Những ngày nửa đầu tháng 10, tôi theo dõi tivi, đọc hàng trăm bài viết, xem hàng ngìn bức hình về Người vừa ra đi.
Đọc rôi xem, xem rồi đọc liên tục nhiều giờ tôi không khóc, chỉ thi thoảng mắt rưng rưng lệ mà không hiểu về đâu. Thương người đã khuất, thương cả người ở lại.
Khi nhìn những người viếng người lính già là những người lính không còn trẻ nữa tôi lại nhớ đến ông nội, ông ngoại, đến thế hệ của họ, đến những câu chuyện chiến trường bác họ và hai cậu kể ngày xưa. Rồi tôi nghĩ về bố. Ký ức về họ không nhiều nhưng ấn tượng rất sâu đậm qua.
Ông nôi gần 20 năm phục vụ trong quân ngủ. Bà kể lại có những lần đơn vị ông hành quân qua ngõ những ông không về. Chỉ đến khi phục viên hẳn ông mới về nhà. Về quê ông được xã phân công bảo vệ rừng phi lao và trường học. Đến bấy giờ mỗi lần về quê vẫn được nghe các cậu, các o kể những giai thoại về sự liêm khiết có phần cực đoan của ông. Cậu lấy cành phi lao khô trong rừng hợp tác xã về làm củi bị dân quân bắt được. Họ giải đến chỗ ông, ông cho nhốt cậu luôn để làm gương. O gáng một gánh nước trong giếng của trường trong ngày hạn hán, ông bắt o gánh lại đổ vào giếng. Ông nói tụi bay không được tư lợi của công. Bay gánh được, cả làng ra gánh, lấy đâu nước cho học sinh dùng.
Ông ngoại được giác ngộ và suốt một đời đi theo cách mạng cho đến khi về hưu. . Khi về ông được nhà nước cấp cho một ngôi biết thự gần phố Hoàng Diệu nhưng ông không nhận. Ông về quê vui thú điền viên, bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo.
Bác mình vào giải phóng Miền Nam người ta phân cho một quận, một căn biệt thư nhưng rồi ông một mực xin cấp trên cho về quê. Bác kể những ngày Sài Gòn hỗn loạn, có lần người ta mang đến đút cho bác hàng ký vàng để được vượt biên nhưng bác từ chối. Giờ bác đã già, cuộc sống ở quê cũng cơ cực, chỉ chở lương hưu mỗi tháng, những nhẹ lòng và thanh thản.
Cậu trên cậu út cũng vô sản như vậy. Cậu làm bên đặc công nên vào Sài Gòn trước cả mọi người. Sài Gòn giải phóng cậu không về bắc vì lỡ yêu mợ bây giờ. Cậu được đơn vị cấp cho một căn hộ nhưng vì thương vợ chồng người bạn không có nhà ở, nên cậu nhường lại nhà cho họ, xách ba lô vào đơn vị ở cho tiện công việc
Cậu út không được đi bồ đội vì trong nhà đã có người đi, với lại cậu bị thiếu cân. Nhưng cậu viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ. Mẹ kể lại ngày đi khám cậu phải nhét đá vào người cho đủ tiêu chuẩn. Theo đoàn quân vào giải phóng Miền Nam xong lập tức xin đơn vị về quê, về để báo cho mọi người biết là mình còn sống, về để được ăn một bữa thật no, ngủ một giấc thật đã, rồi chết cũng được. Chiến lợi phẩm cậu đem về là hai con búp bê nhựa làm quà cho các cháu
Bố không đi bồ đội. Học xong, bố thoát ly gia đình, lậy mẹ, đi làm nhà nước cho đến khi về hưu. Có lẽ do di truyền nên bộ cũng liêm khiết như ông. Bố xây không biết bao nhiêu công trình, nhưng nhà mình bô xây 20 năm mới xong. Những công trình nào thừa vật tư bố lại giao cho lính chở về trả cho tổng công ty. Lính tráng, nhân viên của bố khá giả cả, nhưng bố thì cứ tàng tàng. Họ nói với mẹ anh nhà dại lắm chị ơi, bố nghe được chỉ cười cho qua chuyện. Khi bố về hưu gia tài chẳng có gì lớn lao. Đến khi bố mất người ta gửi cho mẹ một tấm huy hiệu 30 năm tuổi đảng.
Đúng rồi, nhiều người ở thế hệ bố, những người lính thế hệ cậu và trước đó nữa họ thực sự sống cho lý tưởng, họ không hề vụ lợi, họ vô sản và không màng tiền tài danh vọng. Vậy nên khi đọc một bài viết của nhà báo Lê Phú Khải, tôi lặng người trước một câu viết: " vô sản gắn liền với vô học là ỏ chỗ đó " . Ngẫm lại, tự thấy mình đau nhói. Kiểu như có ai đó xúc phạm gia đình mình vậy
Khép lại những trang viết, ngồi tư lự một mình mà không biết suy nghĩ đã đi những đâu. Chỉ thấy hiện lên những cuộc đời, những số phận, rồi cả những hình ảnh, triết lý về Phật pháp vấn vương mãi không thôi.
Tôi khá thích một câu ngạn ngữ của người Pháp: " cái gì không trong sáng không phải là tiếng Pháp " . Khi nghe câu đó, tôi không nghĩ đến tiếng pháp, mà nghĩ đến những tấm lòng.Thời gian trôi, chỉ luôn ước mong có thế giữ lòng mình trong trẻo, và được sống đơn giản như thế hệ cha ông đã sống
Ngày đấy đâu như, cũng đã xa! Tự hỏi lòng liệu có hợp với những ngày tôi đang sống?
H. T. Hải
(Viết dựa theo văn phong và tư liệu của Cá)
(Viết dựa theo văn phong và tư liệu của Cá)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!