Trong khi các nhà khoa học đang “vò
đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chip “tình cảm” để
khiến “những chú Rô- Bốt” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận,
biết hờn thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô
tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh.
Đâu đó trong cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Những em nhỏ bị bố mẹ bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ trên những nẻo đường, những cụ già tật nguyền tha lết trên các con hẻm nhỏ, những mảnh đời sống leo lắt ở gầm cầu, những người phải xin đừng đồng, từng miếng bánh, hạt cơm... Họ cần vòng tay sẻ chia của chúng ta, của tôi, của bạn, và hơn nữa là cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Có lẽ nhiều bạn không còn xa lạ gì với những hình ảnh cảm động về cuộc sống, tình người được đăng tải đầy rẫy trên mạng xã hội. Bức ảnh người đàn ông phương Tây đút thức ăn cho người ăn xin trên phố, đã từng phổ biến rầm rộ trên Facebook một thời gian dài. Trong ảnh là một người ăn xin bị cụt tay và chân bị tật, dáng vẻ khổ sở, còn người đàn ông ngoại quốc lực lưỡng, trên bắp tay có nhiều hình xăm. Ngoại hình, địa vị xã hội, tiền bạc, tất cả đều không còn tồn tại ở đây. Thứ duy nhất lên ngôi đó là tình thương giữa người với người, đó là lòng nhân ái. Thật cảm động và đáng trân trọng làm sao!
Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người có thể làm được như vậy? Vẫn còn đó những con người khiến chúng ta phải nhói lòng khi nhìn thấy họ. Hình ảnh một em bé đi bán kẹo rong, năn nỉ một cô gái mua kẹo giúp em, nhưng người phụ nữ đã không mua và đáp lại: “Chị vừa like cho em một like trên facebook rồi mà”. Đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến chúng ta gần như “chết lặng”. Đối với những số phận bất hạnh kia, không có bất cứ một thứ vật chất nào có thể lấp đầy những khoảng trống quá lớn đó, hay đơn giản hơn là vì họ không cần tiền bạc, không cần những món quà cho đi mà không có sự tôn trọng, chỉ là lòng thương hại. Cái họ cần đâu phải là những cái share và like một cách vô nghĩa mà thực tế lại đi ngược lại. Mà thứ quan trọng nhất đó chính là tình yêu thương, lòng nhân ái, sự sẻ chia, một chỗ dựa tinh thần.
Đâu đó trong cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Những em nhỏ bị bố mẹ bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ trên những nẻo đường, những cụ già tật nguyền tha lết trên các con hẻm nhỏ, những mảnh đời sống leo lắt ở gầm cầu, những người phải xin đừng đồng, từng miếng bánh, hạt cơm... Họ cần vòng tay sẻ chia của chúng ta, của tôi, của bạn, và hơn nữa là cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Có lẽ nhiều bạn không còn xa lạ gì với những hình ảnh cảm động về cuộc sống, tình người được đăng tải đầy rẫy trên mạng xã hội. Bức ảnh người đàn ông phương Tây đút thức ăn cho người ăn xin trên phố, đã từng phổ biến rầm rộ trên Facebook một thời gian dài. Trong ảnh là một người ăn xin bị cụt tay và chân bị tật, dáng vẻ khổ sở, còn người đàn ông ngoại quốc lực lưỡng, trên bắp tay có nhiều hình xăm. Ngoại hình, địa vị xã hội, tiền bạc, tất cả đều không còn tồn tại ở đây. Thứ duy nhất lên ngôi đó là tình thương giữa người với người, đó là lòng nhân ái. Thật cảm động và đáng trân trọng làm sao!
Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người có thể làm được như vậy? Vẫn còn đó những con người khiến chúng ta phải nhói lòng khi nhìn thấy họ. Hình ảnh một em bé đi bán kẹo rong, năn nỉ một cô gái mua kẹo giúp em, nhưng người phụ nữ đã không mua và đáp lại: “Chị vừa like cho em một like trên facebook rồi mà”. Đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến chúng ta gần như “chết lặng”. Đối với những số phận bất hạnh kia, không có bất cứ một thứ vật chất nào có thể lấp đầy những khoảng trống quá lớn đó, hay đơn giản hơn là vì họ không cần tiền bạc, không cần những món quà cho đi mà không có sự tôn trọng, chỉ là lòng thương hại. Cái họ cần đâu phải là những cái share và like một cách vô nghĩa mà thực tế lại đi ngược lại. Mà thứ quan trọng nhất đó chính là tình yêu thương, lòng nhân ái, sự sẻ chia, một chỗ dựa tinh thần.
Lòng nhân ái không phải là khi
bạn có bao nhiêu tiền mang đi làm từ thiện hết, nhưng mục đích là để lấy
cái danh. Lòng nhân ái không phải là khi ai đó xin bạn tiền ăn cơm bạn
liền vứt tiền xuống đất cho họ nhặt. Lòng nhân ái không phải là khi một
đứa trẻ lang thang cố đi theo năn nỉ bạn mua giùm cái kẹo, bạn mua nhưng
mặt cau có và gắt gỏng. Lòng nhân ái đơn giản là khi bạn sẵn sàng giúp
một ai đó mà không vụ lợi, hay khi ta âm thầm dẫn một người già qua
đường, và có thể nó chỉ là hành động đẹp nhường ghế trên xe bus. Đó là
thứ ta không bao giờ có thể chạm được vào nó mà chỉ có thể cảm nhận bằng
chính trái tim mình. Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận
được sự bình yên trong tâm hồn, nhận được những niềm vui vô hình mà bạn
không chạm vào được.
Đã có biết bao con người làm được những điều ý nghĩa giúp những người nghèo vơi bớt đi phần nào nỗi bất hạnh. Mỗi người, mỗi ngày, hãy dành một khoảng thời gian, để dừng lại bên đời một chút, dành cho nhau những sẻ chia ngọt ngào. Hãy trao yêu thương từ trong sâu thẳm đáy lòng của mình để cảm thấy mình hạnh phúc hơn, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn để cuộc sống luôn tràn ngập ánh nắng xoá tan đi khoảng cách của sự cô độc. Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho người khác. Bạn và tôi, tất cả chúng ta hãy cùng làm điều đó để cảm nhận “nắng ở trong tim”. Đó là ước mơ của tôi, ước mơ mỗi người có một trái tim nhân ái, lòng thánh thiện, và con người với con người sống để thương nhau.
Đã có biết bao con người làm được những điều ý nghĩa giúp những người nghèo vơi bớt đi phần nào nỗi bất hạnh. Mỗi người, mỗi ngày, hãy dành một khoảng thời gian, để dừng lại bên đời một chút, dành cho nhau những sẻ chia ngọt ngào. Hãy trao yêu thương từ trong sâu thẳm đáy lòng của mình để cảm thấy mình hạnh phúc hơn, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn để cuộc sống luôn tràn ngập ánh nắng xoá tan đi khoảng cách của sự cô độc. Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho người khác. Bạn và tôi, tất cả chúng ta hãy cùng làm điều đó để cảm nhận “nắng ở trong tim”. Đó là ước mơ của tôi, ước mơ mỗi người có một trái tim nhân ái, lòng thánh thiện, và con người với con người sống để thương nhau.
P/s:
Phần
thi viết về ước mơ thuộc khuôn khổ cuộc thi ảnh: Tìm kiếm
Gương mặt Nữ sinh trong mơ 2013 của:
Đỗ Thị Hồng Liên
(Thanh Hóa, Đại Học Sư Phạm
Nghệ Thuật Trung Ương)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!