Sài Gòn – TP.HCM hôm nay quả là có thay đổi, rất nhiều cao ốc, nhiều khu đô thị mới, nhiều khuôn mặt mới, giọng nói mới. Thành phố đã được cộng thêm rất nhiều thứ, cả cái hay lẫn cái dở. Nhưng Sài Gòn sẽ vẫn là Sài Gòn, cho dù con đường của nó tất yếu sẽ giống những đô thị hiện đại khác trong khu vực...
Tôi có anh bạn vong niên, đầy tài năng, đạo diễn NSND Đào Trọng Khánh. Anh viết về Hải Phòng quê anh bằng những câu thơ thế này:
Tôi có anh bạn vong niên, đầy tài năng, đạo diễn NSND Đào Trọng Khánh. Anh viết về Hải Phòng quê anh bằng những câu thơ thế này:
Thành phố như con tàu chở đầy thuốc nổ
Cuốn đi thân phận mỗi con người…”
Phải yêu mảnh đất của mình lắm mới có nổi câu thơ như vậy.
Là một người Hà Nội, tất nhiên tôi biết Sài Gòn từ sau 30.4.1975. Biết một Sài Gòn của đô thị, của hàng hoá, một Sài Gòn ầm ầm tiếng xe máy từ sáng sớm tới tận khuya. Một thành phố mà trẻ con khoanh tay chào người lớn, còn người lớn, từ dùng nhiều hơn cả là hai chữ “cảm ơn”. Biết những quán càphê vỉa hè của giới trí thức, giới văn nghệ sáng sáng chào hỏi nhau bằng tiếng Pháp. Biết cả những tô hủ tíu đêm giá chỉ bằng vài điếu thuốc lá mà vẫn nóng hổi ngon lành. Sài Gòn ngày ấy năng động và chịu đựng (ít ai nghĩ được sự chịu đựng đó kéo dài hơn một thập kỷ).
Người Sài Gòn ứng xử thật giỏi trong mọi loại hình dịch vụ. Người tiêu 100 ngàn đồng cũng chẳng khác gì người tiêu vài ba triệu đồng trong một quán ăn. Bác xích lô dẫn cả nhà đi ăn tối sau một ngày lao động cười nói vui vẻ với chủ một doanh nghiệp ngồi bàn bên. Mà lạ, lâu nay trên truyền hình, những phim nhiều tập lại thích khai thác đề tài về khoảng cách giàu nghèo của người Sài Gòn trong thời buổi thị trường phủ đầy màu sắc tiêu cực. Tất nhiên điều đó là có, nhưng thực ra nó xa lạ với bản chất người Sài Gòn. Ngày xưa những điền chủ Nam bộ với hàng trăm mẫu đất vẫn ngồi nghe cải lương, hát đờn ca tài tử với nông dân những ngày nông nhàn.
Người Sài Gòn ứng xử thật giỏi trong mọi loại hình dịch vụ. Người tiêu 100 ngàn đồng cũng chẳng khác gì người tiêu vài ba triệu đồng trong một quán ăn. Bác xích lô dẫn cả nhà đi ăn tối sau một ngày lao động cười nói vui vẻ với chủ một doanh nghiệp ngồi bàn bên. Mà lạ, lâu nay trên truyền hình, những phim nhiều tập lại thích khai thác đề tài về khoảng cách giàu nghèo của người Sài Gòn trong thời buổi thị trường phủ đầy màu sắc tiêu cực. Tất nhiên điều đó là có, nhưng thực ra nó xa lạ với bản chất người Sài Gòn. Ngày xưa những điền chủ Nam bộ với hàng trăm mẫu đất vẫn ngồi nghe cải lương, hát đờn ca tài tử với nông dân những ngày nông nhàn.
Sài Gòn – TP.HCM hôm nay quả là có thay đổi, rất nhiều cao ốc, nhiều khu đô thị mới, nhiều khuôn mặt mới, giọng nói mới. Thành phố đã được cộng thêm rất nhiều thứ, cả cái hay lẫn cái dở. Ai cũng tất bật hối hả, các cửa hiệu đẹp hơn, đông hơn. Đến quán nhậu thi thoảng mới nghe được một giọng Sài Gòn chánh hiệu, người ở đâu mà đông thế, may mà vỉa hè vẫn sạch sẽ. Chiều đến én vẫn bay trên nóc nhà thờ Đức Bà, gió vẫn thổi xua đi nóng bức, một bác xích lô đọc báo chờ khách, một nụ cười cùng lời cảm ơn… Những chi tiết nho nhỏ đó đủ để nuôi một hy vọng Sài Gòn vẫn là Sài Gòn, cho dù con đường của nó tất yếu sẽ giống những đô thị hiện đại khác trong khu vực.
Lần gần đây nhất về với Sài Gòn, tôi được dự đêm âm nhạc Trịnh Công Sơn tại quận 7 nhân kỷ niệm ngày mất của ông. Đêm đó chứng kiến hơn ba vạn khán giả cùng hát Nối vòng tay lớn, chắc chắn không chỉ mình tôi có nước mắt.
Và, hơn hết cả là niềm hy vọng của tôi được nhân đôi. Có lẽ vì thế, tôi tự nhủ xin phép NSND Đào Trọng Khánh, tôi có câu này cho Sài Gòn:
Sài Gòn như con tàu chở đầy hy vọng
Cuốn theo số phận mỗi con người
Lần gần đây nhất về với Sài Gòn, tôi được dự đêm âm nhạc Trịnh Công Sơn tại quận 7 nhân kỷ niệm ngày mất của ông. Đêm đó chứng kiến hơn ba vạn khán giả cùng hát Nối vòng tay lớn, chắc chắn không chỉ mình tôi có nước mắt.
Và, hơn hết cả là niềm hy vọng của tôi được nhân đôi. Có lẽ vì thế, tôi tự nhủ xin phép NSND Đào Trọng Khánh, tôi có câu này cho Sài Gòn:
Sài Gòn như con tàu chở đầy hy vọng
Cuốn theo số phận mỗi con người
Trịnh Tú
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!