Chưa có một định nghĩa chính xác thế nào là một ông chủ, hay nói cho có tính bình đẳng giới hơn, là người chủ. Trong các gia đình ở quê ta thì thường đó là các ông bố, dù ông có kiếm ra nhiều tiền hay không, hoặc ông có tính gia trưởng hay không. Còn trong xã hội thì theo cách hiểu chung nhất, ông chủ trước hết không phải là người làm thuê. Theo cách hiểu này thì đây là những ông chủ, vì họ tự trả lương cho họ, họ làm khi họ thích và họ nghỉ khi họ muốn mà chẳng phụ thuộc vào bố con thằng nào cả. Thêm nữa, trên danh chính ngôn thuận thì họ cũng là những ông chủ, mà chủ rất to nữa, đó là chủ của đất nước.
Còn đây thì không phải là những ông chủ, trước hết vì họ là những người ăn lương, về nguyên tắc họ không thể làm hay nghỉ theo ý muốn của mình, và sau nữa, vì chính họ nhận mình là đày tớ, mà lại là đày tớ của vô vàn người, tức là đày tớ của nhân dân......
Tuy nhiên ở quê ta thì mọi chuyện lại không đơn giản như thế.
Tuy nhiên ở quê ta thì mọi chuyện lại không đơn giản như thế.
Trước hết là những điều dễ thấy, như thái độ kỳ lạ của xã hội dành cho cặp đôi ông chủ – đày tớ này, khi rất coi thường các ông chủ nhưng lại sợ hãi đày tớ (xin nói thêm rằng sợ hãi và tôn trọng là hai cái khác nhau và không nhất thiết phải đi đôi với nhau). Hay là cảnh mưu sinh vất vả, thiều thốn của các ông chủ có vẻ rất tương phản với cuộc sống làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu của những đày tớ.
Cái chuyện chủ không ra chủ còn ở chỗ những ông chủ thực ra không biết mình được làm chủ cái gì và làm chủ như thế nào ngoài chuyên mưu sinh, khi mà chuyện gì cũng đã có người khác lãnh đạo, người khác quản lý, người khác lo liệu. Dường như việc làm chủ mà các ông chủ này được làm chỉ loanh quanh trong phạm vi gia đình của mình, còn khi ra bên ngoài, việc của các ông chỉ còn là móc tiền để trả cho cái danh ông chủ. Và thêm một chút nữa là các ông có thể chém gió nếu thích, chừng nào các ông còn chưa dính vào BCS hay làm cho một vài quần chúng tự phát nào đó khó chịu.
Chuyện chủ mà không hẳn là chủ không chỉ có vậy.
Chuyện chủ mà không hẳn là chủ không chỉ có vậy.
Nếu ở bên xứ TB giãy chết, nói tới ông chủ của một doang nghiệp chẳng hạn, là nói tới người sở hữu doanh nghiệp đó bằng những đồng tiền của mình, kiếm được bằng khả năng của mình, thì ở quê ta lại không nhất thiết phải như vậy. Nhất là ở những TĐKT to khủng của nhà nước, hay còn gọi là những quả đấm thép (những ai đã hộc máu vì những quả đấm này?). Hoặc nhỏ hơn, ở những dự án có dính dáng tới DN NN, có những người ngồi rất oai vệ ở cái ghế Chủ đầu tư nhưng tiền thì không phải của mình. Chuyện những con người vừa hồng vừa chuyên chẳng phải góp vào một đồng nào nhưng lại được ngồi ghế ông chủ, tiêu pha thoải mái những đồng tiền như thể chúng ở trên trời rơi xuống đã dẫn tới những hậu quả gì thì từ thực tế vừa qua, chẳng nói ra ai cũng thấy rồi.
Có thể nói không sợ sai rằng chính cái lùng nhùng chủ không ra chủ này là nguyên nhân làm cho quê ta dù đã từng là một nơi rừng vàng biển bạc, với những con người cần cù, chịu khó không kém gì ai mà vẫn phải chịu cảnh loanh quanh trong tụt hậu trong nghèo đói suốt bao nhiêu năm ròng.
Câu hỏi đến bao giờ thì những nghịch cảnh này chấm dứt nghe có vẻ hơi nhạy cảm và động chạm. Tốt hơn, có lẽ là câu hỏi: bao giờ thì quê ta hết nghèo?
Có thể nói không sợ sai rằng chính cái lùng nhùng chủ không ra chủ này là nguyên nhân làm cho quê ta dù đã từng là một nơi rừng vàng biển bạc, với những con người cần cù, chịu khó không kém gì ai mà vẫn phải chịu cảnh loanh quanh trong tụt hậu trong nghèo đói suốt bao nhiêu năm ròng.
Câu hỏi đến bao giờ thì những nghịch cảnh này chấm dứt nghe có vẻ hơi nhạy cảm và động chạm. Tốt hơn, có lẽ là câu hỏi: bao giờ thì quê ta hết nghèo?
Nguồn: http://cuadong2010.wordpress.com/
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!