Powered By Blogger





Wednesday, 19 June 2013

Cách mạng hoa hồng







Mỗi khi nói tới cách mạng, người ta thường nghĩ tới xáo trộn, bạo động hay đổ máu. Trong lịch sử cận đại ở Trung Âu, người ta đã nói nhiều đến cuộc "cách mạng nhung" lật đổ chính quyền Cộng Sản ở Tiệp Khắc. Hơn một thập niên sau chúng ta lại được chứng kiến một cuộc cách mạng tương tự mà những người chủ trương gọi là "cách mạng hoa hồng". Biến cố này xẩy tại một nước nhỏ, Georgia, trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết và nay đã trở thành một nước độc lập. Cuộc cách mạng Hoa hồng ở Georgia tiếp nối cuộc bầu cử hợp pháp của Georgia vào 2003 dẫn đến việc xuống ngôi của Tổng thống Eduard Shevardnadze (còn được gọi là "con cáo trắng", người được xem là một chiến sĩ Cộng sản của nền cộng hoà Xô viết, dưới thời Gorbachev là bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhưng cũng là kẻ góp tay lật đổ hệ thống này) và mở đường cho việc bầu chọn ông Mikheil Saakashvili - một người thân Tây Phương - lên làm Tổng Thống vào năm 2004 và tuyên bố đưa Gruzia ra khỏi chiếc bóng của Nga . Cuộc cách mạng Hoa hồng do phong trào kháng chiến nội quốc Kmara ủng hộ - Một phong trào phát triển từ các hoạt động chống tham nhũng của sinh viên trong các trường đại học từ những năm 2000, sau đó có liên lạc với phong trào Otpor ở Séc bia, được sự hậu thuẫn và hỗ trợ tài chính và xây dựng năng lực của tổ chức Phi chính phủ về nhân quyền, Học viện Tự do (Liberty Institute). Đây là cuộc cách mạng màu đầu tiên tại các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ. Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Ukraina và Kyrgyzstan sau đó cũng giúp những nhân vật theo tư tưởng cải cách lên nắm quyền. 


Georgia là một miền đất trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết. Đây là một nước nhỏ chỉ có hơn 5 triệu dân, mới trở thành độc lập hơn 10 năm nay sau khi thành trì của khối Cộng Sản sụp đổ đầu thập niên 90. Người ta đặc biệt để ý tới miền đất nhỏ bé này vì chính đây là nơi chôn rau cắt rốn của nhà độc tài Staline và từ ngày lấy lại được nền độc lập nuóc này đã do một người đã từng có tên tuổi trên thế giới cầm đầu, ông Edward Shevarnadze. Ông là Bộ Trưởng Ngoại Giao của Liên Bang Xô Viết trong suốt thời kỳ nhà lãnh tụ Gorbachew chủ trương mở rộng và cải tổ kinh tế, thường được gọi là glasnot và perestroika. Ômh cũng được tiếng là một người cởi mở, đóng góp nhiều vào việc giải tỏa sự căng thẳng giữa hai khối Tư Bản Tây phương và Cộng Sản, trước khi chiến tranh lạnh chấm dứt.

Ông vốn là người sinh trưởng tại Georgia nên đầu năm 1992 ông được bầu làm Tổng Thống và nắm quyền nước này từ ngày đó. Vì đã sẵn có mối giao hảo với các nước Tây phương, ông chủ trương một chính sách ngả về các nước dân chủ Tây phương. Ngoài ra Georgia lại có một địa thế chiến lược quan trọng tại miền Trung Á, nên đã được Mỹ giúp đỡ nhiều về mặt kinh tế lên tới gần một tỷ dollars trong những năm gần đây.  


Tưởng rằng với những điều kiện khách quan thuận lợi như vậy, Georgia có thể sớm ổn định được tình hình ở trong nước sau khi đã tách rời khỏi tình trạng lệ thuộc vào Liên Bang Nga để trở thành một nước độc lập và tiến bước trên đường phát triển, nhưng thực tế lại làm cho người dân ở trong nước hoàn toàn thất vọng. Nghèo đói từ trước, ngày nay Georgia cũng vẫn chưa thoát khỏi cảnh đói nghèo, nhưng điều đặc biệt làm cho người dân bất mãn hơn cả là tệ nạn tham nhũng lan tràn trong giới cầm quyền. Không hiểu có phải vì ngồi lâu ở chính quyền, ông Shevarnadze trở nên hủ hóa không, nhưng điều hầu như không thể chối cãi được là những cộng sự viên của ông quả thật quá hủ hóa.

Ông Shevarnadze đã có lần mời những người đã học thành tài ở ngoại quốc trở về giúp nước. Trong số này có ông Saakasvili, tốt nghiệp tại một trường Đại Học có tiếng ở Mỹ. Ông này bỏ cả việc đang làm ở Mỹ, trở về Georgia và trở thành một cộng sự viện thân cận của ông Tổng Thống. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, vì thấy không có cách gì để lành mạng hóa được giới lãnh đạo, ông Saakasvili xin từ chức và ra ngoài để tổ chức một phong trào đối lập.  


Chính ông Saakasvili là người cầm đầu cuộc cách mạng mà ông gọi là "cách mạng hoa hồng". Trong suốt mấy tuần lễ liên tục tổ chức biểu tình để chống lại một cuộc bầu cử gian lận, ông kêu gọi dân chúng và đưa ra một bông hồng để thuyết phục quân đội và cảnh sát của chính phủ rằng sự chống đối của người dân có tính cách bất bạo động và trong vòng trật tự, yêu cầu quân đội và cảnh sát nếu không đứng về phía người dân thì cũng nên có thái độ trung lập. Những cuộc biểu tình khéo léo do ông Saakasvili tổ chức đã đem lại kết quả. Tại thủ đô Tbilisi của Georgia, hơn 50 chục ngàn người từ thôn quê kéo về để yêu cầu ông Shevarnadze từ chức. Dù đoàn biểu tình chiếm được tòa nhà Quốc Hội, nhưng ông Shevarnadze vẫn một mực từ chối, có lẽ vì nghĩ rằng những người bạn ngoại quốc vẫn ủng hộ ông. Mãi đến khi có sự can thiệp kín đáo của Ngoại Trưởng Nga Igor Ivanov và Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell, ông mới chịu từ chức.

Mọi việc đã xẩy ra thật êm thắm, không có một người nào bị thương, chỉ có một cửa kính của tòa nhà chính phủ bị vỡ. Hình ảnh sau đó là cảnh dân chúng tràn ra đường reo hò, ca hát, ăn mừng, mừng rằng họ đã thực hiện được một cuộc cách mạng không đổ máu. Một trang sử của Georgia vừa được lật qua





Cái chết của “Cách mạng hoa hồng” 


Kể từ cách mạng Hoa hồng, Gruzia đã vật lộn để giải quyết tình trạng tham nhũng và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nhiều người dân thất vọng vì tiến trình này diễn ra chậm chạp . Sau những năm nắm quyền, các nhà lãnh đạo mới đã đưa đất nước này đến đường cùng. Họ đi ngược lại mong muốn của người dân và chỉ quan tâm đến danh tiếng của bản thân và họ hàng của họ. Nhưng tham vọng của Saakashvili dù được Washington hậu thuẫn đã không xoay chuyển được tình thế. Không những vậy, Saakashvili và các cộng sự của ông ta đã lầm đường lạc lối khi “bán anh em gần” để “mua láng giềng xa”. Thêm vào đó, năng lực lãnh đạo kinh tế - xã hội của chính quyền Saakashvili đã bộc lộ sự yếu kém khi chủ trương hướng ngoại và chịu phụ thuộc. Đói khổ mãi tất sẽ dẫn đến bất ổn.  
Sau những năm tháng khốn khó tưởng được hưởng lợi của “cuộc cách mạng hoa hồng”, đa số nhân dân Gruzia đã vỡ mộng và ngày càng thấy rõ bản chất của những thế lực mới trên chính trường được phương Tây hậu thuẫn. Cái giá của sự nghiêng ngả đối với một dân tộc là quá lớn. Hậu quả của “cuộc cách mạng hoa hồng” đã gây ra những thảm họa cho nhân dân Gruzia và cuộc “cách mạng” này đang tàn lụi.




Thất bại của Mikheil Saakashvili trong cuộc bầu cử Quốc hội trước tỷ phú thân Nga Bidzina Ivanishvili năm 2012 đã lộ ra những yếu kém chưa từng có tiền lệ của chính phủ thân phương Tây do Hoa Kỳ đỡ đầu: lạm phát, tham nhũng, bất bình đẳng và thậm chí là vấn đề nhân quyền. Tổng thong Nga Vladimir Putin đã nói sau những vụ việc này: "Họ đã theo con đường thân Tây, và giờ họ đã được người dân tặng quà." Chính quyền Hoa Kỳ coi những sự việc này là "ngoài dự đoán".  
Cử tri Gruzia đã đặt dấu chấm hết cho “Cách mạng hoa hồng” . Kết quả bầu cử cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia ngày 1/10/1012 cho thấy đảng Giấc mơ Gruzia của tỉ phú Bidzina Ivanishvili giành được 54,3% số phiếu, tương đương 77 ghế trong Quốc hội 150 ghế. Đảng cầm quyền Phong trào Quốc gia thống nhất (UNM) của Tổng thống Mikhail Saakashvili chỉ giành được 40,6%. Ngay sau khi đảng Giấc mơ Gruzia được xác định giành chiến thắng, ông Ivanishvili đã hân hoan tuyên bố: “Một thời đại mới đã bắt đầu".

Chiến thắng của Giấc mơ Gruzia đã đặt một cột mốc mới trong lịch sử Gruzia hiện đại, một bước ngoặt sau 9 năm "Cách mạng hoa hồng" không mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Sau 9 năm, "Cách mạng hoa hồng" đã phai nhạt, thậm chí còn nhuốm màu chính trị chuyên quyền độc đoán khiến người dân Gruzia bất mãn. Trong 9 năm tồn tại của "Cách mạng hoa hồng", một loạt cải cách đã được tiến hành, tham nhũng bị đẩy lùi, với sự tán dương nồng nhiệt của các quan thầy phương Tây.   

 
Nhưng những cải cách đó vẫn chưa thể đưa Gruzia thật sự đến với "dân chủ". Suốt 9 năm, nỗi ám ảnh về một tương lai phồn thịnh "giống phương Tây" vẫn còn đau đáu. Và chuyện Gruzia của Saakashvili luôn quyết tâm trở thành thành viên của các khối EU và NATO là mấu chốt gây nên những bất hòa với nước láng giềng Nga. Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao 2 nước bắt đầu leo thang từ năm 2006, dẫn đến việc nước Nga cắt quan hệ buôn bán, cấm nhập khẩu một số hàng hóa quan trọng từ Gruzia như rượu vang, nước khoáng, rau quả.

Rồi cuộc chiến 5 ngày vào tháng 8/2008 xung quanh 2 nước cộng hòa tự trị Nam Ossetia và Abkhazia đã đẩy quan hệ 2 nước lún sâu hơn vào khủng hoảng, với việc Nga đưa quân vào bảo vệ an ninh cho Nam Ossetia và Abkhazia và sau đó công nhận 2 nước độc lập tách khỏi Gruzia.

Trong cuộc đối đầu chính trị, ngoại giao căng thẳng, Gruzia chịu thiệt nhiều hơn, và chính người dân Gruzia là nạn nhân đau đớn của mối bất hòa gay gắt này. Buôn bán bị gián đoạn làm mất đi một thị trường lớn, hấp dẫn. Với 1 triệu người Gruzia hiện đang là công dân Nga, đang sinh sống và làm việc tại Nga, việc cấm đi lại qua biên giới 2 nước đã khiến cho gia đình, dòng họ bị cách ly.

Và đặc biệt là những người trước đây từng được đi học ở Moskva thời Liên Xô, từng là công dân chung Nga - Gruzia mang cảm giác bị gạt bỏ càng thêm khó chịu. Những sự thiệt thòi, mất mát đó đã không thể được Chính phủ của ông Saakashvili bù đắp, mà ngược lại, những hành động phản đối của người dân lại thường bị đàn áp bằng vũ lực của lực lượng an ninh. Sự độc tài, chuyên quyền bắt đầu ló dạng. Từ đó, mâu thuẫn nội bộ Gruzia, giữa người dân với Chính phủ ngày càng gia tăng.

Đỉnh điểm của những mâu thuẫn này là các cuộc biểu tình phản đối dẫn đến bạo lực của hàng ngàn người dân Gruzia tại Tbilisi và nhiều thành phố khác như Batumi, Rustavi,… giương cao khẩu hiệu "Không tra tấn", "Không dung túng, hãy điều tra" để phản đối việc chính quyền dung túng cho các cai ngục trong hệ thống nhà tù Gruzia tra tấn dã man các nghi phạm bị tạm giam khi chưa được xét xử.




Ngòi nổ cho các cuộc biểu tình này là sự kiện một đài truyền hình toàn quốc đã cho chiếu một số đoạn phim video quay lại cảnh các tù nhân bị tra tấn, bị hãm hiếp dã man trong thời gian dài nhưng đã được cơ quan chức năng bao che, dung túng. Vụ việc nghiêm trọng khiến dư luận trong và ngoài nước lên án, và Bộ trưởng Nội vụ Bacho Akhalaia buộc phải nộp đơn từ chức lên Tổng thống Saakashvili. Vụ việc lại xảy ra ngay trước thềm cuộc bầu cử cho nên đã làm cho những cử tri còn phân vân quyết định tẩy chay đảng cầm quyền UNM.

Kỷ nguyên của "Cách mạng hoa hồng" đang dần khép lại, đồng thời mở ra kỷ nguyên của "Giấc mơ Gruzia". Tuy chưa thể thay đổi gì nhiều, vì Tổng thống Saakashvili vẫn còn hơn 1 năm tại vị, nhưng cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia hôm 1/10 đã tạo nên một cuộc sống chung khó chịu giữa vị Thủ tướng thuộc đảng cầm quyền với vị Tổng thống đối lập chưa muốn rời nhiệm.


  
Ngày 3/10, ngay sau khi được Tổng thống chỉ định làm Thủ tướng Gruzia, ông Ivanishvili tuyên bố sẽ làm hết sức mình để khôi phục lại các quan hệ với nước Nga. Hiện tại, giữa Nga và Gruzia đã nối lại các đường bay hàng không dân dụng và miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước. Tuy nhiên, các nỗ lực nối lại quan hệ ngoại giao, tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa 2 nước sẽ hết sức khó khăn. Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng ủng hộ ông Ivanishvili làm Thủ tướng Gruzia, bày tỏ hy vọng "Gruzia sẽ xác lập các quan hệ xây dựng và đáng trân trọng với các nước láng giềng" - bao gồm cả Nga, Abkhazia, Nam Ossetia. Điều này có nghĩa là nhất thời Nga vẫn chưa thể thay đổi lập trường quan điểm của mình trong vấn đề liên quan đến 2 nước cộng hòa nhỏ bé vùng Kavkaz này. Nhưng về lâu dài thì điều đó hoàn toàn có thể nếu Chính phủ Gruzia dưới thời ông Ivanishvili vận động quyết liệt cho mục tiêu, nhất là sau khi Tổng thống Saakashvili mãn nhiệm. Cho đến nay, nước Nga vẫn khăng khăng từ chối đối thoại với Gruzia, chừng nào ông Saakashvili còn tại vị.

Chưa biết tương lai của Georgia sẽ ra sao, nhưng bài học từ những biến chuyển ở Georgia cho thấy dầu dân chúng có thiếu hiểu biết về dân chủ chăng nữa, nếu chính quyền tham nhũng làm quá, thì chuyện con giun xéo mãi cũng quằn chắc chắn sẽ xảy ra. 

Tổng hợp từ internet:
Hoàng Thanh Hải







Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

1 comment:

  1. Với Công Nghệ In Bằng Giống Các Trường Đại Học Trên Toàn Quốc
    Làm Bằng Đại Học Tại TPHCM - Làm Bằng Đại Học Giá Rẻ

    http://lambangdaihocgia.xtgem.com/

    Nhận làm bằng đại học tại tphcm, hà nội và các tỉnh trên toàn quốc, cao đẳng, trung cấp, bằng cấp 3. Dịch vụ làm bằng đại học phôi gốc cùng các loại chứng chỉ nghề, anh văn tin học, toeic giá rẻ.
    Chúng tôi chuyên nhận làm bằng đại học phôi gốc uy tín, giá rẻ trên toàn quốc. Đặc biệt giá cả cạnh tranh.
    Nếu bạn đang cần một tấm bằng đại học để tăng lương, hay để được đề cử lên chức vụ cao hơn hoặc đơn giản chỉ là để đối phó với gia đình.
    Nếu bạn muốn làm bằng đại học giá rẻ hãy Liên Hệ với chúng tôi: 096 113 5459

    Làm bằng đại học giá rẻ
    Làm bằng đại học giá gốc
    Làm bằng đại học uy tín, chất lượng
    Làm bằng đại học không cần đặt cọc
    Làm bằng đại học tại tphcm - hà nội
    Làm bằng đại học uy tín trên toàn quốc

    Image1
    Làm bằng đại học giá rẻ tại TPHCM và Hà Nội

    Thông tin cần cung cấp khi làm bằng giá rẻ
    + Họ Tên: Tên trong khai sinh đầy đủ của bạn
    + Ngày Sinh: Ngày sinh chính xác trong khai sinh của bạn
    + Nơi Sinh: Nơi sinh trên giấy khai sinh
    + Tên Trường: Trường bạn cần làm bằng đại học, ví dụ: đại học Nguyễn tất thành, đại học Quốc gia TPHCM
    + Tên Nghành: Ngành học bạn cần làm, ví dụ: Kế toán, Tài chính, IT...
    + Khóa Học
    + Năm Tốt Nghiệp: Bạn nên chọn năm cho phù hợp với tuổi của bạn
    + Giới Tính: Nam hoặc Nữ
    + Dân Tộc
    + Xếp Loại: Nên chọn Khá hoặc Giỏi
    + Ảnh: Đính kèm file

    Vì sao bạn lại chọn dịch vụ làm bằng đại học giá rẻ
    Với phương châm làm bằng đại học Uy Tín - Nhanh Chóng - Giá Rẻ và quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng khi khách nhận được hàng nên chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của những bạn có nhu cầu làm bằng đại học tại tphcm

    Bạn làm việc với chúng tôi bằng cách nào
    Chúng tôi sẽ gặp bạn và trao đổi thông tin trực tiếp, sau khi thỏa thuận xong chúng tôi sẽ tiến hành làm bằng đại học giá rẻ
    Bạn hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi không bao giờ lấy tiền trước ( vì hiện nay có nhiều trường hợp gửi tiền cọc trước sau đó không liên lạc được ). đến khi nào làm bằng đại học xong chúng tôi mới lấy tiền.
    Chúng tôi nhận làm bằng đại học ngay trong ngày nếu bạn cần gấp cho công việc.
    Đảm bảo làm bằng đại học phôi thật, chất lượng tốt nhất, không giống chúng tôi sẽ hỗ trợ làm lại ngay cho bạn.

    Liên hệ tư vấn làm bằng đại học
    Mr Nguyên: 096 113 5459

    ReplyDelete

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên