Câu chuyện đầu năm ồn ào nhất Việt Nam trong lúc này không còn là chuyện buôn thần bán thánh nữa mà là chuyện đáng chú ý hơn nhiều. Chính tôi cũng phải ngạc nhiên trước nguồn tin một vị được gọi là: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - bị chính các đồng đội của mình tố cáo là gian lận, thậm chí cướp công của đồng đội, bịa đặt ra “những trận đánh ác liệt nhất” mà ông chính là một “chiến sĩ anh dũng nhất” giết địch như trò chơi. Đó là ông Hồ Xuân Mãn nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Bí thư tỉnh ủy làm gì chẳng được
Bí thư tỉnh ủy làm gì chẳng được
Tại sao câu chuyện ông anh hùng Hồ Xuân Mãn này được chính thức công nhận là “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” xảy ra đã lâu, từ khi ông còn là Tỉnh Ủy tỉnh Thừa Thiên- Huế, nay ông đã về hưu, vụ gian dối “lịch sử” này mới được khui ra?
Một vị ký tên trong đơn tố cáo và cũng là cán bộ đã nghỉ hưu cùng thời với người bị tố đã trả lời: “Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng”.
Câu trả lời rất hữu lý, bởi chức BT tỉnh ủy là chức to nhất, có quyền hành nhất trong tất cả các chức vụ của bất cứ tỉnh nào, huyện nào, hay một làng xã, một cơ quan nào.
Nhưng quả thật đây cũng là thứ chuyện lạ. Mãi đến bây giờ người dân mới được biết, nó mở đầu cho những chuyện gì đây? Dù sao cũng phải công nhận đây là một thái độ rõ ràng, can đảm vì ai cũng biết tố cáo một quan chức cấp cao có thể gây ra những hệ lụy, kể cả mạng sống và gia đình của người tố cáo. Mặt khác, bạn đọc đã thấy, ở VN các vị “lãnh đạo” đã nghỉ hưu thường có những ý kiến, những nhận định rất mạnh mẽ, những “phản biện” khá hùng hồn, còn khi đương chức thì cứ “im lặng là vàng”. Nhưng trong phạm vị bài này, chúng ta chưa bàn đến chuyện đó. Tôi xin tường thuật rõ hơn về những lời tố cáo này vừa mới xảy ra qua một số tờ báo tại VN, bắt đầu từ báo Công An ở Sài Gòn ngày 5-3-2013 vừa qua, rồi đến vài tờ khác như Dân Trí, Thanh Niên, Tuổi Trẻ... Có vẻ như đây cũng là một “hiện tượng lạ”.
Tuy nhiên, trong công việc viết tường thuật, tôi buộc phải thay thế một số từ ngữ, một số danh xưng cho hợp với bài viết, không làm độc giả bực mình bởi những câu chữ kiểu gây “sốc”. Tôi sẽ giữ nguyên những chi tiết chính đúng như đơn tố cáo.
Tuy nhiên, trong công việc viết tường thuật, tôi buộc phải thay thế một số từ ngữ, một số danh xưng cho hợp với bài viết, không làm độc giả bực mình bởi những câu chữ kiểu gây “sốc”. Tôi sẽ giữ nguyên những chi tiết chính đúng như đơn tố cáo.
Đang đi chăn trâu mà cũng đánh trận và bảo vệ lãnh đạo?
Và đây là bài viết của hầu hết các báo: Về xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế là quê ông Mãn, chúng tôi (Phóng viên báo CA) gặp những người đã làm đơn khiếu nại “về thành tích của Hồ Xuân Mãn kê khai để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân (LLVTND) trong kháng chiến không đúng với sự thật”. Họ là 17 đảng viên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh và khẳng định thành tích cá nhân của ông Mãn là bịa đặt, cướp công đồng đội.
Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn khai là đã tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu quân nhân Mỹ).
Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa.
Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: “Điều này là sai, bởi từ năm 1964 - 1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh ủy”.
Đó là hai thành tích anh hùng bịa đặt, đến thành tích anh hùng thứ ba:
Nói dóc về chiến công tại Huế
Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn khai là đã tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu quân nhân Mỹ).
Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa.
Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: “Điều này là sai, bởi từ năm 1964 - 1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh ủy”.
Đó là hai thành tích anh hùng bịa đặt, đến thành tích anh hùng thứ ba:
Nói dóc về chiến công tại Huế
Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ ở Huế trong 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng vào dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, Lao Thừa Phủ.
Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó ban an ninh Khu Trị Thiên, nguyên Bí thư huyện Quảng Điền xác nhận, những người từng lãnh đạo Tiểu đoàn trinh sát vũ trang khẳng định: ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn này, mà chính là Tiểu đoàn 815.
Thành tích diệt 9 người Mỹ là chuyện hoang tưởng
Thành tích thứ tư và năm là tháng 6/1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt sáu lính Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương). Tháng 5-1968 phục kích bắn chết chín lính Mỹ, thu một số vũ khí.
Những người tố cáo cho biết, ông Mãn lúc đó đang ở xã Phong An trong khi căn cứ Tà Lương thuộc huyện A Lưới và tháng 5/1968 ở Phong An không có trận đánh nào diệt chín người Mỹ.
Đúng là ông này tưởng tượng hay thật, hèn chi cứ thấy “địch chết nhiều và quân ta vô sự” tràn lan trong chiến sử. Và cứ ra ngõ là gặp anh hùng. Thì ra anh hùng “lèo" cũng không phải là ít.
Đến cái chức trưởng công an xã cũng khai gian
Thành tích thứ bảy là năm 1969 được đưa về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An.
Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện; ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên Đội phó LLVT huyện, ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng công binh LLVT huyện cho biết, năm 1969, ông Thái Công Oanh làm xã đội trưởng, bị thương và ra Bắc điều trị thì ông Lê Tuyến lên thay chứ ông Mãn không làm chức này. Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn ra Quảng Bình an dưỡng, học chính trị. Ông Mãn không được vào biên chế công an (không phải công chức chính ngạch) thì không thể làm trưởng công an xã được.
Đánh trăm trận trên không
Theo nguyên văn đơn tố cáo: Đến Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26/3/1975, ông Mãn khai là đã giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 địch quân, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
Ông Hoàng Văn Phận cho biết: “Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn đi an dưỡng và học tại Quảng Bình (ông Hoàng Phước Sum là người đi cùng), rồi làm cần vụ cho ông Lê Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy. Tháng 11/1971, do xích mích, ông Mãn bỏ ông Sáu giữa rừng rồi trở về. Ông Sáu điện cho Huyện ủy nói phải kỷ luật ông Mãn. Lúc đó ông Mãn chỉ là du kích xã, thì làm sao mà tổ chức đánh gần 100 trận”.
- Nếu đúng như đơn tố cáo thì ông này đánh trận theo kiểu Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đánh trận tên mây đây mà. Mỗi trận ông ấy viết thành một hồi ký “sống động” chắc còn... ma quái hơn nhiều. Chỉ huy du kích xã mà đánh trăm trận thắng như thế thì các cụ nhẩm tính xem cả miền Bắc, miền Trung hồi đó có bao nhiêu du kích, chắc chắn số đó đủ tiêu diệt luôn tất cả mọi đạo quân trên khắp thế giới. Thú thật với bạn đọc, từ bé tới lớn tôi cũng đã gặp nhiều anh nói dóc, đọc nhiều truyện dóc nhưng chưa thấy anh nào nói dóc như ông này. Đúng là “nói phét thành thần”, ấy vậy mà vẫn được công nhận là thành tích của anh hùng mới là quá sức lạ.
Khai lộn địa điểm chăng?
Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh giết được ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát.
Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng chỉ giết được ấp trưởng Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.
Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã hạ được 12 lính biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; cả đến việc năm 1975 ông Mãn chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của địch, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về... cũng đều là bịa đặt.
- Vậy ra một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát toàn là người vô hình. Còn trận đánh chiếm “chốt địch” dễ như vào nơi giải trí, có lẽ là ông đã chiếm nhà của các “động vui chơi”, ông này khai lộn địa điểm chăng?
Với 17 chiến công lừng lẫy khai gian để được công nhận là “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, cũng may là đồng đội ông còn có người dám đứng ra tố cáo, nếu để đến khi ông “quá cố” rồi, chưa biết chừng bà con anh em ông lại bỏ tiền vận động chính quyền và nhân dân địa phương tạc tượng, lập đài, xây mộ rất “hoành tráng” nữa cũng nên. Tha hồ cho con cháu cúng vái, tưởng niệm. Ông nằm dưới mồ ngước lên tủm tỉm cười rằng: “Chúng mày bị tao lừa hết”!
Những ai ký tên tố cáo?
Theo báo Dân Việt ngày Thứ 3, 5-3-2013, ông Lê Văn Uyên - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền giai đoạn 1967-1975 cho biết, năm 2010, khi ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND, ông và hàng loạt người từng chiến đấu với ông Mãn đã rất bất bình. Phải đến cuối năm 2012, khi có trong tay bản thành tích tự khai của ông Mãn, ông Uyên và những đảng viên khác mới có cơ sở tố cáo.
Cùng với ông Uyên, các ông Hồ Văn Nghĩa (Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền giai đoạn 1969-1973), Hoàng Văn Phận (Trung đội trưởng Công binh lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1969-1973), Hoàng Tiến Dũng (Đội phó Lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1967-1975), Hoàng Phước Sum (Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền 1970-1975), đại diện cho hàng chục cán bộ từng sống, chiến đấu với ông Mãn đã ký đơn khiếu nại.
Là anh hùng làm chi cho đau cho nhục?
Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó ban an ninh Khu Trị Thiên, nguyên Bí thư huyện Quảng Điền xác nhận, những người từng lãnh đạo Tiểu đoàn trinh sát vũ trang khẳng định: ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn này, mà chính là Tiểu đoàn 815.
Thành tích diệt 9 người Mỹ là chuyện hoang tưởng
Thành tích thứ tư và năm là tháng 6/1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt sáu lính Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương). Tháng 5-1968 phục kích bắn chết chín lính Mỹ, thu một số vũ khí.
Những người tố cáo cho biết, ông Mãn lúc đó đang ở xã Phong An trong khi căn cứ Tà Lương thuộc huyện A Lưới và tháng 5/1968 ở Phong An không có trận đánh nào diệt chín người Mỹ.
Đúng là ông này tưởng tượng hay thật, hèn chi cứ thấy “địch chết nhiều và quân ta vô sự” tràn lan trong chiến sử. Và cứ ra ngõ là gặp anh hùng. Thì ra anh hùng “lèo" cũng không phải là ít.
Đến cái chức trưởng công an xã cũng khai gian
Thành tích thứ bảy là năm 1969 được đưa về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An.
Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện; ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên Đội phó LLVT huyện, ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng công binh LLVT huyện cho biết, năm 1969, ông Thái Công Oanh làm xã đội trưởng, bị thương và ra Bắc điều trị thì ông Lê Tuyến lên thay chứ ông Mãn không làm chức này. Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn ra Quảng Bình an dưỡng, học chính trị. Ông Mãn không được vào biên chế công an (không phải công chức chính ngạch) thì không thể làm trưởng công an xã được.
Đánh trăm trận trên không
Theo nguyên văn đơn tố cáo: Đến Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26/3/1975, ông Mãn khai là đã giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 địch quân, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
Ông Hoàng Văn Phận cho biết: “Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn đi an dưỡng và học tại Quảng Bình (ông Hoàng Phước Sum là người đi cùng), rồi làm cần vụ cho ông Lê Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy. Tháng 11/1971, do xích mích, ông Mãn bỏ ông Sáu giữa rừng rồi trở về. Ông Sáu điện cho Huyện ủy nói phải kỷ luật ông Mãn. Lúc đó ông Mãn chỉ là du kích xã, thì làm sao mà tổ chức đánh gần 100 trận”.
- Nếu đúng như đơn tố cáo thì ông này đánh trận theo kiểu Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đánh trận tên mây đây mà. Mỗi trận ông ấy viết thành một hồi ký “sống động” chắc còn... ma quái hơn nhiều. Chỉ huy du kích xã mà đánh trăm trận thắng như thế thì các cụ nhẩm tính xem cả miền Bắc, miền Trung hồi đó có bao nhiêu du kích, chắc chắn số đó đủ tiêu diệt luôn tất cả mọi đạo quân trên khắp thế giới. Thú thật với bạn đọc, từ bé tới lớn tôi cũng đã gặp nhiều anh nói dóc, đọc nhiều truyện dóc nhưng chưa thấy anh nào nói dóc như ông này. Đúng là “nói phét thành thần”, ấy vậy mà vẫn được công nhận là thành tích của anh hùng mới là quá sức lạ.
Khai lộn địa điểm chăng?
Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh giết được ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát.
Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng chỉ giết được ấp trưởng Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.
Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã hạ được 12 lính biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; cả đến việc năm 1975 ông Mãn chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của địch, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về... cũng đều là bịa đặt.
- Vậy ra một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát toàn là người vô hình. Còn trận đánh chiếm “chốt địch” dễ như vào nơi giải trí, có lẽ là ông đã chiếm nhà của các “động vui chơi”, ông này khai lộn địa điểm chăng?
Với 17 chiến công lừng lẫy khai gian để được công nhận là “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, cũng may là đồng đội ông còn có người dám đứng ra tố cáo, nếu để đến khi ông “quá cố” rồi, chưa biết chừng bà con anh em ông lại bỏ tiền vận động chính quyền và nhân dân địa phương tạc tượng, lập đài, xây mộ rất “hoành tráng” nữa cũng nên. Tha hồ cho con cháu cúng vái, tưởng niệm. Ông nằm dưới mồ ngước lên tủm tỉm cười rằng: “Chúng mày bị tao lừa hết”!
Những ai ký tên tố cáo?
Theo báo Dân Việt ngày Thứ 3, 5-3-2013, ông Lê Văn Uyên - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền giai đoạn 1967-1975 cho biết, năm 2010, khi ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND, ông và hàng loạt người từng chiến đấu với ông Mãn đã rất bất bình. Phải đến cuối năm 2012, khi có trong tay bản thành tích tự khai của ông Mãn, ông Uyên và những đảng viên khác mới có cơ sở tố cáo.
Cùng với ông Uyên, các ông Hồ Văn Nghĩa (Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền giai đoạn 1969-1973), Hoàng Văn Phận (Trung đội trưởng Công binh lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1969-1973), Hoàng Tiến Dũng (Đội phó Lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1967-1975), Hoàng Phước Sum (Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền 1970-1975), đại diện cho hàng chục cán bộ từng sống, chiến đấu với ông Mãn đã ký đơn khiếu nại.
Là anh hùng làm chi cho đau cho nhục?
Những người tố cáo còn cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được”. Người tố cáo còn cho biết thêm: “Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”.
Những người tố cáo còn nói: “Chúng tôi đề nghị ông Mãn tự rút danh hiệu anh hùng. Nếu không thì căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và kỷ luật thì các cấp các ngành, hội đồng khen thưởng cần vào cuộc làm rõ và xử lý”.
Ai sẽ trả lời?
Những người tố cáo còn nói: “Chúng tôi đề nghị ông Mãn tự rút danh hiệu anh hùng. Nếu không thì căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và kỷ luật thì các cấp các ngành, hội đồng khen thưởng cần vào cuộc làm rõ và xử lý”.
Ai sẽ trả lời?
Để khách quan và rộng đường dư luận, phóng viên (báo CA) đã gặp người bị tố cáo. Ông Mãn cho biết: “Hôm nay (28/2/2013), tôi mới đọc và biết được đơn tố cáo mình. Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc. Ai tố cáo thì có quyền tố cáo, tôi không thể đánh giá là đúng hay sai vì tôi là người bị tố cáo, tôi nói sẽ không khách quan. Vấn đề này để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời, làm việc theo quy trình, khách quan”.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho PV biết: “Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận được đơn khiếu nại ngày 5/2/2013 và tôi đã giao cho bộ phận thường trực nghiên cứu.
Ông Hồ Xuân Mãn nói gì?
Chiều 5-3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”.
Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. Ông Mãn nói: “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua”
Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”.
Cùng ngày, một phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cá nhân ông chưa nhận được đơn khiếu nại mà chỉ biết một số thông tin qua báo chí. Vị này giải thích: “Đây là thắc mắc về vấn đề phong danh hiệu nên có thể sự việc sẽ được chuyển đến Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương nhưng chưa nhận được trả lời.
Hãy đợi xem những người có trách nhiệm nói gì. Mong rằng mọi sự không đúng như lời tố cáo bởi nếu đúng thì người ta chỉ còn biết ca vọng cổ: “Than ôi! Lương tri bây giờ thê thảm quá”.
Mở đầu một trào lưu thức tỉnh lương tri
Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. Ông Mãn nói: “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua”
Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”.
Cùng ngày, một phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cá nhân ông chưa nhận được đơn khiếu nại mà chỉ biết một số thông tin qua báo chí. Vị này giải thích: “Đây là thắc mắc về vấn đề phong danh hiệu nên có thể sự việc sẽ được chuyển đến Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương nhưng chưa nhận được trả lời.
Hãy đợi xem những người có trách nhiệm nói gì. Mong rằng mọi sự không đúng như lời tố cáo bởi nếu đúng thì người ta chỉ còn biết ca vọng cổ: “Than ôi! Lương tri bây giờ thê thảm quá”.
Mở đầu một trào lưu thức tỉnh lương tri
Tính tiết quá ly kỳ của đơn tố cáo đang khiến người dân vừa ngạc nhiên, vừa nổi giận vì lâu nay đã bị bịt mắt, đây là bằng chứng xác thực nhất, nếu đơn tố cáo đúng sự thật. Họ xấu hổ khi ngay cả chuyện anh hùng cũng là giả thì còn cái gì là không giả nữa đây?
Tuy nhiên, đơn tố cáo này cũng cho thấy một hy vọng khuyến khích tất cả những quan chức cũng như mọi người dân, đã từng biết những vụ gian dối trong mọi lãnh vực sẽ cam đảm tiếp tục tố cáo trước dư luận. Từ đó, có thể mở ra cho một trào lưu dám nói thẳng nói thật để cảnh tỉnh những kẻ vẫn còn u mê, chơi lá bài gian trá xảo quyệt với người dân.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!