Powered By Blogger





Tuesday, 29 October 2013

Quảng Châu - Bài học cho giao thông Việt Nam









Thành phố Quảng Châu trước ngày cấm xe máy.




Thành phố Quảng Châu có diện tích hơn 7000 km, dân số thường trú hơn 10 triệu người, là đô thị có diện tích rộng lớn, dân số đông đúc. Vào năm 1998, khi đến thành phố Quảng Châu và thành phố Phật Sơn - Quảng Đông, trên đường phố cũng thấy rất nhiều xe máy như ở Việt Nam. Nhưng lúc đó mọi người bắt buộc phải đội nón bảo hiểm, Việt Nam thì chưa.

Những lý do được chính quyền thành phố Quảng Châu nêu ra khi cân nhắc cấm xe máy là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, tăng nguy cơ tai nạn và tử vong, hoạt động xe ôm trái phép, giao thông hỗn loạn, làm xấu hình ảnh của một đô thị hiện đại, nạn trộm cắp, cướp giật và mất an ninh trật tự.


Tiếng ồn đo được khi một chiếc xe máy chạy qua có thể lên tới 80,4dB và khi xe nổ máy là từ 90-100dB, cao hơn tiếng ồn do ô tô gây ra 31dB và cao hơn tiêu chuẩn tiếng ồn môi trường cho phép (55dB) và tiếng ồn giao thông (70dB) của thành phố Quảng Châu. Về nguy cơ tai nạn, chỉ riêng nửa đầu năm 2003, số vụ tai nạn xe máy ở Quảng Châu lên tới 3.044, với 363 người tử vong (trung bình mỗi ngày có 2 người thiệt mạng do tai nạn giao thông), và trong đó, số người tử vong do tai nạn xe máy chiếm tới 43,61%. Những chiếc xe máy ồn ào len lỏi trong ngõ nhỏ vừa gây mất trật tự, vừa mất an toàn cho người dân.  Vỉa hè dành cho người đi bộ cũng bị xe máy chiếm dụng. Ngoài ra, việc xe ôm dồn về các bến xe buýt, tàu điện ngầm, dù tiện lợi cho nhu cầu đi lại của người dân nhưng lại gây nên tình trạng giao thông lộn xộn, ảnh hưởng tới không gian của người đi bộ. Xe ôm thường đứng trên vỉa hè và quanh khu bến xe buýt, nơi tập trung đông người đi bộ, người bán hàng rong, người đứng chờ xe buýt... tạo nên khung cảnh lộn xộn, mất an ninh trật tự.

Ngày 1/1/2007:

Đó là ngày chính quyền Tp Quảng Châu chính thức cấm xe máy lưu thông trong thành phố. Trước khi lệnh cấm hiệu lực thành phố Quảng Châu đã từng bước áp dụng một số biện pháp hạn chế xe máy từ đầu thập niên 90, như hạn chế đăng ký xe máy, cấm xe máy mang biển đăng ký ngoại thành vào 8 quận nội thành từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối (từ tháng 10/1991), ngừng cấp đăng ký xe máy từ năm 1995, cấm xe máy trên một số tuyến đường, cấm xe máy ngoại thành vào nội thành từ năm 1999...

Từ ngày 1/1/2007, lệnh cấm hoàn toàn xe máy chính thức có hiệu lực tại Quảng Châu. Cảnh sát đã lập 30 điểm kiểm tra trên khắp thành phố để thực thi lệnh cấm. Hiệu quả là giảm hắn tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông ở Quảng Châu.
Từ khi Quảng Châu cấm xe máy thì thành phố rất thông thoáng, không kẹt xe, hiện đại và sạch sẽ. Sau đó nhiều thành phố khác ở Trung Quốc bắt đầu bắt chước Quảng Châu.

Và sau ngày cấm: 








Trong khoảng 15 năm qua, từ một thành phố rộng chỉ 57 km2 với vài triệu dân, Quảng Châu đã mở rộng thành 7.400 km2 và có hơn 15 triệu dân sinh sống, làm ăn rất nhộn nhịp, sầm uất, thu hút du khách thế giới đông đảo, bao gồm khách đầu tư, khách tham qua du lịch... Quảng Châu thay da đổi thịt hàng ngày, đáng kinh ngạc. Du khách đã từng đến và quay lại sẽ thấy sự phát triển hiện đại kỳ lạ. Hiện nay Quảng Châu có tòa nhà Citic Tower là 1 trong 10 tòa nhà cao nhất trên thế giới.

Thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc lúc nào cũng tấp nập bởi dòng xe cộ qua lại, nội thành không thấy bóng dáng xe 2 bánh. Nhìn chung, hệ thống giao thông công cộng của Quang Châu phát triển khá đồng bộ và khoa học. Nó phục vụ khá tốt nhu cầu của 15 triệu dân thành phố. Chỉ hơn 6 năm từ lúc chính quyền Quảng Châu cấm xe máy thì bộ mặt thành phố thay đổi hẳn. Trước đây Quảng Châu như vương quốc đầy xe máy, một thành phố tiêu biểu của các nước thế giới thứ 3. Không phủ nhận là Quảng Châu đã có bước chuẩn bị dài từ năm 1997 để thành phố thoát khỏi nền văn minh xe 2 bánh. Giờ đây du khách đến Trung Quốc không khỏi ngạc nhiên về sự thịnh vượng của thành phố này, không thua gì về sự xa hoa, giàu có, văn minh so với các nước phương tây.

Còn Hà nội và TP.HCM chừng nào sẽ thoát khỏi nền văn minh 2 bánh đây? câu hỏi dành cho các vị lãnh đạo và những người hoạch định chính sách.


Trần Hoàng Duy
Theo diễn đàn vfpress.vn



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên