởi thế mới có thể thu phục quần hùng, thống nhất hải nội, truyền đời đến 490 năm, dư khí hậu hắc của Bang mới tiêu tan, tộc nhà Hán mới đoạn tuyệt.
Mặt dày nhất, nhưng tâm không đủ đen,
Hàn Tín phải chuốc thất bại
Hàn Tín phải chuốc thất bại
Thời Hán Sở, có một người, mặt dày nhất, tâm lại không đen, cuối cùng thất bại. Người đó là ai? Đó chính là người ai ai cũng biết tên Hàn Tín. Chịu được cái nhục luồn trôn, múc độ dày của Tín có thể nói không dưới Lưu Bang. Chỉ mỗi tội chữ Hắc, Tín không học hỏi đến nơi. Khi làm Tề Vương, nếu Tín chịu nghe lời Cảnh Thông, thì đương nhiên sự nghiệp Tín cao miễn bàn. Tín lại cứ nhớ đến cái ơn cởi áo nhường cơm của Lưu Bang, mạo mạo mụi mụi cho rằng: “Y nhân chi y giả, ưu nhân chi ưu; Thực nhân chi thực giả, tử nhân chi sự” (đã ở cho người ta thì phải lo cái lo của người ta, ăn của người ta thì phải chết vì người ta). Cuối cùng tại trường nhạc chung thất, đầu mình li tán, bị chu di cửu tộc. Quả thật họa tự mình chuốc lấy, Tín chê Hạng Vũ là “Phụ nhân chi nhân”, có thể thấy cái tâm chưa đủ đen, làm việc tất phải chuốc thất bại. Cái nguyên nhân to lớn này, Tín vốn biết rõ nhưng bản thân Tín lại thất bại y hệt, cũng không thể trách Hạng Vũ được.
Cũng trong thời bấy giờ, có một người tâm đen nhất, nhưng da mặt lại không đủ dày, cuối cùng cũng thất bại. Người này ai ai cũng biết, đó chính là Phạm Tăng. Lưu Bang phá Hàm Dương, hệ Tử anh, hoàn quân bối thượng, không hề xâm phạm. Phạm Tăng trăm kế ngàn phương muốn đưa Lưu Bang vào tử địa. Cái tâm đen không kém Lưu Bang, chỉ mỗi tội da mặt không đủ dày, nhịn không nổi cái tức khí trong lòng. Hán Vương dùng kế của Trần Bình, ly gián quân thần bên Sở. Tăng nổi giận bỏ đi về lại Bành thành, lưng phát mụt mà chết. Phàm người làm việc lớn, sao lại để cái sân si lấn át cho được? người đời có câu “Tăng không bỏ đi, Hạng Vũ không chết”. Tăng nếu nhịn một chút, thì sơ hỡ của Lưu Bang rất nhiều, bất cứ lúc nào cũng có thể công phá. Tăng một lúc tức bực bỏ đi, vứt cả cái mạng già, cùng giang sơn của Hạng Vũ. Vì nhẫn không được một việc nhỏ mà làm hỏng của việc lớn. Tô Đông Pha gọi Phạm Tăng là nhân kiệt, không khỏi có chút quá lời.
Theo những nghiên cứu đã nói trên, môn hậu hắc học này, phương pháp rất đơn giản, nhưng sử dụng thì thần diệu vô cùng. Tiểu dụng thì đạt tiểu hiệu, đại dụng thì đại hiệu. Lưu Bang, Tư Mã Ý học xong thì thống nhất được thiên hạ. Tào Tháo, Lưu Bị mỗi người học một nữa thì cũng xưng vương xưng đế, vạch đất xưng hùng. Hàn Tín, Phạm Tăng cũng học lưng chừng nhưng không may không gặp thời, đầu thai phải lúc có người Hậu hắc khiêm bị như Lưu Bang nên đành chịu thất bại. Nhưng phải nói họ khi còn sống đều toại nguyện được xưng vương xưng hầu, hống hách một thưở, khi chết đi lại chiếm một ghế trong sử sách. Người đời sau khi bàn đến đều phân phân bình luận, vậy mới nói Hậu Hắc học quả không phụ người.
Trời sanh ta, cho ta một khuôn mặt, cái hậu nó nằm bên trong, lại cho ta một quả tim, cái hắc nó cũng ở bên trong. Nhìn bề ngoài, rộng không quá vài tấc, to không bằng cái mâm, chẳng có gì khác thường. Nhưng, nếu ta quan sát kỹ lưỡng thì mới biết cái độ dày của nó là vô hạn, cái sự đen của nó là vô đối. Phàm công danh phú quý, cung thất thê thiếp, y phục ngựa xe, không có gì là không từ đó mà ra. Tạo hóa sinh ra con người thật kỳ diệu, thật bất khả tư nghì. Độn căn chúng sanh! Thân hữu chí bảo, bỏ đi không dùng, có thể nói là cái đại ngu của thiên hạ.
Hậu hắc học phân ra ba bước công phu. Bước một “Hậu như thành tường, hắc như mụi khôi” (Dày như tường thành, đen như mụi than). Đầu tiên da mặt như một tờ giấy, từ một phân dày lên 1 tấc, từ 1 thước dày thành một trượng, thì sẽ đạt được mức dày như tường thành. Màu sắc ban đầu của tâm trắng như sữa, đổi từ trắng sữa thành xám, rồi thành xanh lam, rồi sang đến độ đen như mụi than. Đạt đến cảnh giới này có thể nói mới thành công bước đầu. vì Tường thành tuy dày nhưng có thể dùng đại pháo bắn phá, còn có khả năng vỡ. Mụi than tuy đen, nhưng màu sắc này bị người ta ghét, người ta không muốn đến gần. Bởi vậy chỉ có thể nói đây là công phu sơ bộ.
Bước hai, “Dày mà cứng, Đen mà bóng”. Người đã nghiên cứu sâu về môn hậu học, thì mặc ai công kích thế nào, họ cũng hoàn toàn bất động. Lưu Bị chính là loại người này, ngay như Tào Tháo mà cũng phải bó tay. Người nghiên cứu sâu về Hắc học thì như cái chiêu bài đã lạt màu sơn, càng đen thì người đến càng nhiều. Tào Tháo là loại người này. Cái tâm Tháo đen nổi tiếng thế mà các danh sĩ Trung Nguyên vẫn khuynh tâm quy phục, quả là “tâm đen thui, chiêu bào bóng loáng”. Có thể đạt đến bước thứ hai này, đương nhiên thành tựu khác xa bước một, nhưng vẫn lộ hình tích, hữu hình hữu sắt. Như bản lãnh của Tào Tháo, ngó qua là thấy ngay.
Bước ba “Hậu nhi vô hình, hắc nhi vô sắc”. Chí hậu chí hắc, cả trời thần lẫn hậu thế đều cho rằng không dày không đen. Cảnh giới này không dễ mà đạt được, chỉ có thể tìm trong những đại thánh đại hình thời xưa may ra mới có. Có người hỏi: “Môn học này, là gì tinh thâm đến thế?” Tôi trả lời: “Trung dung của nho gia, phải giảng đến chỗ “Vô thanh vô khứu” mới có thể ngưng; người phật môn thì phải giảng đến chỗ “Bồ đề vô thọ, minh cảnh vô đài” mới nói thành chánh quả. Chưa kể Hậu hắc học là môn bí truyền tự ngàn xưa, đương nhiên phải đạt đến “vô hình, vô sắc” thế mới là cứu cánh.”
Tóm lại Tự thời tam đại đến nay, vương hầu khanh tướng, hào kiệt thánh hiền, không thể đếm suể, hễ có thành tựu đều không thể không dựa vào môn học này. Nói có sách mách có chứng, thư sách ghi chép đầy đủ, sự thực khó bôi bác được. Độc giả nếu muốn tự tìm con đường của mình, thì cứ tự đi tìm, tự nhiên tả hữu phùng nguyên, đâu đâu cũng thấy thế thôi.
Nguồn: http://www.shareallworld.info
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!