
Tại sao nhiều bạn trẻ lại dư thừa nỗi buồn và nước mắt
đến vậy trong khi vô cảm đang là căn bệnh trầm kha? Tại sao khóc cũng
có thể thành trào lưu, xu hướng? Phải chăng vì những cảm xúc kia không
là thật mà chỉ để khoe?
Khóc để khoe
Em khóc vì thấy người xung quanh hình như ai cũng có
gì đó để thu hút sự quan tâm - người khoe chân dài, người khoe tài cao.
Em cũng muốn được mọi người chú ý, đành lấy giọt nước mắt ra làm mồi câu
“like”.
Em khóc vì muốn có một video thật độc, thật khác biệt,
như ca sỹ quay clip cho ca khúc mới ra lò. Bởi thế nên em vừa khóc vừa
chỉnh tóc, vừa làm mặt sầu thảm vừa tìm góc đẹp mà đặt máy quay.
Em khóc vì biết có ai đó sẽ ủng hộ em, vỗ về an ủi,
đồng cảm với em, dù người ta chẳng biết em là ai, tại sao em buồn. Ngay
bản thân em cũng chẳng biết mình có buồn không, chỉ biết trên môi em đã
nở một nụ cười khi thấy mọi người hưởng ứng, “like” cho em nhiệt liệt.
Thành công bất ngờ khiến em lâng lâng vui sướng và em lại muốn tiếp tục
khóc vì người yêu.
Cứ khóc đi em, nhưng giữ lại cho mình thôi em ạ. Để
đến khi em buồn thật sẽ có một người cho em dựa vào vai, để ai kia không
quen không biết tránh tưởng rằng đó lại là clip mới của em.
Cười cũng khoe

Em cười vì vừa thử một chiếc váy đẹp lung linh (là của
em hay không cũng mặc), vì em đang đứng cạnh một ngôi sao nổi tiếng, em
phải chụp hình, chụp thật nhiều để mọi người phải trầm trồ ganh tị.
Em cười.
Dù em chẳng hề thấy vui.
Dù chân em đang đau vì giày cao gót.
Dù quá vất vả để chụp được một tấm hình.
Dù đằng sau nụ cười chỉ là sự trống rỗng.
Facebook, một thế giới vô hồn?

Like

Vì nỗi buồn của em không là thật.
Vì em khóc không phải em buồn.
Vì những video kia là diễn.
Vì những giọt nước mắt kia là vô hồn.
Vô hồn như chính trái tim vô cảm của em.
Nguồn: http://vnexpress.net
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!