Sau vụ án oan 10 năm tù oan của anh Nguyễn Thành Chấn ở Bắc Giang lại lòi ra thêm ba vụ án oan khác. Thứ nhất là vụ án của anh Hàn Đức Long, bị tuyên án tử hình vì tội hiếp dâm và giết người. Phạm nhân vẫn đang kêu oan trong những ngày chờ ra… pháp trường.
Vụ thứ hai là bà Đỗ Thị Hằng, bị tòa án Bắc Giang tuyên phạt mức án 5 năm 6 tháng tù cho hành vi buôn người và lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau khi bị kết án, bà Đỗ Thị Hằng nhiều lần kêu oan mà vẫn không có kết quả. Chịu thi hành án xong, bà Hằng ra tù thì nạn nhân Dương Thị Liễu đã trở về quê sau khi bị lừa bán sang Trung Quốc. Năm 2011, nạn nhân Dương Thị Liễu xác nhận về việc bà Hằng không phải là thủ phạm đã lừa bán nạn nhân sang Trung Quốc. Bà Hằng đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng kêu oan, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Vụ thứ hai là bà Đỗ Thị Hằng, bị tòa án Bắc Giang tuyên phạt mức án 5 năm 6 tháng tù cho hành vi buôn người và lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau khi bị kết án, bà Đỗ Thị Hằng nhiều lần kêu oan mà vẫn không có kết quả. Chịu thi hành án xong, bà Hằng ra tù thì nạn nhân Dương Thị Liễu đã trở về quê sau khi bị lừa bán sang Trung Quốc. Năm 2011, nạn nhân Dương Thị Liễu xác nhận về việc bà Hằng không phải là thủ phạm đã lừa bán nạn nhân sang Trung Quốc. Bà Hằng đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng kêu oan, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Vụ thứ ba là ông Dương Phúc Thịnh, một trong 8 công dân bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tượng, cổ vật trong nhiều đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6-2001 đến tháng 7-2003. Trong số này có nhà sư Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh.
Trở về sau gần 3 năm chịu án oan ở Bắc Giang, ông Thịnh đã mất tẩt cả. Ông mất bố, mất vợ, mất con và mất cả cơ nghiệp. Ông tâm sự: "Đã có những lúc chú nghĩ đến việc... trả thù…
Trở về sau gần 3 năm chịu án oan ở Bắc Giang, ông Thịnh đã mất tẩt cả. Ông mất bố, mất vợ, mất con và mất cả cơ nghiệp. Ông tâm sự: "Đã có những lúc chú nghĩ đến việc... trả thù…
Thì ra cũng là bộ máy, hệ thống ấy để xảy ra quá nhiều sai phạm. Điều đó cho thấy năng lực của nhiều cán bộ cơ quan tố tụng, xét xử tỉnh Bắc Giang thời gian qua có vấn đề. Trình độ nghiệp vụ kém những kẻ nắm trong tay pháp luật đã vì thành tích, muốn nhanh chóng lập công để thăng quan tiến chức họ đã dung không từ thủ đoạn nào để ép những người dân vô tội vào trốn lao tù.
Ông Dương Phúc Thịnh tâm sự: ông muốn cho nổ tung cái Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, hoặc không thì đi tìm những kẻ đã hủy hoại đời ông rồi lao vào đâm chết “chúng nó” xong tự kết liễu đời mình...
Những ông đã không làm vậy. Thời gian trôi qua, được sự động viên, giúp đỡ của những người quen cũ, ông Thịnh dần nguôi ngoai cơn đau, từ bỏ ý định trả thù. Ông trăn trở: “Giờ những kẻ đã đẩy biết bao con người vô tội phải vào tù oan, làm cho bao cuộc đời, bao gia đình tan nát mà vẫn sung sướng giàu sang, được thăng quan tiến chức thì đâu còn là công lý. Người dân sẽ nghĩ, ông quan này tham ô, hành dân, làm việc tắc trách cũng không bị xử lí, vậy sợ gì mà mình không dám phạm tội. Thế thì tội phạm sẽ ngày càng nhiều lên”.
Chúng ta sẽ cùng chờ xem số phận những ông quan này sắp tới sẽ ra sao! Hy vọng những sai phạm của các cơ quan tố tụng Bắc Giang sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Quan trọng nhất là phải trừng trị đích đáng những cán bộ đã biết luật mà còn làm sai luật.
Tổng Hợp
H.T.Hải
Họ vu oan ông Chấn để làm gì?
Từ ngàn đời nay, một trong những tội ác không thể tha thứ, đó là tội “vu oan giá họa, bốc lửa bỏ tay người”. Thế nhưng họ đã nhẫn tâm gây ra tội ác tày trời này với ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình ông? Vì sao vậy? Họ làm thế để làm gì, vì mục đích gì? Họ có hai chữ gọi là “lương tâm” không nhỉ?
Đó là câu hỏi day dứt mình suốt từ khi xảy ra vụ án oan thảm khốc của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Đó là câu hỏi day dứt mình suốt từ khi xảy ra vụ án oan thảm khốc của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trước hết, phải khẳng định rằng họ là những người hiểu biết, có ăn có học nên chắc hẳn họ phải biết đó là tội ác trời không dung, đất không tha. Một tội ác giết người không hơn không kém.
Việc ông Chấn không bị tử hình nhờ chính sách khoan hồng vì người bố liệt sĩ nằm ngoài sự toan tính của họ.
Thế mà họ đã nhẫn tâm thực hiện không phải một ngày, hai ngày mà là nhiều ngày. Cũng không phải một người hay hai người mà là nhiều người. Không chỉ thế, họ còn dàn dựng rất công phu, với các bài bản, lớp lang hẳn hoi…
Hủy hoại danh dự của cả một dòng tộc, đẩy một gia đình có 4 người con đến chỗ tan nát song 10 năm qua, có ai trong số họ dù chỉ một lần cảm thấy lương tâm mình áy náy? Có ai trong số họ run sợ trước quả báo, tâm linh?
Có lẽ không. Họ vẫn thản nhiên sống trong nỗi đau tận cùng của người vô tội. Họ vẫn lên chức, lên tước, lên lương…
Ngay cả khi những “cộng sự” của họ bị tai nạn thảm khốc, không biết từ sâu thẳm lương tâm, có bao giờ họ nghĩ đến điều “nhân quả” như tên bài báo nói về vụ việc này đăng trên Gia đình & Xã hội “”Thuyết nhân quả” trong vụ án oan tại Bắc Giang?”.(Đọc tại đây)
Mỗi con người, mỗi gia đình sống trên đời ai cũng có thể bất ngờ gặp tai nạn. Điều khác nhau là với người này thì nhận được sự sẻ chia, thương xỏt còn với người khác thì ngược lại.
Rồi đây, bằng sự nghiêm minh của luật pháp, ai gây nên nỗi oan sai cho ông Chấn sẽ phải chịu trách nhiệm. Song không chỉ có họ, vợ con và người thân của họ sẽ sống như thế nào trong mắt những người dân?
Đây là một nỗi đau lớn nhưng có lẽ cũng là sự công bằng “trời xanh có mắt” vì những gì họ “gieo gió” ra cho gia đình ông Chấn thì giờ đây, chính họ và gia đình họ lại “gặt bão”.
Vậy thì chả lẽ chỉ vì cái gọi là “thành tích” mà họ làm điều khủng khiếp này sao? Chả lẽ vì những tấm bằng khen hay một tràng vỗ tay, một lần lên chức, lên lương… mà họ nhẫn tâm làm điều độc ác này?
Theo thông tin mới đây, trong tất cả các bản tường trình của 6 điều tra viên liên quan còn khẳng định mình không ép cung ông Chấn!?
Ơ hay! Thế họa ông Chấn tâm thần chắc khi mà “tự nhiên như nhiên” lại nhận mình giết người để đối mặt với án tử hình rồi suốt
10 năm đằng đẵng kêu oan? Mà không thể có chuyện ông Chấn bị điên bởi nếu bị điên, ông Chấn đã không bị truy cứu trách nhiệm. Rồi một Lý Nguyễn Chung nữa, tự nhiên không giết người lại nhận mình giết người để rồi vào tù và thốt lên rằng từ khi nhận tội, thấy lòng mình thanh thản?
10 năm đằng đẵng kêu oan? Mà không thể có chuyện ông Chấn bị điên bởi nếu bị điên, ông Chấn đã không bị truy cứu trách nhiệm. Rồi một Lý Nguyễn Chung nữa, tự nhiên không giết người lại nhận mình giết người để rồi vào tù và thốt lên rằng từ khi nhận tội, thấy lòng mình thanh thản?
Nói trắng ra, cho đến lúc này, ngay cả khi mọi chứng cứ đã rõ như ban ngày, họ vẫn không hề hối hận.
Rốt cuộc, họ có lương tâm không nhỉ và họ làm thế để làm gì nhỉ?
Bùi Hoàng Tám
Theo Dân Trí
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!