
Chuyện “ăn sắt thép, xi măng” vốn không lạ đối với các công trình xây dựng nước nhà, nhất là ở các công trình công cộng như trường học, bệnh viện… những nơi được đầu tư từ nguồn kinh phí của Nhà nước.
Xin chỉ riêng một địa phương là tỉnh Thanh Hóa chẳng hạn, đã cho thấy đây là hiện tượng không lạ. Tại trường Trường THPT Tống Duy Tân (Vĩnh Lộc), được đầu tư xây dựng hai khối nhà với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng nhưng học sinh ngồi học trong sự nơm nớp lo âu bởi bất cứ lúc nào vôi vữa cũng có thể rơi xuống đầu.
Trường mầm non xã Quảng Đại (Quảng Xương) với tổng kinh phí 3,4 tỷ đồng, thế nhưng theo phản ánh của người dân thì trường cũng chỉ sử dụng được hơn 3 tháng gạch đã bị phồng rộp, nền sụt lún, hệ thống bóng điện ngoài hành lang bị hư hỏng hết.
Tại Trường mầm non xã Trường Lâm (Tĩnh Gia) đã hoàn thành được hơn 2 năm nhưng phụ huynh không dám cho con đến học vì lo sợ chất lượng không đảm bảo của công trình.

Như vậy là đã rõ. Nhà trường chỉ là nơi “được cho” nên “cho” sao thì “được nhận” vậy, chả biết giá cả bao nhiêu mà cũng chẳng được biết chất lượng thế nào. Chính cái cơ chế xin – cho đó mà nhà trường dù có biết cũng không dám nói bởi “ngậm miệng ăn tiền”, im đi thì dẫu xấu đẹp cũng còn có cái mà dùng. Nói ra, chắc chắn là năm sau sẽ… đợi đấy!
Không biết ở đây có cái gọi là “hoa hồng” không nhỉ? Nếu có thì theo các bạn, một công trình trị giá khoảng hơn 200 triệu đồng bị “đội giá’ lên gần 600 triệu đồng, cái giá của bông “hoa hồng” là bao nhiêu, 10 – 20% hay 50 – 60% nhỉ?
Bùi Hoàng Tám
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!