
Mấy ngày hôm nay đi đâu cũng nghe người dân râm ran bàn tán về nghị định " phạt xe không chính chủ" . Hầu như ai cũng thắc mắc , phản đối. Nói vòng nói vo, câu kết luận chung nhất mà tôi thường nghe là: mấy ông bên trên hình như rãnh rỗi, hết việc làm hay sao mà ăn rồi ngồi nghĩ ra ba cái luật nực cười. Tôi và đồng nghiệp còn đùa với nhau là sắp tới còn phải làm thêm tờ chứng nhận " vợ chính chủ " hay " chồng chính chủ". Có người còn nói: công nhận mấy bác công an nhà mình nghĩ xa thiết. Trước khi đứa ra quyết định này họ đã cho người dân làm chứng mình thư có đầy đủ tên bố mẹ, người thân trong đó.
Qua những vụ việc như thế này, chúng ta có thể thấy là cơ quan chức năng nhà nước rất thiếu cân nhắc và suy nghĩ khi đưa ra những quyết định. Trước khi đưa ra những quyết định họ không hể tiến hành những cuộc trưng cầu dân ý. Khoan nói đến ảnh hưởng của nó đối với dân như thế nào, hãy tìm hiểu vì sao người dân phản ứng.
Hai lý do chính mà cơ quan chức năng đưa ra để giải thích cho việc áp dụng “cấm xe chính chủ” là: quản lý tội phạm và thu thuế đầy đủ.
1. Quản lý tội phạm
1. Quản lý tội phạm

Trong cuộc sống việc sử dụng chung xe và mượn xe qua lại là chuyện không thể tránh khỏi. Không chỉ có ở Việt Nam, bên Úc, bên Mỹ, bên Nga họ cũng mượn xe cả. Nêu bây giờ đi sâu vào việc quản lý này sẽ thấy bất cập rât lớn. Tôi nghĩ công an cứ dừng xe rồi hỏi giây tờ chinh chủ không thôi thì khỏi phải làm việc khác. Ở nước ngoài khi cảnh sát có muốn điều tra gì đó, họ chỉ cần gọi về tổng đài thì thông tìn chiếc xe đó có đầy đủ. Và người ta cũng chỉ làm việc với xe nằm trong danh sách xe gian, chứ ai lại đi hỏi chiếc xe đó mượn của ai?
2. Thất thu thuế.
Nhà nước cho rằng đang thất thu vì người mua xe cũ không sang tên. Rất nhiều bình luận, ý kiến đã giải thích tại sao họ không sang tên rồi. Quá bất hợp lý khi mà chiếc xe ôtô mới đã đóng đầy đủ các loại thuế (5 loại), giờ lại phải đóng tiếp cho mỗi lần mua bán. Phải hiểu rằng chiếc xe không phải là bất động sản. Chiếc xe chỉ là tài sản thông thường như cái tivi, laptop mà thôi. Chiếc xe cũ mua bán qua lại chỉ vì kẹt tiền, chứ không có sinh lời. Đó là chưa kể những trường hợp bố mẹ, anh chị, bạn bè cho nhau xe máy. Một chiếc xe đi đã 15 năm thì dựa vào tiêu chuẩn nào để định giá. Qua năm tháng, chiếc xe càng giảm mất giá trị, không còn bao nhiêu. Tại sao lại phải đóng phí?
Nếu thực hiện luật này một cách công bằng thì tôi nghĩ tình trạng thất nghiệp sẽ tăng lên chóng mặt. Tất cả những lái xe cho các hãng tắc xi, các công ty vận tải phải nghỉ việc, rồi nhứng người lại xe cơ quan...vv
Lợi chưa thấy đâu nhưng tại hại và nỗi lo của người dân hiện ra trước mắt.Tác hại của nghị định này là nó giúp cho CSGT có cớ để phạt tiền và nhũng nhiễu dân. Với con số trên 40% người đang đi xe “không chính chủ” thì tha hồ mà xử phạt. Và với cái phí cao cho việc sang tên như hiện nay thì cho dù bị phạt người ta cũng không đi làm giấy sang tên.
Tôi mạo muội đưa ra những giải pháp sau đây.
+ Tất cả những ai mua xe mới từ ngày 01/01/2013 đều phải làm giấy tờ chính chủ.
+ Các ngành chức năng hoặc các hãng, đại lý bán xe có trách nhiệm cấp cho người mua xe giấy chứng chỉ, kiều như tờ khai sinh hay chứng minh thư của xe đó. Khi người chủ này bán xe , sẽ trao cho chủ mới tờ chứng chỉ đó để anh ta đi làm thủ tục sang tên.
+ Thụ tục sang tên phải nhanh chóng đơn giản. Thuế người mua xe đã đóng khi mua lần đầu. Nhưng người chủ sau khi sang tên chỉ đóng một khoản tiền gọi là lệ phí giấy tờ.
Lợi chưa thấy đâu nhưng tại hại và nỗi lo của người dân hiện ra trước mắt.Tác hại của nghị định này là nó giúp cho CSGT có cớ để phạt tiền và nhũng nhiễu dân. Với con số trên 40% người đang đi xe “không chính chủ” thì tha hồ mà xử phạt. Và với cái phí cao cho việc sang tên như hiện nay thì cho dù bị phạt người ta cũng không đi làm giấy sang tên.
Tôi mạo muội đưa ra những giải pháp sau đây.
+ Tất cả những ai mua xe mới từ ngày 01/01/2013 đều phải làm giấy tờ chính chủ.
+ Các ngành chức năng hoặc các hãng, đại lý bán xe có trách nhiệm cấp cho người mua xe giấy chứng chỉ, kiều như tờ khai sinh hay chứng minh thư của xe đó. Khi người chủ này bán xe , sẽ trao cho chủ mới tờ chứng chỉ đó để anh ta đi làm thủ tục sang tên.
+ Thụ tục sang tên phải nhanh chóng đơn giản. Thuế người mua xe đã đóng khi mua lần đầu. Nhưng người chủ sau khi sang tên chỉ đóng một khoản tiền gọi là lệ phí giấy tờ.

Mong rằng cơ quan nhà nước, những người làm luật, quản lý luật nên cân nhắc suy nghĩ 7 lần trước khi đưa ra quyết định. Bởi quyết định nào khi áp dụng cũng ảnh hưởng sâu sắc đến dân.
Hoàng Thanh Hải
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!