Các nhà phân tích chỉ ra, sở dĩ Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra những động thái cương quyết với Trung Quốc bởi vì ông có sự hậu thuẫn vững chắc của khối đồng minh “Mỹ – Nhật – Hàn”, với những ràng buộc chặt chẽ về chính trị, quân sự và ngoại giao, môi trường để bày tỏ sự cứng rắn với Trung Quốc càng thêm thêm thuận lợi. Ông Abe tin rằng, một khi khối đồng minh này cùng ra tay thì sẽ lập thành một thế trận vững chắc để kiềm chế Trung Quốc.
Theo tin mới nhất từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản, sau những phát biển mạnh mẽ liên quan đến vấn đề Senkaku, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đích thân viết một bức thư gửi Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen, bày tỏ sự lo lắng trước các hành động “bành trướng trên biển” của Trung Quốc trong thời gian gần đây và đề nghị “bắt tay” với NATO chống lại sự trỗi dậy trên biển đáng lo ngại của Trung Quốc.
Thủ tướng Abe còn khẳng định, Nhật Bản hy vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm anh ninh, duy trì ổn định chính trị và sự phát triển thịnh vượng của khu vực Đông Á, đồng thời tìm kiếm nhận thức chung với NATO về vấn đề thay đổi của môi trường chiến lược trong khu vực, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai bên, đặc biệt là về vấn để này.
Theo tin của kênh truyền hình NHK của Nhật, bức thư trên còn khẳng định, Nhật Bản và NATO là đồng minh thân thiết có nhận thức chung về nhiều giá trị quan điểm, Nhật hy vọng từ nay về sau sẽ thắt chặt quan hệ hợp tác bảo đảm an ninh trong khu vực với NATO. Ngoài ra kênh truyền hình này còn cho biết, sau khi trở lại nhậm chức lần thứ 2, ông Shinzo Abe sẽ tăng cường quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, đẩy mạnh hợp tác với NATO trên các vấn đề cốt lõi là ngoại giao và bảo đảm an ninh nhằm kiềm chế Trung Quốc và Triều Tiên.
Trước đó Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định sẽ xây dựng quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ và Australia, xây dựng liên minh hợp tác chiến lược về an ninh Nhật – Mỹ – Ấn; mặt khác tăng cường cung cấp tàu tuần duyên và hợp tác quân sự với Philippines; sau đó thoái vốn đầu tư đồng thời rút các cơ sở kinh tế Nhật ở Trung Quốc chuyển hướng sang Myanmar . Với hàng loạt động thái trên, cùng với quyết định sẽ đóng thêm 10 tàu tuần duyên mới và xây dựng “lực lượng đặc biệt Senkaku”, rõ ràng Nhật đã chuẩn bị cho một cuộc “tổng tấn công” về chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc. Và bức thư gửi Tổng thư ký NATO Rasmussen có thể sẽ là “cái bắt tay cuối cùng” khép chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc.
Theo ANTD
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!