Status 1:
Status đầu tiên cho tuổi mới. Tuổi 20 mang đến nhiều cảm xúc thật khó tả, vui buồn lẫn lộn, vừa háo hức lại vừa có chút bồi hồi. Vui vì con đã trưởng thành nhưng lại buồn vì chợt nhận ra tuổi thơ đã qua đi. Khi còn bé con mong mình lớn thật nhanh, rồi đến khi trưởng thành con lại mong mình bé lại ! Những năm tháng tuổi thơ êm đềm trong tình yêu thương của ba mẹ là thứ hạnh phúc lớn nhất mà con đã từng có. Cho dù sau này có đi nơi đâu thì gia đình và quê hương vẫn luôn ở mãi trong trái tim con Khi con bước qua tuổi 20, con muốn hiểu hơn về quê hương đất nước, hiểu hơn những người dân Việt Nam không có được cuộc sống may mắn như con. Con chợt thấy yêu mọi thứ xung quang, yêu những con phố ngày ngày cùng con đến lớp, yêu mái trường với hàng cây phượng vĩ đã để lại trong con biết bao kỷ niệm đẹp đẽ về tuổi học trò. Và con yêu những người dân đang vất vả kiếm sống giữa Sài Gòn, cho dù họ là những người dân đến từ miền Trung nghèo khó, hay đến từ miền Bắc xa xôi. Con mong sao một ngày quê hương mình giàu đẹp, để người dân không còn phải sống cảnh tha hương. Đất nước giải phóng gần 40 năm rồi nhưng nhân dân còn nghèo quá! Con tự hứa với lòng mình sẽ cống hiến một phần tuổi trẻ cho quê hương đất nước. Và con đã bắt đầu thực hiện lời hứa đó ngay từ khi con bước qua tuổi 20…
Status 2:
Status 2:
Khoảng 2 tháng trước, trong một tiết học chính trị, thầy giáo của Linh khẳng định như đinh đóng cột rằng: "Thầy nghĩ với quyết tâm chính trị của Đảng và sự nổ lực của toàn dân, 20 năm nữa VN sẽ đuổi kịp Singapore". Linh không tin nên vội rút điện thoại ra và tìm kiếm dữ liệu về GDP bình quân đầu người của hai nước, sau đó đưa cho thầy xem, thầy ngồi trước màn hình máy tính khoảng 20 phút nhưng không tính ra được ^^ Qua sự việc trên chúng ta đã thấy được phần nào nguyên nhân tụt hậu của nền giáo dục nước nhà. Chỉ tính đến cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói được phát ra từ một vị Tiến sĩ đã thấy không ổn chút nào rồi, chưa nói đến độ chính xác của thông tin. "Với quyết tâm chính trị của Đảng" nghĩa là gì ??? Một câu nói mang tính hình thức, giáo điều, rập khuôn, tối nghĩa, nói thẳng ra là tào lao. Năm 2012, GDP bình quân đầu người của Singapore và VN lần lượt là 49271 USD và 1374 USD. Nếu lấy tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của VN là 7%, của Singapore là 5% (dĩ nhiên đây chỉ là số liệu mà người VN mơ ước), thì bằng một phép tính đơn giản cũng cho ra kết quả: VN sẽ đuổi kịp Singapore sau 190 năm nữa!
Người ta thường nói đùa với nhau rằng: "Thằng mù dẫn lối cho thằng sáng", có lẽ câu nói này đang rất phù hợp với tình hình ở VN. Nhìn cái cách chính phủ điều hành nền kinh tế là thấy ngay được điều này. Điều nguy hại nhất mà chế độ Cộng sản để lại cho đất nước, theo Linh là sự tụt hậu của nền giáo dục VN so với các nước trong khu vực. Trình độ dân trí thấp sẽ dẫn đến đói nghèo và đói nghèo sẽ sinh ra những người thất học, nó như một vòng luẩn quẩn mà suốt mấy chục năm qua chúng ta vẫn không thể thoát ra được. Linh nhớ có một lần, có một thầy giáo đã nói trước lớp học rằng: "Nền giáo dục của nước ta đang được quản lý bởi những người thiếu giáo dục". Vừa nghe qua thì có vẻ cực đoan nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì ta lại thấy đúng. Có thể lấy dẫn chứng về việc bộ trưởng bộ GD&ĐT đã gửi công văn yêu cầu báo chí không được đưa tin về tình hình vi phạm quy chế thi, trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Chính vì vậy mà "kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi đã diễn ra tốt đẹp, không có học sinh vi phạm quy chế thi" ^^
Sau khi đọc xong mấy cuốn sách chính trị Mác - Lênin, có mấy đứa bạn cùng lớp của Linh thắc mắc rằng, không biết tại sao mấy ông Giáo sư - Tiến sĩ mà lại viết ra những cuốn sách tào lao như vậy? Linh đã trả lời, không phải các ông Giáo sư viết ra những cuốn sách tào lao mà nhờ viết ra những cuốn sách tào lao ấy các ông mới được phong hàm Giáo sư ^^. Một nền giáo dục lồng ghép quá nhiều nội dung chính trị, mang tính tuyên truyền và nhồi sọ đã tạo ra một thế hệ học sinh yếu kém. Một nền giáo dục chạy theo thành tích đã tạo ra một thế hệ trẻ sống gian dối và thụ động. Và tổng kết lại, một nền giáo dục mang tính XHCN đã biến VN thành một nước xuất khẩu lao động chân tay hàng đầu thế giới, nhân lực yếu kém về trình độ kỹ thuật và thiếu tính sáng tạo, sản phẩm làm ra có giá trị thấp, trong khi những mặt hàng công nghệ cao đều phải nhập khẩu. Cũng vì nền giáo dục yếu kém mà nạn chảy máu chất xám diễn ra ngày càng trầm trọng. Nhiều sinh viên học giỏi ra trường không được trọng dụng, trong khi những sinh viên (nhiều khi chỉ là học sinh) yếu kém nhưng nhờ các mối quan hệ và tiền bạc lại kiếm được một công việc tốt, thậm chỉ trở thành người quản lý "cưỡi đầu cưỡi cổ" những người tài giỏi thực sự. Sự bất công này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đói nghèo của đất nước hiện nay...
Status 3:
Người ta thường nói đùa với nhau rằng: "Thằng mù dẫn lối cho thằng sáng", có lẽ câu nói này đang rất phù hợp với tình hình ở VN. Nhìn cái cách chính phủ điều hành nền kinh tế là thấy ngay được điều này. Điều nguy hại nhất mà chế độ Cộng sản để lại cho đất nước, theo Linh là sự tụt hậu của nền giáo dục VN so với các nước trong khu vực. Trình độ dân trí thấp sẽ dẫn đến đói nghèo và đói nghèo sẽ sinh ra những người thất học, nó như một vòng luẩn quẩn mà suốt mấy chục năm qua chúng ta vẫn không thể thoát ra được. Linh nhớ có một lần, có một thầy giáo đã nói trước lớp học rằng: "Nền giáo dục của nước ta đang được quản lý bởi những người thiếu giáo dục". Vừa nghe qua thì có vẻ cực đoan nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì ta lại thấy đúng. Có thể lấy dẫn chứng về việc bộ trưởng bộ GD&ĐT đã gửi công văn yêu cầu báo chí không được đưa tin về tình hình vi phạm quy chế thi, trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Chính vì vậy mà "kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi đã diễn ra tốt đẹp, không có học sinh vi phạm quy chế thi" ^^
Sau khi đọc xong mấy cuốn sách chính trị Mác - Lênin, có mấy đứa bạn cùng lớp của Linh thắc mắc rằng, không biết tại sao mấy ông Giáo sư - Tiến sĩ mà lại viết ra những cuốn sách tào lao như vậy? Linh đã trả lời, không phải các ông Giáo sư viết ra những cuốn sách tào lao mà nhờ viết ra những cuốn sách tào lao ấy các ông mới được phong hàm Giáo sư ^^. Một nền giáo dục lồng ghép quá nhiều nội dung chính trị, mang tính tuyên truyền và nhồi sọ đã tạo ra một thế hệ học sinh yếu kém. Một nền giáo dục chạy theo thành tích đã tạo ra một thế hệ trẻ sống gian dối và thụ động. Và tổng kết lại, một nền giáo dục mang tính XHCN đã biến VN thành một nước xuất khẩu lao động chân tay hàng đầu thế giới, nhân lực yếu kém về trình độ kỹ thuật và thiếu tính sáng tạo, sản phẩm làm ra có giá trị thấp, trong khi những mặt hàng công nghệ cao đều phải nhập khẩu. Cũng vì nền giáo dục yếu kém mà nạn chảy máu chất xám diễn ra ngày càng trầm trọng. Nhiều sinh viên học giỏi ra trường không được trọng dụng, trong khi những sinh viên (nhiều khi chỉ là học sinh) yếu kém nhưng nhờ các mối quan hệ và tiền bạc lại kiếm được một công việc tốt, thậm chỉ trở thành người quản lý "cưỡi đầu cưỡi cổ" những người tài giỏi thực sự. Sự bất công này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đói nghèo của đất nước hiện nay...
Status 3:
Đất nước hiện nay đang có một vấn nạn lớn cần được mọi người quan tâm, đó là chạy chức và chạy việc. Câu nói "Một người làm quan cả họ được nhờ" từ thời phong kiến nhưng dường như nó vẫn còn đúng trong xã hội hiện nay. Tuy không đến mức gia đình trị như ở Bắc Hàn nhưng có một thực tế ở VN, những người giữ chức vụ cao luôn có xu hướng mang con cháu của họ vào các cơ quan nhà nước. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "thằng mù dẫn lối cho thằng sáng" trong đất nước ta hiện nay. Còn về "chạy việc" thì diễn ra khắp mọi nơi, ăn sâu vào tiềm thức người của mỗi người dân, phổ biến nhất là ở các tỉnh khu vực phía Bắc đặc biệt là Hà Nội. Một trong những kinh nghiệm quý báu mà sinh viên thường nói với nhau: "Nhất quan hệ, nhì tiền tệ". Sinh viên ngoài Hà Nội còn truyền cho nhau nghe bảng giá xin việc nữa – một việc tưởng như hoang đường nhưng lại hoàn toàn có thật ^^. Và một câu hỏi quen thuộc đối với các sinh viên chưa tốt nghiệp: "Mày có người quen làm trong ngành không ?" hoặc "Nhà mày nhắm cho mày chỗ nào rồi ?". Hồi Linh học năm nhất còn nghe một bạn quê ở Bắc Ninh tuyên bố một câu xanh rờn: "Mình học là để lấy cái bằng thôi, bác mình làm to ở Hà Nội và mình chắc chắn có một suất ở Sở công thương rồi". Nên một số sinh viên có người nhà "làm to" hoặc những sinh viên gia đình giàu có thường có tư tưởng học hành đối phó với mục đích chính lấy cái bằng". Còn các bạn sinh viên không thuộc diện ấy thì vừa học vừa lo lắng, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả học tập. Mà lo lắng là đúng, vì thực tế có nhiều sinh viên con nhà nghèo, mặc dù học giỏi nhưng đến lúc ra trường xin việc rất khó khăn. Trong khi đó nhiều sinh viên ở các trường dân lập, thậm chí là sinh viên hệ tại chức, học ít chơi nhiều nhưng đến lúc ra trường lại có được một công việc ngon lành trong các cơ quan hoặc công ty nhà nước. Với đặc điểm chung của không ít các công chức nhà nước: "Sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, tối đi ăn nhậu, thỉnh thoảng đi công tác tại các khu du lịch, cuối tháng lãnh lương, có họp là có phong bì…" nên thật dễ hiểu khi người ta sẵn sàng bỏ ra cả trăm triệu đồng để xin vào làm một nhân viên quèn trong các cơ quan nhà nước. Hơn nữa nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường định xướng XHCN với đặc điểm "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" nên xin vào làm ở nhà nước là hợp lý ^^
Một sự bất công đến như thế nhưng lại trở thành chuyện bình thường ở xứ sở thiên đường! Linh nhớ có một vị bộ trưởng ở Hàn Quốc đã từ chức vì bị phát hiện đưa một người cháu vào làm trong nhà nước. Nếu ở VN mà có văn hóa từ chức như ở Hàn Quốc thì có bao nhiêu vị sẽ từ chức nhỉ ??? Để hiểu thực tế hơn về vấn nạn chạy việc ở nước ta, xin mời mọi người theo dõi status của một bạn sinh viên ở Hà Nội cùng với những comment đi kèm. (Xin cảm ơn anh Rồng Nhỏ đã cho em copy !):
"Mình học ngành An toàn thông tin. Trưa ngồi ăn cơm mẹ mình hỏi muốn vào làm Công an không, có người nhận xin cho rồi. Mình lắc đầu bảo con thà thất nghiệp mở quán café còn hơn vào làm nhà nước. Nghĩ cũng buồn cười, tại sao người ta sẵn sàng bỏ ra 100 triệu để làm nhân viên đọc số điện, 300 triệu để được vào biên chế giáo viên, thậm chí cả tỉ đồng để vào làm ngân hàng nông nghiệp huyện ?"
@Cỏ Phong Sương: Vì có những dự án ngầm ăn không theo đồng lương anh ạ, kiểu như đi một ngày mà được một cái phong bì đầy đủ tiêu cả năm ấy ạ.
@Rồng Nhỏ: Như vậy là nhà nước đi liền với tiêu cực rồi.
@Nguyen Thu Hang: Ngành khác tao không biết nhưng giáo viên thì trường công vẫn hơn rất nhiều đấy.
@Rồng Nhỏ: Tao đâu có nói về chuyện hơn hay không hơn.
@Cỏ Phong Sương: Chứ anh nghĩ sao mà người ta đâm đầu vào nhà nước ạ, nhà nước làm cũng nhàn nhã mà ít áp lực anh ạ, khi vào biên chế không lo bị đuổi việc. Riêng em, em cực ghét vào nhà nước.
@Rồng Nhỏ: "Nhàn nhã mà ít áp lực anh ạ, khi vào biên chế không lo bị đuổi việc" -> thế thì vào làm cái khỉ gì ?
@Lừu Mũi To: Vào không mất tiền em vào liền à. Nhàn nhã không áp lực càng sướng.
@Rồng Nhỏ: Quan trọng là vào làm được cái gì ? Có nhiều vị trí đến làm chỉ có bật máy lên ngồi chơi, hết giờ tắt máy, rảnh rang đi ăn nhậu free, cuối tháng lĩnh lương. Mà lương là từ đâu em biết không ? Nếu người như em cũng chỉ nghĩ được như thế thì đúng là VN giờ toàn thế hệ bỏ đi rồi.
@Huong Vu Thi Mai: Bác nói thế đả động đến ngành của em rồi nhá. Cái gì cũng phải có giá của nó. Phải ở vị trí nào người ta mới chấp nhận bỏ ra số tiền đó để vào làm chứ. Với lại ở cái bằng của mình cũng là một phần nữa.
@Rồng Nhỏ: Câu trên của anh đã đả động đến rất nhiều người. Nếu thích em có thể đứng vào số đó.
@Huong Vu Thi Mai: Nay bác bị sao rồi ? Không nói được @@
@Nguyen Thu Hang: Sau 5 năm đi làm hãy phát biểu mày ạ. Hồi xưa tao cũng thế.
@Rồng Nhỏ: Thế hệ nào cũng nói như mày thì 50 năm nữa cũng không khá lên được.
@Nguyen Thu Hang: Làm nhà nước thì có nhiều ngành nọ ngành kia chứ không phải đâu đâu cũng như mày nói. Tao không cổ vũ cứ phải lao vào làm nhà nước nhưng cũng không đồng ý với suy nghĩ của mày. Còn việc chọn làm nhà nước hay bên ngoài là do suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người, là do đặc thù ngành nghề của họ nữa. Ý của tao ở đây là sau khi vấp phải cuộc sống cơm áo gạo tiền, lo xây nhà cưới vợ thì mày sẽ có sự so sánh để chọn lựa nhé, chứ không phải bảo mày nên vào làm nhà nước. Cái sự so sánh kia có thể là về công việc, thời gian, địa điểm, quan hệ xã hội, gia đình, tiền bạc... chứ không đề cập đến vấn đề chỉ ngồi chơi mà cũng được lĩnh lương nhé.
@Rồng Nhỏ: Khi mà tao gặp khó khăn chắc chắn tao cũng sẽ không làm nhà nước, không thiếu gì cách kiếm tiền. Ở đây tao chỉ muốn nói tới việc chạy vào làm nhà nước để được nhàn hạ, ngồi chơi ăn lương. Còn những người làm thật lương thật tao vẫn tôn trọng.
@Nguyen Thu Hang: À tao không nghĩ là suy nghĩ như tao thì khá được hay không khá nhé. Tao nghĩ bản thân mỗi người không phải cứ quyết tâm làm cái gì đó để thay đổi những cái vĩ mô làm gì, lý thuyết sáo rỗng lắm, cái quan trọng theo tao là cứ có tâm và có trách nhiệm với công việc là được. Còn cái tầm của mình nó đến đâu thì biết đến đó.
@Rồng Nhỏ: Cái này thì tao cũng phải nói với mày "Hồi xưa tao cũng nghĩ thế".
@Nguyen Thu Hang: Ừ, mày khác tao ở chỗ là tao đang làm như tao nghĩ rồi nhá.
@Rồng Nhỏ: Tao sẽ cố gắng làm như tao nghĩ.
@Nguyễn Thùy Linh: Cuộc đối thoại khá hay, toàn là sinh viên các trường ĐH lớn ở Hà Nội. Anh Rồng Nhỏ cho em xin copy nhé?
@Rồng Nhỏ: Em cứ copy, anh cũng đang mong nổi tiếng giống em…
Status 4:
Một sự bất công đến như thế nhưng lại trở thành chuyện bình thường ở xứ sở thiên đường! Linh nhớ có một vị bộ trưởng ở Hàn Quốc đã từ chức vì bị phát hiện đưa một người cháu vào làm trong nhà nước. Nếu ở VN mà có văn hóa từ chức như ở Hàn Quốc thì có bao nhiêu vị sẽ từ chức nhỉ ??? Để hiểu thực tế hơn về vấn nạn chạy việc ở nước ta, xin mời mọi người theo dõi status của một bạn sinh viên ở Hà Nội cùng với những comment đi kèm. (Xin cảm ơn anh Rồng Nhỏ đã cho em copy !):
"Mình học ngành An toàn thông tin. Trưa ngồi ăn cơm mẹ mình hỏi muốn vào làm Công an không, có người nhận xin cho rồi. Mình lắc đầu bảo con thà thất nghiệp mở quán café còn hơn vào làm nhà nước. Nghĩ cũng buồn cười, tại sao người ta sẵn sàng bỏ ra 100 triệu để làm nhân viên đọc số điện, 300 triệu để được vào biên chế giáo viên, thậm chí cả tỉ đồng để vào làm ngân hàng nông nghiệp huyện ?"
@Cỏ Phong Sương: Vì có những dự án ngầm ăn không theo đồng lương anh ạ, kiểu như đi một ngày mà được một cái phong bì đầy đủ tiêu cả năm ấy ạ.
@Rồng Nhỏ: Như vậy là nhà nước đi liền với tiêu cực rồi.
@Nguyen Thu Hang: Ngành khác tao không biết nhưng giáo viên thì trường công vẫn hơn rất nhiều đấy.
@Rồng Nhỏ: Tao đâu có nói về chuyện hơn hay không hơn.
@Cỏ Phong Sương: Chứ anh nghĩ sao mà người ta đâm đầu vào nhà nước ạ, nhà nước làm cũng nhàn nhã mà ít áp lực anh ạ, khi vào biên chế không lo bị đuổi việc. Riêng em, em cực ghét vào nhà nước.
@Rồng Nhỏ: "Nhàn nhã mà ít áp lực anh ạ, khi vào biên chế không lo bị đuổi việc" -> thế thì vào làm cái khỉ gì ?
@Lừu Mũi To: Vào không mất tiền em vào liền à. Nhàn nhã không áp lực càng sướng.
@Rồng Nhỏ: Quan trọng là vào làm được cái gì ? Có nhiều vị trí đến làm chỉ có bật máy lên ngồi chơi, hết giờ tắt máy, rảnh rang đi ăn nhậu free, cuối tháng lĩnh lương. Mà lương là từ đâu em biết không ? Nếu người như em cũng chỉ nghĩ được như thế thì đúng là VN giờ toàn thế hệ bỏ đi rồi.
@Huong Vu Thi Mai: Bác nói thế đả động đến ngành của em rồi nhá. Cái gì cũng phải có giá của nó. Phải ở vị trí nào người ta mới chấp nhận bỏ ra số tiền đó để vào làm chứ. Với lại ở cái bằng của mình cũng là một phần nữa.
@Rồng Nhỏ: Câu trên của anh đã đả động đến rất nhiều người. Nếu thích em có thể đứng vào số đó.
@Huong Vu Thi Mai: Nay bác bị sao rồi ? Không nói được @@
@Nguyen Thu Hang: Sau 5 năm đi làm hãy phát biểu mày ạ. Hồi xưa tao cũng thế.
@Rồng Nhỏ: Thế hệ nào cũng nói như mày thì 50 năm nữa cũng không khá lên được.
@Nguyen Thu Hang: Làm nhà nước thì có nhiều ngành nọ ngành kia chứ không phải đâu đâu cũng như mày nói. Tao không cổ vũ cứ phải lao vào làm nhà nước nhưng cũng không đồng ý với suy nghĩ của mày. Còn việc chọn làm nhà nước hay bên ngoài là do suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người, là do đặc thù ngành nghề của họ nữa. Ý của tao ở đây là sau khi vấp phải cuộc sống cơm áo gạo tiền, lo xây nhà cưới vợ thì mày sẽ có sự so sánh để chọn lựa nhé, chứ không phải bảo mày nên vào làm nhà nước. Cái sự so sánh kia có thể là về công việc, thời gian, địa điểm, quan hệ xã hội, gia đình, tiền bạc... chứ không đề cập đến vấn đề chỉ ngồi chơi mà cũng được lĩnh lương nhé.
@Rồng Nhỏ: Khi mà tao gặp khó khăn chắc chắn tao cũng sẽ không làm nhà nước, không thiếu gì cách kiếm tiền. Ở đây tao chỉ muốn nói tới việc chạy vào làm nhà nước để được nhàn hạ, ngồi chơi ăn lương. Còn những người làm thật lương thật tao vẫn tôn trọng.
@Nguyen Thu Hang: À tao không nghĩ là suy nghĩ như tao thì khá được hay không khá nhé. Tao nghĩ bản thân mỗi người không phải cứ quyết tâm làm cái gì đó để thay đổi những cái vĩ mô làm gì, lý thuyết sáo rỗng lắm, cái quan trọng theo tao là cứ có tâm và có trách nhiệm với công việc là được. Còn cái tầm của mình nó đến đâu thì biết đến đó.
@Rồng Nhỏ: Cái này thì tao cũng phải nói với mày "Hồi xưa tao cũng nghĩ thế".
@Nguyen Thu Hang: Ừ, mày khác tao ở chỗ là tao đang làm như tao nghĩ rồi nhá.
@Rồng Nhỏ: Tao sẽ cố gắng làm như tao nghĩ.
@Nguyễn Thùy Linh: Cuộc đối thoại khá hay, toàn là sinh viên các trường ĐH lớn ở Hà Nội. Anh Rồng Nhỏ cho em xin copy nhé?
@Rồng Nhỏ: Em cứ copy, anh cũng đang mong nổi tiếng giống em…
Status 4:
Gần đây có nhiều diễn đàn nhắc đến chuyện người VN bị kỳ thị khi đi qua nước ngoài và chuyện này là hoàn toàn có thật. Chúng ta đã quen ca ngợi và tâng bốc lẫn nhau, nên việc nói ra những cái xấu của người VN luôn vấp phải sự phản ứng quyết liệt. Nhưng nếu không chấp nhận nhìn thẳng vấn đề để tìm cách giải quyết thì vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Chúng ta đã có nhiều bài viết phản ánh lối sống không tốt đẹp của người TQ và đang có phong trào kỳ thị người TQ. Nhưng nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy một điều là, gần như người Việt và người Hoa có quá nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Nó xuất phát từ lịch sử ngàn năm đô hộ nước ta của bọn phong kiến phương bắc, nhưng điều đáng quan ngại ở đây là sự lệ thuộc vào văn hóa TQ đang được tiếp tay từ các cơ quan truyền thông trong nước, đặc biệt là truyền hình. Mọi người thử mở TV lên và vào đài Long An chẳng hạn, từ sáng đến tối, chiếu rất nhiều phim TQ, từ thể loại kiếm hiệp chém giết man rợ cho đến thể loại tình cảm lâm ly bi đát. Đã có một thời giới trẻ VN đọc truyện Kim Dung và xem phim kiếm hiệp mỗi ngày (Linh cũng thế !). Chính vì vậy mà nhiều thanh niên bây giờ rành lịch sử TQ hơn cả lịch sử VN. Tuy nhiên, điều nguy hiểm đó lại đang được xem là bình thường, hãy để ý các lễ hội được tổ chức hoành tráng ở VN, mang nhiều nét văn hóa TQ (như Đại lễ 1000 năm Thăng Long). Đến cả bộ phim về Lý Công Uẩn mà người xem còn thấy hao hao giống phim về mấy vị vua bên TQ. Thế nhưng nó lại được đầu tư rất nhiều tiền, có thể là từ tiền thuế của nhân dân! Nhiều công trình kiến trúc văn hóa ở VN cũng được sửa sang lại theo lối kiến trúc của TQ, nhưng lại mang danh nghĩa là trùng tu các công trình văn hóa. Kể cả nền giáo dục cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà SGK dành cho học sinh mầm non, tiểu học được dịch ra y xì từ sách của TQ, chẳng lẽ hàng ngàn Giáo sư Tiến sĩ ở nước ta không đủ trình độ để viết những cuốn sách dành cho học sinh mầm non ? TQ luôn có dã tâm nô lệ văn hóa nước ta và chúng chưa bao giờ có ý định từ bỏ. Và điều đáng nói ở đây là sự vô tâm của những người có trách nhiệm hay thậm chí là sự tiếp tay của một số người.
Nền văn hóa của TQ đã từng một thời là tinh hoa văn hóa của nhân loại, thể hiện rõ nét nhất trong Nho giáo và Phật giáo, với các danh nhân nỗi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tôn Tử… Có nhiều trường học trên thế giới vẫn đang giảng dạy triết học của Khổng Tử hay binh pháp Tôn Tử. Nhưng trong thời đại ngày nay, nhiều giá trị văn hóa đó không còn phù hợp nữa. Và quan trọng là chúng ta tiếp thu những cái xấu nhiều hơn là những cái tốt đẹp. Hiện nay thì ngoài sự nô lệ văn hóa từ TQ chúng ta còn bị nô lệ văn hóa từ Hàn Quốc, Mỹ… Như vậy cái mà Đảng vẫn luôn nhắc đến "Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" là cái gì ??? Chắc chúng ta còn nhớ những bức hình chụp các bạn trẻ Hải Phòng mừng sinh nhật Bác hôm 19/05 (trên kenh14.vn). Những hình ảnh đó đã lột tả gần hết bản chất của cái gọi là "Niềm tự hào dân tộc" trong một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên VN. Các bạn trẻ ấy chỉ lợi dụng danh nghĩa mừng sinh nhật Bác để uốn éo tạo dáng và lên báo chứ đâu phải vì họ nhớ đến Bác hay nói rộng ra là nhớ đến lịch sử của dân tộc. Một phần nội dung trên các phương tiện thông tin đại chúng (như VTV, VOV, báo chí…) và trong SGK chỉ nhằm mục đích chính là tuyên truyền và giáo dục nhân dân ta về CNXH, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ hơn là mục tiêu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Hình ảnh các bạn trẻ ở Hải Phòng chính là kết quả tất yếu của nền giáo dục mang đậm chất XHCN ! Việc phụ thuộc văn hóa vào nước khác thể hiện sự thiếu tầm nhìn, thiếu trách nhiệm và thiếu những chiến lược đầu tư dài hạn của chính quyền.
Nếu ai từng xem chương trình Paris By Night sẽ thấy, mặc dù là chương trình ca nhạc ở hải ngoại nhưng lại mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Xem chương trình ấy, ngoài việc được thưởng thức "nhạc Việt đúng nghĩa" chúng ta còn hiểu hơn lịch sử và văn hóa nước nhà. Nghe MC Nguyễn Ngọc Ngạn nói chuyện, chúng ta biết được nguồn gốc của bài hát, nét đặc sắc của bài hát, chúng ta biết nhiều hơn về nhạc sỹ sáng tác cũng như ca sĩ thể hiện. Và đặc biệt hơn, những kiến thức về lịch sử và văn hóa dân tộc được ông đưa vào cuộc nói chuyện một cách tinh tế nhẹ nhàng, đầy thú vị. Còn MC trong những chương trình ca nhạc phát sóng trên sóng VTV, thì ngoài giới thiệu tên bài hát, ca sĩ, tác giả (nhiều lúc quên giới thiệu cả tác giả) thì không có gì khác ngoài những câu kiểu như: "Các bạn nghĩ sao về tiết mục vừa rồi ạ, thật tuyệt vời đúng không nào", "Xin mọi người hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để cỗ vũ cho nhóm nhạc HKT được không ạ ", "Xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương đã đóng góp và tham dự chương trình"…
Chúng ta đang bị phụ thuộc vào nước ngoài (TQ) về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục… nhưng không hiểu tại sao mỗi lần có ai đó chê trách các chính sách của nhà nước là ngay lập tực xuất hiện các ý kiến phản đối gay gắt và đặc biệt là: "tôi tự hào về đất nước VN hiện tại, tự hào về CNXH". Cứ mãi tự hào về mình thì có ích gì, câu nói đó với câu nói "ĐCS Việt Nam quang vinh muôn năm" có chung một bản chất ! Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận những yếu kém để thay đổi và tiến bộ. Chỉ cần nhìn vào hành động người dân tập trung bao vây và đánh chết mấy tên trộm chó, người dân đua nhau ăn trộm vật tư của công trình xây dựng đường sá ngay trước cổng nhà mình, mấy cô bán nước ven đường phải dùng dây xích để khóa mấy cái ghế nhựa lại vì sợ bị mất trộm, mấy "hot girl" ngồi lên đầu cụ rùa trong Văn Miếu để tạo dáng chụp hình, người người nhậu nhẹt - nhà nhà nhậu nhẹt, tai nạn giao thông, cướp giật - giết người diễn ra hằng ngày, vào nhà hàng thì gọi ra đủ món nhưng ăn vài miếng rồi bỏ đó… Để thấy rằng trình độ dân trí, văn hóa, nhận thức của nhân dân ta còn thấp lắm Chúng xuất phát từ đói nghèo và cũng là nguyên nhân của đói nghèo - tạo thành một vòng luẩn quẩn. Chúng ta không chỉ nhìn vào Lào và Triều Tiên để tự hào mà còn phải nhìn vào Hàn Quốc và Nhật Bản để học hỏi. Một số bạn cho rằng Hàn Quốc là nô lệ của Mỹ, vậy các bạn có thấy iPhone đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi Samsung Galaxy, cả thế giới đã phát cuồng với điệu nhảy Gangnam Style của PSY (hình như Obama cũng từng tập nhảy)… Nhiều bạn nghĩ rằng Nhật Bản là con rối của Mỹ, vậy các bạn có thấy Toyota đã từng đánh bại Ford ngay trên đất Mỹ hay hàng triệu người đọc truyện tranh Nhật Bản mỗi ngày ? Chúng ta phải tự nỗ lực để thay đổi mình hơn trông chờ vào "đầy tớ" của mình, bằng những việc làm có ý nghĩ thực tế. Để đến một ngày nào đó chúng ta có thể tự hào về kinh tế và văn hóa của nước nhà thay vì chỉ biết tự hào vì thành tích đáng thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ…
Status 5:
Đôi lời cùng mọi người!
Linh thật bất ngờ vì những bài viết ngắn và tương đối cẩu thả vừa qua của Linh lại nhận được nhiều sự quan tâm đến vậy. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm đang tăng lên. Linh hiểu rằng dù có nhiều người ủng hộ đến mấy thì Linh cũng phải một mình đối mặt với những nguy hiểm. Nếu một ngày nào đó bị bắt, Linh hình dung ra rằng:
-Những người ghét Linh sẽ cười hả hê và rêu rao rằng: "Đáng đời cho kẻ phản động".
-Những người không quan tâm thì nghĩ rằng: "Nơi bình yên không chọn lại chọn nơi nguy hiểm".
-Những người ủng hộ Linh thì có thể lấy hình của Linh làm avatar cùng với những status, hay những bài viết kêu gọi trả tự do cho Linh.
-Một vài người có lương tâm hơn có thể xuống đường ủng hộ Linh nhưng rồi cũng bị Công An dẹp trong vòng 5 phút.
Nói chung, khi đã tự mình chọn con đường ghập ghềnh thì phải tự cố gắng vượt qua, không than vãn! Nhưng Linh vẫn mong chờ một ngày nào đó sẽ có một người đủ tầm trí tuệ, đủ bản lĩnh, đủ tâm huyết và hơn hết là vì nhân dân chứ không phải vì lợi ích của cá nhân hay vì mối hận thù dân tộc. Dù không ngưỡng mộ HCM nhưng phải thừa nhận một điều rằng ông ấy có đủ tài để lôi kéo nhân dân đứng về phía mình. Phải chăng lúc này chúng ta đang thiếu những con người như vậy?
Mục tiêu ban đầu của Linh khi viết những bài liên quan đến chính trị là mong các bạn sinh viên - học sinh quan tâm hơn đến đất nước. Nhưng có lẽ Linh đã thất bại, vì các bạn lần lượt unfriend sau khi đọc bài viết của Linh. Gần đây có nhiều người gửi lời mời kết bạn nhưng hầu hết là những người lớn tuổi đã thức tỉnh. Nên những gì Linh viết đều trở nên vô nghĩa vì ai cũng đã biết.
Trong số những người đã like, comment và share bài viết của Linh, có rất ít sinh viên - học sinh. Theo suy nghĩ của Linh, một khi giới trẻ chưa thức tỉnh thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó thay đổi...
Status 6:
Trời đã sáng rồi, vậy là ba đêm liền thức trắng, cảm thấy mệt mỏi quá ! Tại sao người ta cứ nghĩ Thùy Linh viết bài để kiếm tiền nhỉ, nhà Thùy Linh đâu có nghèo ? Rồi nhiều người cho rằng Thùy Linh muốn nổi tiếng, có thể nổi tiếng bằng cách lột bớt quần áo và uốn éo vài điệu nhảy kia mà, tội gì phải chọn cách này để phải đối mặt với những con sói hung dữ ? Cũng đã có một số anh ninh mạng vào đe dọa, chẳng lẽ với một bộ máy chính quyền hùng hậu và đầy quyền lực như thế mà lại đi sợ một cô gái tuổi đời đôi mươi?
Sau nhiều đêm thức trắng, Thùy Linh quyết định tạm ngừng viết bài liên quan đến chính trị, ẩn hết mọi hình ảnh và thông tin cá nhân. Chẳng những vì lo cho bản thân mà còn vì sợ ba mẹ lo lắng. Dù sao thì gia đình vẫn là chỗ dựa quan trọng nhất đối với Thùy Linh trong lúc này ! Thế mới biết ở trong một cái xã hội không có tự do, muốn làm một người tốt cũng khó. Nhưng Thùy Linh đã tự hứa sẽ hi sinh một phần tuổi trẻ cho đất nước nên chắc chắn sẽ không bao giờ Thùy Linh bỏ cuộc.
Cần thêm thời gian để tích lũy kiến thức, cần thêm thời gian để có một bản lĩnh vững vàng và cần thêm thời gian để có đủ sự từng trải. Trước mắt Thùy Linh sẽ tập trung toàn bộ thời gian cho cuốn sách đầu tay của mình. Sau khi đọc xong cuốn sách Bên thắng cuộc của nhà báo Osin HuyDuc, Thùy Linh nhận ra rằng, muốn viết được một cuốn sách có ý nghĩa cần phải có đam mê, sự quyết tâm cao độ cùng với một nền tảng kiến thức sâu rộng. Đọc xong một số bài viết trên trang blog của nhà vănNguyễn Quang Lập, Thùy Linh ước mơ một ngày nào đó có thể viết được như thế!
Dù sao qua lần tập dượt này cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu. Điều làm Thùy Linh cảm thấy buồn nhất đó là thái độ thờ ơ của các bạn trẻ đối với tình hình đất nước hoặc là tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa Mác-Lênin. Quê hương của Mác là nước Đức, quê hương của Lênin là nước Nga, chẳng lẽ các bạn nghĩ rằng người Việt Nam mình thông minh hơn cả người Nga và người Đức? Sài Gòn quê tôi từng là niềm mơ ước của Singapore thì nay phải nhìn Singapore với ánh mắt thèm thuồng, vậy mà các bạn cứ mở miệng ra là: "Không có Đảng và Bác thì làm gì có đất nước ngày hôm nay!"
Tổ quốc luôn ở trong trái tim tôi, tôi yêu Tổ quốc nhưng tôi sẽ không bao giờ yêu Đảng Cộng sản nếu như dân quê tôi vẫn còn nghèo đói và không có tự do! Chính vì yêu quê hương đất nước mà đến giờ này tôi vẫn chưa quyết định đi qua nước Mỹ du học. Tôi muốn tìm đến chân trời mới để mở mang kiến thức nhưng lại sợ phải rời xa mảnh đất này. Tôi sợ một ngày nào đó giữa chốn đất khách quê người, vô tình nghe "Áo lụa hà đông", tôi sẽ khóc và muốn quay về với Sài Gòn yêu dấu! Nhiều người dân Việt Nam phải trốn chạy khỏi "thiên đường" này là do đâu? Có ai muốn rời bỏ quê hương đất nước của mình không?
Có thể nhiều người nghĩ rằng Thùy Linh chỉ là một đứa trẻ con suy nghĩ nông cạn, là con tốt trên bàn cờ chính trị. Chẳng sao cả, tuổi trẻ mà, sợ hãi là bản tính của con cừu chứ không phải bản tính của một con người lương thiện. Và hơn hết những việc Thùy Linh đang làm không vì tiền bạc hay danh lợi, cũng chẳng phải vì muốn trở thành "Vị mẹ già của dân tộc". Mà đơn giản vì Thùy Linh là một người Việt Nam…
FB: Nguyễn Thùy Linh
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!