Có nhẽ tôi cũng phần nào chịu ảnh hưởng lối nói thành ngữ của họa sĩ Nguyễn Thành Phong, tác giả cuốn Sát thủ đầu mưng mủ gây xôn xao một thời. Nhưng đúng thực gói 30 nghìn tỉ ấy là cái đồ con khỉ.
Chả nói dài dòng, 30 nghìn tỉ đồng là số tiền chính phủ đang rót ra để cứu thị trường bất động sản. Nó được khoác dưới danh nghĩa cho người dân vay với lãi suất thấp 6% để mua nhà. Sau bao dập dình này nọ thì cũng đến lúc triển khai cụ thể. Nhưng thực tế cho thấy, đồng tiền từ thiện của chính phủ không có lối hanh thông để đến với dân. Ngân hàng hạch sách đủ điều, bà con bị vướng đủ thứ, cũng na ná kiểu dạo trước “muốn mua nhà phải có hộ khẩu, muốn hộ khẩu phải có nhà” nên vay vốn 6% đối với họ vẫn là điều xa vời. Trong khi đó, người ta chỉ nhăm nhăm lợi dụng “lòng tốt” của nhà nước để cứu các đại gia đang sa lầy trong đống bất động sản. Nhiều người bảo nhau rồi tiền ấy lại chui tọt vào những túi ấy thôi, dân chả xơ múi gì đâu. Thì nói có bằng chứng, nhẽ ra tiền 30 nghìn tỉ phải dành cho giải tỏa những bất động sản đang đóng băng thì họ ngang nhiên hứa sẽ cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà đô thị (HUD) vay trong gói tín dụng đó 1 nghìn tỉ để thực hiện dự án mới. Làm thế chả khác nào ném thêm bom vào đống bom còn ngổn ngang kia, giời ạ.
Chả nói dài dòng, 30 nghìn tỉ đồng là số tiền chính phủ đang rót ra để cứu thị trường bất động sản. Nó được khoác dưới danh nghĩa cho người dân vay với lãi suất thấp 6% để mua nhà. Sau bao dập dình này nọ thì cũng đến lúc triển khai cụ thể. Nhưng thực tế cho thấy, đồng tiền từ thiện của chính phủ không có lối hanh thông để đến với dân. Ngân hàng hạch sách đủ điều, bà con bị vướng đủ thứ, cũng na ná kiểu dạo trước “muốn mua nhà phải có hộ khẩu, muốn hộ khẩu phải có nhà” nên vay vốn 6% đối với họ vẫn là điều xa vời. Trong khi đó, người ta chỉ nhăm nhăm lợi dụng “lòng tốt” của nhà nước để cứu các đại gia đang sa lầy trong đống bất động sản. Nhiều người bảo nhau rồi tiền ấy lại chui tọt vào những túi ấy thôi, dân chả xơ múi gì đâu. Thì nói có bằng chứng, nhẽ ra tiền 30 nghìn tỉ phải dành cho giải tỏa những bất động sản đang đóng băng thì họ ngang nhiên hứa sẽ cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà đô thị (HUD) vay trong gói tín dụng đó 1 nghìn tỉ để thực hiện dự án mới. Làm thế chả khác nào ném thêm bom vào đống bom còn ngổn ngang kia, giời ạ.
Tôi chưa rõ chính phủ có định thực tâm cứu dân, phá băng bất động sản, tìm lối thoát, vực nền kinh tế lên hay không, vì tôi còn nghi ngờ lắm, nhưng tôi cho rằng việc đề ra quả tín dụng đó thực chất không phải vì dân mà vì đại gia, vì các bác nhà giàu. Tiền nhà nước, thì chính phủ có quyền chi theo ý chính phủ, nhưng đừng đề người dân ngứa mắt. Mà dù có 300 nghìn tỉ hay 3 triệu tỉ đổ ra theo cái lối không minh bạch, lối làm khó người nghèo ấy thì tôi dám chắc cũng chả đem lại kết quả khả quan gì. Để kết luận cho vụ cứu đại gia này, tôi chỉ xin dẫn lại đây nhời của nhà báo Trần Đức Chính (bút danh Lý Sinh Sự) nguyên Phó tổng biên tập báo Lao Động, Q.Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận. Bác Chính thắc mắc “Vì sao nhiều dự án dở dang, thậm chí để hàng trăm nghìn tỉ nhà xây xong không bán được, kinh tế liểng xiểng, dân nghèo vẫn không có nhà?”, và chính bác trả lời “Không phải không bán được mà vì họ không bán rẻ. Cứ làm như bên nước Israel đi, nhà xây xong nếu không bán nhà nước đánh thuế gấp đôi là phải hạ giá ngay. Ta thử làm rắn như thế xem sao, hanh thông cả nền kinh tế. Nhưng “lợi ích nhóm” lớn như vậy, học Israel thế nào được” (theo báo Lao Động ngày 1.6.2013).
Cuối cùng thì trăm cái tội vẫn đổ lên đầu dân thôi, vẫn theo nguyên tắc phân phối “xẻng cuốc từ dưới lên, đường sữa từ trên xuống”. Và tôi cũng muốn khuyên người dân nghèo muốn mua nhà: chịu tình cảnh không nhà đã lâu, ráng chịu thêm tí nữa cũng chẳng chết ai, đừng dai gì đi vay dù lãi suất thấp để mua thứ của nợ giá cao phi lý đó. Nó không bán được, càng găm hàng càng chết, mười chính phủ cũng không cứu được. Thế nào nó cũng phải xuống, trở về mức giá hợp lý có lợi cho cả nhà đầu tư lẫn khách hàng. Giá hợp lý ấy, với dạng nhà hạng trung bình, theo các chuyên gia, phải dưới 10 triệu đồng/mét vuông.
Nguyễn Thông
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!