Có một cặp vợ chồng suốt đời làm lụng vất vả dành dụm được một số tiền mua đất xây khách sạn để kinh doanh nhưng thật bất ngờ sau gần chục năm kinh doanh, họ bỗng dưng chuyển 46 phòng đầy đủ tiện nghi sang cho những người nghèo, người già neo đơn, lang thang ở… miễn phí.
Câu chuyện tưởng như hoang đường ấy diễn ra ở khách sạn Ngọc Quý (phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). Số tiền mà đôi vợ chồng chủ khách sạn này bỏ ra mua và xây dựng năm 2002 ước tính lên đến gần 2 tỷ đồng, tương đương 80 cây vàng thời gian đó.
Thấy người ta ngủ ngoài đường sao mình nỡ cho thuê!
Từ đường Nguyễn Chí Thanh, rẽ vào một con hẻm khá lớn chừng hơn một trăm mét là thấy tấm biển của khu khách sạn Ngọc Quý… Hỏi người dân xung quanh mới biết, khu phố này là “thiên đường” để người dân làm nghề kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn bởi nó chỉ cách khu du lịch Đại Nam khá nổi tiếng chừng vài trăm mét. Vì thế, cả khu phố này có tới mấy chục cái khách sạn, nhà nghỉ mọc lên để phục vụ du khách và cả những người dân có nhu cầu nghỉ ngơi xung quanh.
Khách sạn Ngọc Quý nhìn khá hoành tráng với 3 dãy phòng liền kề hình chữ U, cao 2 lầu, có sân rộng ở giữa. Tất cả đều được thiết kế rất bài bản, thẩm mỹ. Cô Nguyễn Thị Diễm Lệ, 39 tuổi, chủ khách sạn cho biết, khách sạn này do cha mẹ cô là ông Nguyễn Quang Sức và bà Đỗ Thị Quý xây dựng cách đây khoảng hơn 10 năm trên diện tích gần 1.000 mét vuông để kinh doanh. Có ngày khách sạn đón mấy chục khách, thu vài triệu đồng. Công việc đang diễn ra suôn sẻ thì đùng một cái, ông bà chủ quyết định không kinh doanh khách sạn nữa, và xin chính quyền địa phương chuyển đổi mục đích từ khách sạn thành nhà bảo trợ xã hội.
Ông Sức năm nay đã 69 tuổi, quê gốc ở vùng Ba Tri (Bến Tre) nhưng từ nhỏ đã lên Chợ Lớn kiếm sống. Ông tâm sự, hồi trẻ ông khổ lắm, làm đủ thứ nghề kể cả đi làm thuê làm mướn. Sau một thời gian làm lụng, chắt chiu, hai vợ chồng gom hết vốn liếng mua miếng đất ở phường Hiệp An để cất khách sạn kinh doanh. Một đêm, ông bà gặp khách là hai mẹ con chẳng biết từ đâu tới ngồi nép bên cánh cổng vì trời mưa khá lớn.
Thấy thương tình, ông bà mời vào, dành cho một phòng nhưng hai mẹ con cứ rụt rè không dám ở vì không có tiền. Cám cảnh, ông bà hứa không lấy tiền để hai mẹ con chị ta vào ở. Sau khi biết chị ta cũng ở quê miền Tây giống mình nhưng từ khi lấy chồng lên Dầu Tiếng (Bình Dương) ở thì mới phát hiện chồng nghiện hút lại suốt ngày đánh đập nên chị phải bỏ nhà đi lang thang.
Cách đây mấy tháng, chị có quen một người đàn ông làm nghề xe ôm dưới Thuận An nên đưa con về sống chung. Ai dè, thêm một lần nữa chị lại bị gã đàn ông đó lừa lấy hết số tiền ít ỏi mà chị dành dụm để nuôi con nhỏ rồi hắn bỏ đi mất. Tay trắng nơi đất khách quê người, không biết lấy gì nuôi con nên chị phải đi lang thang ăn xin kiếm sống qua ngày. Ban đêm, hai mẹ con cứ gặp vỉa hè, lề đường nào thì ngủ tạm.Ông Sức cùng vợ mình, bà Quý những năm đầu kinh doanh khách sạn này
Từ câu chuyện ấy, ông Sức, bà Quý thấy quá thương cảm nên cho mẹ con chị ở lại khách sạn luôn. Tiếng lành đồn xa, thỉnh thoảng lại có người lang thang, người vô gia cư tìm đến khách sạn, rụt rè hỏi thăm rồi xin ở…miễn phí. Cuối cùng, sau gần 1 năm, do lượng người nghèo tìm đến ngày một đông, sau nhiều ngày đêm bàn tính, đôi vợ chồng già ấy quyết định không kinh doanh nữa và dùng khách sạn để dành riêng cho người nghèo ở miễn phí. Từ đó khách sạn Ngọc Quý trở thành Cơ sở bảo trợ xã hội từ thiện Ngọc Quý, thắp lên ngọn lửa dù nhỏ nhưng vô cùng ấm áp…
Rớt nước mắt vì quá hạnh phúc
Câu chuyện tưởng như hoang đường ấy diễn ra ở khách sạn Ngọc Quý (phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). Số tiền mà đôi vợ chồng chủ khách sạn này bỏ ra mua và xây dựng năm 2002 ước tính lên đến gần 2 tỷ đồng, tương đương 80 cây vàng thời gian đó.
Thấy người ta ngủ ngoài đường sao mình nỡ cho thuê!
Từ đường Nguyễn Chí Thanh, rẽ vào một con hẻm khá lớn chừng hơn một trăm mét là thấy tấm biển của khu khách sạn Ngọc Quý… Hỏi người dân xung quanh mới biết, khu phố này là “thiên đường” để người dân làm nghề kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn bởi nó chỉ cách khu du lịch Đại Nam khá nổi tiếng chừng vài trăm mét. Vì thế, cả khu phố này có tới mấy chục cái khách sạn, nhà nghỉ mọc lên để phục vụ du khách và cả những người dân có nhu cầu nghỉ ngơi xung quanh.
Khách sạn Ngọc Quý nhìn khá hoành tráng với 3 dãy phòng liền kề hình chữ U, cao 2 lầu, có sân rộng ở giữa. Tất cả đều được thiết kế rất bài bản, thẩm mỹ. Cô Nguyễn Thị Diễm Lệ, 39 tuổi, chủ khách sạn cho biết, khách sạn này do cha mẹ cô là ông Nguyễn Quang Sức và bà Đỗ Thị Quý xây dựng cách đây khoảng hơn 10 năm trên diện tích gần 1.000 mét vuông để kinh doanh. Có ngày khách sạn đón mấy chục khách, thu vài triệu đồng. Công việc đang diễn ra suôn sẻ thì đùng một cái, ông bà chủ quyết định không kinh doanh khách sạn nữa, và xin chính quyền địa phương chuyển đổi mục đích từ khách sạn thành nhà bảo trợ xã hội.
Ông Sức năm nay đã 69 tuổi, quê gốc ở vùng Ba Tri (Bến Tre) nhưng từ nhỏ đã lên Chợ Lớn kiếm sống. Ông tâm sự, hồi trẻ ông khổ lắm, làm đủ thứ nghề kể cả đi làm thuê làm mướn. Sau một thời gian làm lụng, chắt chiu, hai vợ chồng gom hết vốn liếng mua miếng đất ở phường Hiệp An để cất khách sạn kinh doanh. Một đêm, ông bà gặp khách là hai mẹ con chẳng biết từ đâu tới ngồi nép bên cánh cổng vì trời mưa khá lớn.
Thấy thương tình, ông bà mời vào, dành cho một phòng nhưng hai mẹ con cứ rụt rè không dám ở vì không có tiền. Cám cảnh, ông bà hứa không lấy tiền để hai mẹ con chị ta vào ở. Sau khi biết chị ta cũng ở quê miền Tây giống mình nhưng từ khi lấy chồng lên Dầu Tiếng (Bình Dương) ở thì mới phát hiện chồng nghiện hút lại suốt ngày đánh đập nên chị phải bỏ nhà đi lang thang.
Cách đây mấy tháng, chị có quen một người đàn ông làm nghề xe ôm dưới Thuận An nên đưa con về sống chung. Ai dè, thêm một lần nữa chị lại bị gã đàn ông đó lừa lấy hết số tiền ít ỏi mà chị dành dụm để nuôi con nhỏ rồi hắn bỏ đi mất. Tay trắng nơi đất khách quê người, không biết lấy gì nuôi con nên chị phải đi lang thang ăn xin kiếm sống qua ngày. Ban đêm, hai mẹ con cứ gặp vỉa hè, lề đường nào thì ngủ tạm.Ông Sức cùng vợ mình, bà Quý những năm đầu kinh doanh khách sạn này
Từ câu chuyện ấy, ông Sức, bà Quý thấy quá thương cảm nên cho mẹ con chị ở lại khách sạn luôn. Tiếng lành đồn xa, thỉnh thoảng lại có người lang thang, người vô gia cư tìm đến khách sạn, rụt rè hỏi thăm rồi xin ở…miễn phí. Cuối cùng, sau gần 1 năm, do lượng người nghèo tìm đến ngày một đông, sau nhiều ngày đêm bàn tính, đôi vợ chồng già ấy quyết định không kinh doanh nữa và dùng khách sạn để dành riêng cho người nghèo ở miễn phí. Từ đó khách sạn Ngọc Quý trở thành Cơ sở bảo trợ xã hội từ thiện Ngọc Quý, thắp lên ngọn lửa dù nhỏ nhưng vô cùng ấm áp…
Rớt nước mắt vì quá hạnh phúc
Mặc dù chỉ mới mở cửa đón những khách hàng “đặc biệt” chừng một năm nay nhưng Cơ sở Ngọc Quý đã cưu mang vô số những mảnh đời bất hạnh. Có những người đến rồi đi theo kiểu tạm trú trong một thời gian ngắn để vượt qua giai đoạn gian khó, có người ở lại luôn nơi đây vì không còn sinh kế nào khác. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, theo chị Diễm Lệ, họ cũng được đối xử như những… thượng đế thực sự. Họ được bố trí phòng ở có giường, nệm, tivi, máy quạt hay máy lạnh tùy sở thích.
Chị Phạm Thị Nga, 41 tuổi, bị dị tật ở chân, không làm được việc nặng cho biết, cách đây mấy năm, chị cùng cô con gái rời quê ở Tánh Linh (Bình Thuận) lưu lạc vào Bình Dương kiếm sống. Con gái chị, ban ngày làm công nhân, tối về phụ mẹ làm thêm nghề may cũng đủ sống qua ngày nhưng sau tết, chẳng may bị lừa đưa sang bên Trung Quốc làm vợ lẽ người ta.
Cách đây mấy tháng, nó may mắn liên lạc được với chị nhưng không làm cách nào về Việt Nam được. Một mình chị, sau khi khóc cạn nước mắt vì thương con, tưởng đã cùng đường thì nghe người ta đồn khách sạn Ngọc Quý có cưu mang giúp đỡ người nghèo. Tới nơi thấy khách sạn cao to quá, chị thầm nghĩ sao lại dành nuôi người nghèo nên nghi ngờ toan bỏ đi. Thấy chị ngập ngừng, một người bước ra động viên chị mới mới dám vào xin bà Quý cho nương tựa, vượt qua tháng ngày trần ai, chờ con trở về đoàn tụ.
Theo chị Diễm Lệ, cơ sở đang là nơi lưu trú của hơn 30 người trong đó một nửa là trẻ em lang thang. Các em có độ tuổi từ vài tháng cho tới 12 tuổi, bị cha mẹ bỏ rơi hoặc bị thất lạc người thân. Những em nhỏ thì được nuôi nấng còn những em lớn hơn, đã được đến trường học. Còn lại là người già neo đơn, không nơi nương tựa. Các cụ được đưa về đây từ bệnh viện, từ những góc đường, gầm cầu hay qua lời giới thiệu của những người dân trong vùng.
Theo ông Sức, thời gian qua, để duy trì hoạt động của trung tâm và có đủ thực phẩm nuôi sống từng ấy thực khách, ông bà cũng khá vất vả vì tuổi đã cao. Ngoài nguồn thực phẩm hai vợ chồng phải bỏ tiền ra mua, phần còn lại do một số người mang tới làm từ thiện. Ông Sức bảo, nếu ông bà còn mạnh khỏe, minh mẫn thì sẽ không để bất cứ ai đến khách sạn ở phải chịu đói, chịu khát. Ông tuyên bố: “Vợ chồng tôi sẽ nguyện phục vụ tất cả bà con đến đây theo đúng tiêu chuẩn của… khách sạn”.
Ông Sức còn cho biết, cách đây 4 năm, có người đã trả 12 tỷ mua khu khách sạn này nhưng vợ chồng ông không bán. Số tiền đó tuy lớn thật, nhưng ông cứ day dứt nếu bán nó đi, còn đâu chỗ cho những người cơ nhỡ nương tựa. Tấm lòng của ông thật đáng quý trong thời buổi hiện nay…
Chị Phạm Thị Nga, 41 tuổi, bị dị tật ở chân, không làm được việc nặng cho biết, cách đây mấy năm, chị cùng cô con gái rời quê ở Tánh Linh (Bình Thuận) lưu lạc vào Bình Dương kiếm sống. Con gái chị, ban ngày làm công nhân, tối về phụ mẹ làm thêm nghề may cũng đủ sống qua ngày nhưng sau tết, chẳng may bị lừa đưa sang bên Trung Quốc làm vợ lẽ người ta.
Cách đây mấy tháng, nó may mắn liên lạc được với chị nhưng không làm cách nào về Việt Nam được. Một mình chị, sau khi khóc cạn nước mắt vì thương con, tưởng đã cùng đường thì nghe người ta đồn khách sạn Ngọc Quý có cưu mang giúp đỡ người nghèo. Tới nơi thấy khách sạn cao to quá, chị thầm nghĩ sao lại dành nuôi người nghèo nên nghi ngờ toan bỏ đi. Thấy chị ngập ngừng, một người bước ra động viên chị mới mới dám vào xin bà Quý cho nương tựa, vượt qua tháng ngày trần ai, chờ con trở về đoàn tụ.
Theo chị Diễm Lệ, cơ sở đang là nơi lưu trú của hơn 30 người trong đó một nửa là trẻ em lang thang. Các em có độ tuổi từ vài tháng cho tới 12 tuổi, bị cha mẹ bỏ rơi hoặc bị thất lạc người thân. Những em nhỏ thì được nuôi nấng còn những em lớn hơn, đã được đến trường học. Còn lại là người già neo đơn, không nơi nương tựa. Các cụ được đưa về đây từ bệnh viện, từ những góc đường, gầm cầu hay qua lời giới thiệu của những người dân trong vùng.
Theo ông Sức, thời gian qua, để duy trì hoạt động của trung tâm và có đủ thực phẩm nuôi sống từng ấy thực khách, ông bà cũng khá vất vả vì tuổi đã cao. Ngoài nguồn thực phẩm hai vợ chồng phải bỏ tiền ra mua, phần còn lại do một số người mang tới làm từ thiện. Ông Sức bảo, nếu ông bà còn mạnh khỏe, minh mẫn thì sẽ không để bất cứ ai đến khách sạn ở phải chịu đói, chịu khát. Ông tuyên bố: “Vợ chồng tôi sẽ nguyện phục vụ tất cả bà con đến đây theo đúng tiêu chuẩn của… khách sạn”.
Ông Sức còn cho biết, cách đây 4 năm, có người đã trả 12 tỷ mua khu khách sạn này nhưng vợ chồng ông không bán. Số tiền đó tuy lớn thật, nhưng ông cứ day dứt nếu bán nó đi, còn đâu chỗ cho những người cơ nhỡ nương tựa. Tấm lòng của ông thật đáng quý trong thời buổi hiện nay…
Hoàng Giang
Theo Dân Việt
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!