Powered By Blogger





Thursday, 13 March 2014

Tàu ngầm - Trực thăng -  Công trình khoa học Madein VietNam








Sáng nay mình xem tivi thấy tàu ngầm Trường Sa của anh Nguyễn Quốc Hòa nhô lên hụp xuống trong bể nước rất hoành. Và mình tự hào. Thôi thì ra biển được hay không chưa biết, nhưng rõ ràng là cái tàu ngầm của anh này, đóng hoàn toàn thủ công, bằng não của một anh kỹ sư bình thường, bằng những thứ đồ thải mua ở hàng lạc soong, đã chìm dưới nước hàng mấy tiếng đồng hồ. Và quan trọng là, có anh Nguyễn Quốc Hòa ngồi trong ấy...

Lại nhớ đến một ông nông dân khác, anh Nguyễn Văn Thắng, đã chế tạo một cái trực thăng, đã nổ máy ngon lành rồi, thấy anh ấy ngồi trên ấy rồi, nhưng rồi bị buộc phải giữ nguyên trạng sau khi đã... tháo cánh.

Còn rất nhiều các bác nông dân Việt Nam nữa, chế tạo ra từ máy gặt lúa, bóc vỏ, gieo hạt, bón phân... điều mà lẽ ra các tiến sĩ, giáo sư, các trí thức lẫm liệt trong các viện nghiên cứu, các trường đại học... phải làm...

Thống kê cho thấy Việt Nam có nhiều tiến sĩ nhất Đông Nam á (24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ). Nhưng tỉ lệ nghịch với số đấy là Việt Nam ta  cũng chưa có một trường đại học nào lọt vào tốp 500 trường đại học nổi tiếng thế giới? Và cho đến giờ, những phát minh đình đám như tôi kể trên kia, phần lớn không phải do đội ngũ các nhà khoa họa làm, mà toàn do... nông dân, cao lắm là anh kỹ sư như anh Nguyễn Quốc Hòa kia!

Tôi cũng thấy rất nhiều chê bai từ phía xã hội với những phát minh, những việc làm "rồ dại" như chế tạo máy bay, tàu ngầm Madein Vietnam kia. Chê là đúng, bởi nào phải là thứ đồ chơi mang ra bãi cỏ là xong, đằng này nó đụng đến rất nhiều vấn đề, rất nhiều người... nếu mang ra chạy (bay) thử.

Nhưng nó cũng đụng đến một thứ, đấy là sự tự ái của những người lẽ ra phải làm được nhưng đã không làm.


Vậy nên, lẽ ra thấy các nhà sáng chế nông dân kia căm cụi làm thì nên ủng hộ họ bằng cách, chí ít là, thấy người ta làm xong rồi, dũng cảm chui vào đấy (như một cái quan tài bằng sắt, hihi) ngồi ngon lành mấy tiếng lặn trong bể nước rồi, thì nới cái quy định mà lâu nay chưa có trong cuộc sống kia ra, cho "mày" bơi thử ra biển phát, hoặc cho bay lên giời phát. Có nhiều điều mà thực tế nó chứng minh là thực tế thì đúng mà những tính toán lý thuyết thì sai. Vậy thì khuyến khích người ta, biết đâu lại có một cái Madein Vietnam đình đám, mà không thì cũng coi như giúp người ta thỏa cái ước mơ chinh phục, ước mơ sáng chế, dù mình thấy nó là... rồ dại.

Còn hơn một mặt thì cản trở, mặt khác ngồi nghĩ ra các quy định kiểu như ngực lép thiểu năng dạo nào?

Ở cấp trung ương mình chả dám nói, vì nó toa lắm, nhưng cấp tỉnh, mình biết cái gọi là "nghiên cứu khoa học" nó như thế nào rồi. Nói sẽ đụng chạm, nhưng quả là, nhiều người sống khỏe nhờ cái món "nghiên cứu khoa học" này, nhưng làm xong để làm gì thì... đố ai biết. Chả cứ khoa học xã hội, mà khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng cũng thế.

Mình, từ lâu rồi, hồi còn hăng hái "nghiên cứu khoa học" đã viết 1 cái thư cho giám đốc sở thời ấy nói rằng không bao giờ mình đăng ký nghiên cứu ở đấy, cho dù nhiều người bảo ông nên đăng ký một cái mà làm, vừa có xiền vừa có danh. Xấu hổ chết đi được. Và mình cũng từ chối, từ lâu, phản biện cho những công trình "nghiên cứu khoa học" ở đấy.

Tất nhiên để lặn (bơi) ra biển, bay lên trời, thì còn cần rất nhiều quy định, cần sự bảo vệ, cho phép... để khi anh lặn, bay... không... đụng vào tàu hoặc máy bay thứ thiệt, không rớt vào đầu/ nhà người khác khiến họ chết oan... nhưng vẫn có cách để khuyến khích họ, cũng là tự lên dây cót tinh thần Việt, bởi tàu Cuốc Xcơ hiện đại thế vẫn chìm, và hôm qua là cái máy bay hiện đại của Mã Lai cũng rứa, cái gì chả có rủi ro, nhưng cái gì cũng cấm rồi thì... rủi ro vẫn có...

Thì là ngồi nghĩ lung tung lang thế sau khi thấy anh Nguyễn Quốc Hòa- và cả cô phóng viên VTV- chui vào bụng cái tàu ngầm Trường Sa, và hụp lặn trong bể nước...

Thế mới tài, hihi...

Coppy từ blog :Văn Công Hùng
(Tiêu đề do chủ blog đặt lại)




Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên