Bức sơn dầu “Bắc Kinh 2008” đang được trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật New York. Bức tranh này miêu tả một Game truyền thống của Trung Hoa là Mạt chược. Nhiều dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng, những cô gái trong tranh đại diện cho những thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hoá đầu thế kỷ 21 mà tâm điểm là Trung Quốc.
Cách giải thích thứ nhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.
Phong cảnh sau cửa sổ: ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh Mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.
Cách giải thích thứ nhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.
Phong cảnh sau cửa sổ: ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh Mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.
Thế cục ván Mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.
Trên bức hoạ này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván Mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, hẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.
Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hoá của Trung Quốc.
Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan.
Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.
Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.
Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với “nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.
Một giải thích khác từ báo chi Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”?
Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung Mỹ Nhật Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.
Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài – Loan - Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hội nhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và phát triển).
Nhìn tình huống trên bức tranh “Bắc Kinh 2008”, thấy Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.
Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng thủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.
Và ván Mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.
Nguồn:
Trang Hạ - Tuổi Trẻ Cười
Trang Hạ - Tuổi Trẻ Cười
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!