Nhiều lúc tôi không ngờ nổi rằng mình trở thành bác sĩ. Không ngờ tôi lại khoác trên mình bộ blu trắng.
Thế là thế nào? Khi tôi học cấp ba, tôi ước mơ trở thành một kiến trúc sư, nhưng vì tôi học khôi D, nên không thể học ngành đó. Lúc đó tôi lại thay đổi ước mơ thành một phiên dịch viên. Ước mơ không thành, tôi sang Nga học ngành cơ khi lăp ráp. Học xong vì hoàn cảnh gia đình tôi ở lại buôn bán. Thế rồi cho đến một ngày tôi gục ngã, thân tàn ma dại vì cơn bão bệnh, tôi phải năm viện gần tám tháng trời. Suốt tám tháng đó những người bác sĩ, những nứ y tá đã nhiệt tình chữa trị và dành giật lại sự sống cho tôi từ bàn tay thần chết. Hình ảnh , những khuôn mắt nhân từ của họ mãi không bao giờ quên trong tâm trí của tôi. Có lé chính họ ảnh hưởng rất nhiều tới sự lựa chọn học nghề y của tôi mấy năm sau đó.
Điều gì đến thì nó sẽ phải đến. Có một ngày, tôi vứt bỏ tất cả, rời bỏ chốn thương trường bon chen, bỏ lại sau lưng nhưng khô đau của tan vỡ gia đình, bỏ lại sau lưng nhưng lo toan, nhưng lời gàn và cả những lời đàm tiếu, với hai bàn tay trắng tôi bước chân vào cổng trường đại học y khoa khi tròn 36 tuổi. Cuộc đời một năm dự bị, và năm năm học chuyên ngành nha khoa đến với tôi tự nhiên quá, bình thản qua và cũng qua bất ngờ.
Nhưng ngày tháng miệt mài trên giảng đường, những tháng hè đi thực tập, lần trở lại cái bệnh viện mấy năm trước tôi đã điệu trị ở đó, cuộc gặp mặt lại bà bác sí đã đứng ra chịu trách nhiệm mổ cho tôi , những thầy cô giáo, những vị giáo sư tận tuỵ, bà quản lý ký túc xá nhân hậu và bao người khác nữa đã cho tôi hiểu thật nhiều điều đáng quý. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Năm tháng dài sinh viên trường y khoa là dịp cho tôi thực hiện ước mơ dang dở của tuổi trẻ, khoảng thời gian cho tôi xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.
Thực lòng ngày bước chân vào trường y tôi cũng có nghĩ không biết có ngày ra không nữa, hay tôi sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng. Ai cũng bảo trường y học khó mà tôi thì đã quên gần hết những gì đã học. Tất cả phải bắt đầu từ con số không. Cả ngôn ngữ cũng vậy. Tiếng Nga của tôi lâu nay là tiếng Nga đường phố, tiếng để chửi lại những kẻ nhục mạ mình, tiếng để đối phó với công an , với những tên ăn cắp vặt, bọn bảo kê. Giờ là những từ chuyên ngành, những từ trong sáng như: y khoa, giáo sư, tình bạn, tình yêu, trái tim, khối óc, hệ thần kình, hơi thở, lòng nhân hậu, tình yêu thương, lời thề...Lúc đó tôi chẳng có gì cả ngoài lòng quyết tâm. Tự nhủ từ nay phải sống trách nhiệm hơn. Từ trước tới nay mình đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu!
Thế rồi cũng tới ngày tôi ra trường. Ngày ông phó hiệu trưởng đọc tên tôi lên nhận bằng tôi đã thầm khóc vì súc động. Sung sướng và hãnh diện với bản thân mình biết bao. 23 tháng 6 ngày lễ tốt nghiệp thường niên hàng năm của trường tôi . Ngày ấy năm 2009 ngày tôi khoác bộ đồng phục trong ngày lễ tốt nghiệp của đời mình.
Ngày đó tôi nhớ ngày đầy nắng, tất cả những loài cây trong sân trường căng đầy nhứa sống, một rừng bè bạn với những nụ cười rạng rỡ trên môi...ngày đó tôi nhớ mãi
Thế là thế nào? Khi tôi học cấp ba, tôi ước mơ trở thành một kiến trúc sư, nhưng vì tôi học khôi D, nên không thể học ngành đó. Lúc đó tôi lại thay đổi ước mơ thành một phiên dịch viên. Ước mơ không thành, tôi sang Nga học ngành cơ khi lăp ráp. Học xong vì hoàn cảnh gia đình tôi ở lại buôn bán. Thế rồi cho đến một ngày tôi gục ngã, thân tàn ma dại vì cơn bão bệnh, tôi phải năm viện gần tám tháng trời. Suốt tám tháng đó những người bác sĩ, những nứ y tá đã nhiệt tình chữa trị và dành giật lại sự sống cho tôi từ bàn tay thần chết. Hình ảnh , những khuôn mắt nhân từ của họ mãi không bao giờ quên trong tâm trí của tôi. Có lé chính họ ảnh hưởng rất nhiều tới sự lựa chọn học nghề y của tôi mấy năm sau đó.
Điều gì đến thì nó sẽ phải đến. Có một ngày, tôi vứt bỏ tất cả, rời bỏ chốn thương trường bon chen, bỏ lại sau lưng nhưng khô đau của tan vỡ gia đình, bỏ lại sau lưng nhưng lo toan, nhưng lời gàn và cả những lời đàm tiếu, với hai bàn tay trắng tôi bước chân vào cổng trường đại học y khoa khi tròn 36 tuổi. Cuộc đời một năm dự bị, và năm năm học chuyên ngành nha khoa đến với tôi tự nhiên quá, bình thản qua và cũng qua bất ngờ.
Nhưng ngày tháng miệt mài trên giảng đường, những tháng hè đi thực tập, lần trở lại cái bệnh viện mấy năm trước tôi đã điệu trị ở đó, cuộc gặp mặt lại bà bác sí đã đứng ra chịu trách nhiệm mổ cho tôi , những thầy cô giáo, những vị giáo sư tận tuỵ, bà quản lý ký túc xá nhân hậu và bao người khác nữa đã cho tôi hiểu thật nhiều điều đáng quý. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Năm tháng dài sinh viên trường y khoa là dịp cho tôi thực hiện ước mơ dang dở của tuổi trẻ, khoảng thời gian cho tôi xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.
Thực lòng ngày bước chân vào trường y tôi cũng có nghĩ không biết có ngày ra không nữa, hay tôi sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng. Ai cũng bảo trường y học khó mà tôi thì đã quên gần hết những gì đã học. Tất cả phải bắt đầu từ con số không. Cả ngôn ngữ cũng vậy. Tiếng Nga của tôi lâu nay là tiếng Nga đường phố, tiếng để chửi lại những kẻ nhục mạ mình, tiếng để đối phó với công an , với những tên ăn cắp vặt, bọn bảo kê. Giờ là những từ chuyên ngành, những từ trong sáng như: y khoa, giáo sư, tình bạn, tình yêu, trái tim, khối óc, hệ thần kình, hơi thở, lòng nhân hậu, tình yêu thương, lời thề...Lúc đó tôi chẳng có gì cả ngoài lòng quyết tâm. Tự nhủ từ nay phải sống trách nhiệm hơn. Từ trước tới nay mình đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu!
Thế rồi cũng tới ngày tôi ra trường. Ngày ông phó hiệu trưởng đọc tên tôi lên nhận bằng tôi đã thầm khóc vì súc động. Sung sướng và hãnh diện với bản thân mình biết bao. 23 tháng 6 ngày lễ tốt nghiệp thường niên hàng năm của trường tôi . Ngày ấy năm 2009 ngày tôi khoác bộ đồng phục trong ngày lễ tốt nghiệp của đời mình.
Ngày đó tôi nhớ ngày đầy nắng, tất cả những loài cây trong sân trường căng đầy nhứa sống, một rừng bè bạn với những nụ cười rạng rỡ trên môi...ngày đó tôi nhớ mãi
Hoàng Thanh Hải
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!