Ông Nguyễn Bá Thanh cho hay, mặc dù “phải tính từng giờ vì thời gian của tôi còn với TP này rất ít” nhưng ông vẫn yêu cầu UBND TP.Đà Nẵng tổ chức hội nghị “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP” để ông “phát biểu mấy lời vì chắc là không còn có dịp nào để phát biểu nữa”.
Và đây có lẽ là lần đầu tiên người ta thấy ông Nguyễn Bá Thanh “lôi hết ruột gan” như lời ông nói để đề cập đến nhiệm vụ hết sức nặng nề mà ông được trung ương giao trong thời gian tới là ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính trung ương, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương.
Đề
cập tới nội dung chính của hội nghị là “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước”, ông Nguyễn Bá Thanh chỉ rõ: “Tham nhũng có
ở mọi cấp độ, lĩnh vực nhưng trong xây dựng cơ bản thì tham nhũng là
nặng nề nhất, đặc biệt là ở khâu tư vấn thiết kế”.
Về việc đấu thầu các công trình, "xem mấy ông yếu kém không có đủ năng lực thì kiên quyết không cho đấu thầu. Mấy ông yếu về mặt tài chính mà cứ cho đấu thầu, nhận xong làm ầu ơ ví dầu biết đến bao giờ mới xong. Tốt nhất là nên loại ngay. Yếu thì đừng cho ra gió", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu.
Lấy ví dụ tuyến đường từ cầu Tuyên Sơn đi Hòa Cầm quá kém chất lượng, chỉ mới đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã xuống cấp, ông nhận định đó là do "giám sát quá kém". Trong khi tuyến đường từ cầu Tuyên Sơn đi cảng Tiên Sa do nước ngoài giám sát "nên đến bây giờ vẫn tốt".
"Tôi chỉ so sánh hai con đường đó để cho thấy công tác giám sát của ta có cũng như không. Mấy ông ngồi trong quán cà phê nhìn ra, được dúi cho cái phong bì là im ngay. Thử hỏi làm sao cho chất lượng. Còn giám sát nước ngoài, nhà thầu làm ẩu là bắt đào lên làm lại, chết liền", Bí thư Đà Nẵng nói.
Ông nêu đích danh từng ban quản lý các công trình của thành phố yếu kém, đồng thời đề nghị chấn chỉnh ngay công tác cán bộ, kiện toàn bộ máy của các ban quản lý công trình.
Về việc đấu thầu các công trình, "xem mấy ông yếu kém không có đủ năng lực thì kiên quyết không cho đấu thầu. Mấy ông yếu về mặt tài chính mà cứ cho đấu thầu, nhận xong làm ầu ơ ví dầu biết đến bao giờ mới xong. Tốt nhất là nên loại ngay. Yếu thì đừng cho ra gió", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu.
Lấy ví dụ tuyến đường từ cầu Tuyên Sơn đi Hòa Cầm quá kém chất lượng, chỉ mới đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã xuống cấp, ông nhận định đó là do "giám sát quá kém". Trong khi tuyến đường từ cầu Tuyên Sơn đi cảng Tiên Sa do nước ngoài giám sát "nên đến bây giờ vẫn tốt".
"Tôi chỉ so sánh hai con đường đó để cho thấy công tác giám sát của ta có cũng như không. Mấy ông ngồi trong quán cà phê nhìn ra, được dúi cho cái phong bì là im ngay. Thử hỏi làm sao cho chất lượng. Còn giám sát nước ngoài, nhà thầu làm ẩu là bắt đào lên làm lại, chết liền", Bí thư Đà Nẵng nói.
Ông nêu đích danh từng ban quản lý các công trình của thành phố yếu kém, đồng thời đề nghị chấn chỉnh ngay công tác cán bộ, kiện toàn bộ máy của các ban quản lý công trình.
Nói đến tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh đề cập đến lĩnh vực ngân hàng và nhắc lại điều ông từng nhiều lần phát biểu: “Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng, ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ”. Nhưng cái mới ở lần này là ông đưa ra ngay hướng xử lý: “Nội cái đó là bắt ngay cán bộ ngân hàng “trời ơi” đó, bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết. Ai cho phép ông nâng khống giá trị miếng đất từ 100 tỉ lên 500 tỉ?”.
Ông Nguyễn Bá Thanh chỉ rõ: “Tham ô, tham nhũng, lấy tiền ngân hàng ra là như thế đấy. Không có ú ớ gì nữa, không có “vô tình” gì nữa hết. Ông nâng lên để rồi người vay cho lại mấy tỉ liền, nên ổng nhắm mắt định giá khống. Nên bây giờ mới xảy ra nợ xấu ngân hàng, cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ có ít đâu. Chừ ôm cục đất đó khóc, không biết làm chi hết!”.
Rồi với tư cách Trưởng Ban Nội chính TW, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái (của lĩnh vực ngân hàng), cho “hốt liền”, không nói nhiều. Cho nên một số ông giờ đang ngồi run. Mấy cái đó ông lãnh đạo kiểu gì? Ông có phải học sinh mẫu giáo đâu, ổng quá trời lãi nhưng vẫn cố tình làm như thế để kiếm chác. Đó là ăn mà còn phá nữa nhưng chả ai nói gì!”.
Cũng nói về cái lối “vừa ăn vừa phá”, ông Nguyễn Bá Thanh nhắc lại chuyện: “Rước cái tàu cũ rích của người ta đáng giá có một đồng, ông về hô lên 5 – 7 đồng, xử ra mua rồi bên bán cho ổng mấy đồng nữa. Chừ ôm đống sắt vụn bán cũng không có người mua. Thiệt thảm thương. Để rồi ông thì vô tù, ông chạy ra nước ngoài cũng bị bắt cổ về. Làm ăn như thế đấy, vừa ăn rồi lại vừa phá nữa, phá tàn canh!”.
Điều đáng giận đó, theo ông Nguyễn Bá Thanh, lại diễn ra “trong khi bữa ni trời rét lạnh như thế này, ở một số vùng xa xôi, người dân phải đi chân trần chứ không có dép mà mang”. Và ông chỉ rõ nguyên nhân: “Làm kiểu đó thì còn mô dép mà mang? Làm kinh tế phải đóng góp vô, phải ra đồng tiền bát gạo để chăm lo cho những người dân như thế, chứ làm mà “vừa ăn vừa phá” kiểu này thì chết. Nát cả nền kinh tế ra!”, và chỉ làm đất nước nghèo thêm.
Ông Nguyễn Bá Thanh chỉ rõ: “Tham ô, tham nhũng, lấy tiền ngân hàng ra là như thế đấy. Không có ú ớ gì nữa, không có “vô tình” gì nữa hết. Ông nâng lên để rồi người vay cho lại mấy tỉ liền, nên ổng nhắm mắt định giá khống. Nên bây giờ mới xảy ra nợ xấu ngân hàng, cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ có ít đâu. Chừ ôm cục đất đó khóc, không biết làm chi hết!”.
Rồi với tư cách Trưởng Ban Nội chính TW, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái (của lĩnh vực ngân hàng), cho “hốt liền”, không nói nhiều. Cho nên một số ông giờ đang ngồi run. Mấy cái đó ông lãnh đạo kiểu gì? Ông có phải học sinh mẫu giáo đâu, ổng quá trời lãi nhưng vẫn cố tình làm như thế để kiếm chác. Đó là ăn mà còn phá nữa nhưng chả ai nói gì!”.
Cũng nói về cái lối “vừa ăn vừa phá”, ông Nguyễn Bá Thanh nhắc lại chuyện: “Rước cái tàu cũ rích của người ta đáng giá có một đồng, ông về hô lên 5 – 7 đồng, xử ra mua rồi bên bán cho ổng mấy đồng nữa. Chừ ôm đống sắt vụn bán cũng không có người mua. Thiệt thảm thương. Để rồi ông thì vô tù, ông chạy ra nước ngoài cũng bị bắt cổ về. Làm ăn như thế đấy, vừa ăn rồi lại vừa phá nữa, phá tàn canh!”.
Điều đáng giận đó, theo ông Nguyễn Bá Thanh, lại diễn ra “trong khi bữa ni trời rét lạnh như thế này, ở một số vùng xa xôi, người dân phải đi chân trần chứ không có dép mà mang”. Và ông chỉ rõ nguyên nhân: “Làm kiểu đó thì còn mô dép mà mang? Làm kinh tế phải đóng góp vô, phải ra đồng tiền bát gạo để chăm lo cho những người dân như thế, chứ làm mà “vừa ăn vừa phá” kiểu này thì chết. Nát cả nền kinh tế ra!”, và chỉ làm đất nước nghèo thêm.
Nguồn: VietNamNet.VN
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!