Năm 1991, khi thăm chính thức
Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc
to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh
nhau với đế quốc to nào cả”.
Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ
trích vì chính sách “ngoại giao cây tre” nhưng đổi lại người dân Thái đã
tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Không chỉ có người Thái, cho đến
trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã
từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện
chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người
Nhật nhận ra họ đang đối diện không phảivới một “mandi” mà là một đế
quốc. Thay vì “tuẫn tiết”, Thiênhoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa
giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa
trở nên hùng mạnh.
Tinh thần độc lập cũng vô cùng
cao cả. Nhưng, như Hồ ChíMinh nói: “Nước độc lập mà dân không có tự do,
hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa”. Năm 1999, người Úc đã
từng trưng cầu dân ý về việc họ có nên thay thế quan toàn quyền của Nữ
Hoàng Anh bằng một chế độ cộng hòa tổng thống (độc lập) hay không, kết
quả là đa số dân Úc đã nói không. Bởi, điều quan trọngnhất là hạnh phúc
và tự do thì người dân đã có.
Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi
là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng
sản. Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh
giá bản chất của cuộc chiến tranh. Nếu những người cộng sản tin những
gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo “lời dạy của Hồ Chí Minh”,
thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân
chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.
Cái ngày mà đảng cộng sản Việt
Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có
không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng.
Huy Đức-Fb
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!