Nguyên Sa |
Chiếc Áo Lụa Hà Đông
sống đời cùng núi sông
bởi tình thơ bát ngát
thở mặn nồng bên trong
đời có thật thong dong
chẳng giọt rượu dính lòng
vẫn Một Mình Một Ngựa
tặng đời những nhánh bông..
sống đời cùng núi sông
bởi tình thơ bát ngát
thở mặn nồng bên trong
đời có thật thong dong
chẳng giọt rượu dính lòng
vẫn Một Mình Một Ngựa
tặng đời những nhánh bông..

Thi sĩ Nguyên Sa (tên thật Trần Bích Lan) sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nội, mất ngày 18/4/1998 tại Mỹ. Trong cuốn hồi ký của mình, ông viết: "Tôi thích được giới thiệu bằng cách đọc lên một bài thơ Nguyên Sa. Đó là cách giới thiệu được cả Nguyên Sa ý thức và vô thức, cho thấy bản ngã của người làm thơ tương đối đầy đủ nhất, cả bản ngã đã có, bản ngã đang có, và bản ngã muốn có. Những bài thơ khác biệt mang lại bản ngã khác biệt…". Vì vậy, để hiểu Nguyên Sa không có phương pháp nào đáng tin cậy bằng sự nghiêm túc đọc lại thơ Nguyên Sa.

Phác họa về nhà thơ Nguyên Sa.

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn.
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh (Áo lụa Hà Đông)
Hoắc:
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường (Tuổi mười ba)
Hoặc:

Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm.
Chả biết tay ai làm lá sen (Paris có gì lạ không em)
Và:
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn.
Nếu em sợ thời gian dài vô tận (Tháng sáu trời mưa).
Những bài thơ được phổ nhạc ấy cứ bồng bềnh từ thế hệ này sang thế hệ kia, khiến nhiều bài thơ khác của Nguyên Sa ít nhiều bị che khuất, kể cả những câu thơ độc đáo miêu tả chiếc áo dài dân tộc Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay. Tuy nhiên, nếu đọc thơ Nguyên Sa viết sau năm 1975 ở hải ngoại, vẫn nhận ra nét hào hoa riêng biệt. Trong tập Hoa sen và hoa đào được sáng tác khoảng thời gian 1982-1988, có những câu thơ mang đậm phong cách Nguyên Sa như:
Anh nhớ em ngồi áo trắng thon.
Ngàn năm còn mãi lúc gần quen.
Em gầy như liễu trong thơ cổ.
Anh bỏ trường thi lúc ...
Thịnh Đường hay Phương Đông vào chỗ hồng lên má.
Chiều xuống lưng chừng mái tóc thưa.
Nguyên Sa từng xuất bản cuốn sách biên khảo triết học Descartes nhìn từ phương Đông, nhưng trả lời phỏng vấn của nhà văn Vũ Bằng vào năm 1972, thì ông vẫn khẳng định: Nói triết lý sa sả, e rằng sẽ là người tự kiêu. Nhất là trong thơ, càng nhiều triết lý càng mất tính cách của thơ. Theo tôi, thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng. Suy nghiệm đó được Nguyên Sa thể hiện rất rõ trong những bài lục bát. Thơ Việt Nam đã từng tự hào về lục bát Nguyễn Du, lục bát Nguyễn Bính, lục bát Huy Cận thì có lẽ những ai yêu thể thơ truyền thống cũng cần lưu ý lục bát Nguyên Sa. Sáu chữ và tám chữ được Nguyên Sa vận hành khá tự nhiên và nhịp nhàng đến mức phẩm chất thi ca tuôn chảy vào lòng độc giả một cách bất ngờ.
Anh nhớ em ngồi áo trắng thon.
Ngàn năm còn mãi lúc gần quen.
Em gầy như liễu trong thơ cổ.
Anh bỏ trường thi lúc ...
Thịnh Đường hay Phương Đông vào chỗ hồng lên má.
Chiều xuống lưng chừng mái tóc thưa.

Khi gặp Mây hồng bâng khuâng:
Những chiều sương kín đầu non.
Hỏi nhau nhè nhẹ sao buồn chi em
Hỏi nhau nhè nhẹ sao buồn chi em
Khi muốn Tháo gỡ giăng mắc ngậm ngùi:
Ta nằm tháo gỡ cơn mưa.
Cầu vồng tràn núi cũng vừa bắc ngang.
Trong thơ ta gọi là nàng.
Nói năng lẫm liệt, tình càng thâm sâu.
Trời cao có núi bắc cầu.
Trong ta vực thẳm cúi đầu nghe mưa
Cầu vồng tràn núi cũng vừa bắc ngang.
Trong thơ ta gọi là nàng.
Nói năng lẫm liệt, tình càng thâm sâu.
Trời cao có núi bắc cầu.
Trong ta vực thẳm cúi đầu nghe mưa
Hoặc khi đăm đắm hiu quạnh thân phận:
Bỏ tay vào túi buổi chiều.
Lấy ra hiu quạnh với nhiều bản thân.
Còn hiu quạnh chỗ mộ phần.
Tấm bia màu trắng mấy lần quạnh hiu
Lấy ra hiu quạnh với nhiều bản thân.
Còn hiu quạnh chỗ mộ phần.
Tấm bia màu trắng mấy lần quạnh hiu
Và khi hân hoan Ngày khỏi bệnh nhận ra:
Thương ghê màu áo hoa cà.
Mộng mơ bật sáng trên da thịt người.
Mộng mơ bật sáng trên da thịt người.


Nguyên Sa chột dạ về Mật khẩu đời mình:
Mỗi lần Thượng đế mở toang lồng ngực và bước vào
Tôi sợ đến nín thở
Tôi sợ ông gọi cửa không được
Tôi sợ ông quên mật khẩu
Tôi sợ ông quay ra hỏi
Tôi sẽ không biết trả lời sao
Vì tôi cũng không nhớ"
Nguyên Sa chột dạ về Ký ức người vợ sắt son đi cùng ông suốt hành trình long đong duyên nợ:

Nguyên Sa chột dạ về những Mặt nạ chập chờn lẩn khuất
Chiếc mặt nạ ngay sát lần da mặt, gắn vào hay tháo gỡ đều đòi hỏi nhiều thời gian. Làn da mặt dính vào thịt xương gắn vào hay tháo gỡ càng lâu hơn. Không thể đo được thời gian tìm kiếm những chiếc mặt nạ. Ở dưới làn da mặt dính vào thịt xương
Nguyên Sa chột dạ về Con sông ngược xuôi bất tận miền khát vọng
Suối cạn là nghĩa trang biết thở dài của dòng sông. Sa mạc là nghĩa trang khác, nghĩa trang biết khóc của dòng sông. Vật nào cũng có hai nghĩa trang. Một vật bao giờ cũng có hai tên. Tên nó và tên ước mơ của nó. Nghĩa trang của nó và nghĩa trang của ước mơ. Có lúc tôi thích được gọi bằng tên tôi. Có lúc tôi thích được gọi bằng tên ước mơ của tôi. Đó là lý do tôi ký tên em khi làm thơ

Ngọn đèn chiếu xuống bức tranh
Cầm lên Hà Nội thấy đình miếu xưa
Tiễn nhau nhớ Tháng Giêng, mưa
Sông Hồng nước động bóng chưa nhập hình
Tiễn anh linh hiển u linh
Cấu vào da thịt thấy mình bỏ đi
Vậy là Nguyên Sa đã yên nghỉ mười năm ở California. Mọi vui buồn và được mất cũng đã lắng dịu đi, đủ để những người bây giờ bình tâm phác thảo một chân dung thơ Nguyên Sa. Ông đã đến với chúng ta, đã sống với chúng ta, đã rời xa chúng ta, và đã gửi lại những câu thơ dâng hiến cả cuộc đời. Gần nửa thế kỷ miệt mài với thơ, Nguyên Sa canh cánh "luôn luôn làm sao để không giống mình, để trở thành một người khác mình, thì đó chính là cách thức, cách thế để trở thành chính mình".
Tuy Hòa – Evan
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!