Ít lâu trước, câu chuyện đào tạo nghề ở Đam Rông, Lâm Đồng đã được đưa lên báo với một câu lạ “đào tạo…nghèo”.
Hoàn toàn không có sự nhầm lẫn gì ở đây cả.
Đại khái bài báo kể lại chuyện một phụ nữ người Nùng là Nông Thị Keo cùng với hàng trăm chị em khác “hăm hở học nghề” mây tre đan, một nghề “phi nông nghiệp”, với hy vọng có được một việc làm, hoặc đơn giản hơn, để có miếng bỏ bụng. Mất 1 năm đi học, chị Keo, cùng với 149 chị em khác sau đó… tiếp tục thất nghiệp khi “không có việc, cũng chẳng biết làm gì”.
Đến bây giờ, không biết chừng chị lại tiếp tục theo học một nghề gì đó và tiếp tục thất nghiệp ngay sau khi học nghề.
Đại khái bài báo kể lại chuyện một phụ nữ người Nùng là Nông Thị Keo cùng với hàng trăm chị em khác “hăm hở học nghề” mây tre đan, một nghề “phi nông nghiệp”, với hy vọng có được một việc làm, hoặc đơn giản hơn, để có miếng bỏ bụng. Mất 1 năm đi học, chị Keo, cùng với 149 chị em khác sau đó… tiếp tục thất nghiệp khi “không có việc, cũng chẳng biết làm gì”.
Đến bây giờ, không biết chừng chị lại tiếp tục theo học một nghề gì đó và tiếp tục thất nghiệp ngay sau khi học nghề.
Chúng ta có một cái kết không thể tệ hơn cho câu chuyện chị Keo ở Đam
Rông: Tiền nhà nước bỏ ra một cách lãng phí cho việc đào tạo một nghề mà
địa phương không có nhu cầu. Chị em, trong phạm trù người lao động nói
chung, bỏ phí không ít thời gian, trí lực, và cả hy vọng nhưng không thu
được dù chỉ chút xíu lợi ích. Lợi ích nếu có, chỉ là công việc và thu
nhập cho cán bộ dạy nghề.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương có lần tâm sự: Chúng ta cứ khăng khăng mở lớp học sửa chữa xe máy cho bà con thì tôi nghĩ là không thiết thực. Ở vùng cao, số ít người có xe gắn mát để đi, thế thì đào tạo xong làm sao người ta có thể sống bằng nghề trên địa bàn được.
Đào tạo nghề sửa xe máy cho vùng đồng bào chủ yếu đi ngựa. Đào tạo mây tre đan ở địa bàn doanh nghiệp cần người hái cà phê. Trong một hiện thực chung là dạy những gì người dạy có khả năng dạy. Đào tạo nghề kiểu buôn vịt giời như thế thì đúng là đào tạo nghèo. Không sai.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương có lần tâm sự: Chúng ta cứ khăng khăng mở lớp học sửa chữa xe máy cho bà con thì tôi nghĩ là không thiết thực. Ở vùng cao, số ít người có xe gắn mát để đi, thế thì đào tạo xong làm sao người ta có thể sống bằng nghề trên địa bàn được.
Đào tạo nghề sửa xe máy cho vùng đồng bào chủ yếu đi ngựa. Đào tạo mây tre đan ở địa bàn doanh nghiệp cần người hái cà phê. Trong một hiện thực chung là dạy những gì người dạy có khả năng dạy. Đào tạo nghề kiểu buôn vịt giời như thế thì đúng là đào tạo nghèo. Không sai.
“Không thể có việc làm bền vững nếu không qua đào tạo”, Chủ tịch QH
Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trong phiên Ủy ban TVQH thảo luận về luật
Việc làm hôm qua.
Nhưng thực tế đào tạo nghề thì sao?
“Ngay ở quê hương Bác. Trung tâm việc làm chỉ mấy cục sắt nằm ngoài sân. Các đồng chí về mà xem. Một ông giám đốc Công ty Ladoda phát biểu: “Các cháu qua đào tạo về đây đều không làm được”. Còn cô lao động trả lời mất 3 năm học nghề, vừa tốn tiền bạc, vừa mất 3 năm tuổi trẻ mà vẫn không làm được việc, vẫn phải học lại”.
“Không một thứ đào tạo nghề nào, một ngành nghề nào mà về cơ quan không phải đào tạo lại. Tôi xin nói thẳng với các đồng chí thế. Tài chính, hải quan, ngân hàng nghề nào cũng qua đào tạo và muốn làm được phải đào tạo lại tại cơ sở. Chưa kể đào tạo lao động ra nước ngoài. Không qua một khâu đào tạo lại của họ nữa thì không thể làm nổi”.
“Đây có phải là một vấn đề xã hội đang được đặt ra không?”
Chưa kể đến vấn đề giáo dục văn hóa.
Nhưng thực tế đào tạo nghề thì sao?
“Ngay ở quê hương Bác. Trung tâm việc làm chỉ mấy cục sắt nằm ngoài sân. Các đồng chí về mà xem. Một ông giám đốc Công ty Ladoda phát biểu: “Các cháu qua đào tạo về đây đều không làm được”. Còn cô lao động trả lời mất 3 năm học nghề, vừa tốn tiền bạc, vừa mất 3 năm tuổi trẻ mà vẫn không làm được việc, vẫn phải học lại”.
“Không một thứ đào tạo nghề nào, một ngành nghề nào mà về cơ quan không phải đào tạo lại. Tôi xin nói thẳng với các đồng chí thế. Tài chính, hải quan, ngân hàng nghề nào cũng qua đào tạo và muốn làm được phải đào tạo lại tại cơ sở. Chưa kể đào tạo lao động ra nước ngoài. Không qua một khâu đào tạo lại của họ nữa thì không thể làm nổi”.
“Đây có phải là một vấn đề xã hội đang được đặt ra không?”
Chưa kể đến vấn đề giáo dục văn hóa.
Chính chủ tịch QH kể quá trình đào tạo lại thậm chí “Dạy từ cách cách
cầm, xưng hô trên điện thoại. Cái đó chả ai dạy cả. Nhấc điện thoại lên
là nói rất xấc xược. Tôi ở Bộ Tài chính trước cũng thế, đi lại ra ra vào
vào, mình là Bộ trưởng có chào nó thì chào. Đây là vấn đề văn hóa”.
Tất cả những đoạn trích trên đây là phát biểu của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, về một thực tế có thể gọi thẳng là “đào tạo, hay dạy nghề có cũng như không”.
67,2% lao động chưa có “quan hệ lao động”, thực ra là không nghề nghiệp. Và chủ yếu là ở nông thôn. Chính Chủ tịch QH cũng thấy rằng “Nông thôn đang thiếu ruộng, 1 đứa con có thể làm hết đất mà bố mẹ để lại, vậy còn 2-3 đứa khác thì làm gì? đi đâu?”. Câu trả lời là họ cần được đào tạo, được dạy nghề, và có một cơ hội kiếm việc làm.
Ở Việt Nam, trong khu vực lao động đã có đủ thứ luật. Nào là Luật Lao động, nào là Luật dạy nghề. Rồi Bảo hiểm xã hội. Và giờ là Luật Việc làm. Luật nào cũng chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là việc làm cho người lao động.
Nhưng chừng nào mà câu chuyện Đam Rông còn phổ biến trong sự chặc lưỡi thì chừng đó luật mấy cũng chỉ là trên giấy mà thôi.
Tất cả những đoạn trích trên đây là phát biểu của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, về một thực tế có thể gọi thẳng là “đào tạo, hay dạy nghề có cũng như không”.
67,2% lao động chưa có “quan hệ lao động”, thực ra là không nghề nghiệp. Và chủ yếu là ở nông thôn. Chính Chủ tịch QH cũng thấy rằng “Nông thôn đang thiếu ruộng, 1 đứa con có thể làm hết đất mà bố mẹ để lại, vậy còn 2-3 đứa khác thì làm gì? đi đâu?”. Câu trả lời là họ cần được đào tạo, được dạy nghề, và có một cơ hội kiếm việc làm.
Ở Việt Nam, trong khu vực lao động đã có đủ thứ luật. Nào là Luật Lao động, nào là Luật dạy nghề. Rồi Bảo hiểm xã hội. Và giờ là Luật Việc làm. Luật nào cũng chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là việc làm cho người lao động.
Nhưng chừng nào mà câu chuyện Đam Rông còn phổ biến trong sự chặc lưỡi thì chừng đó luật mấy cũng chỉ là trên giấy mà thôi.
Nguồn: http://daotuanddk.wordpress.com
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!