Powered By Blogger





Monday, 16 December 2013

Vì sao phương Tây " coi thường " Trung Quốc






Một số ấn phẩm vừa được công bố: Khi Trung Quốc kiểm soát thế giới, Cuộc đua giành siêu cường và Sự lấn át của Trung Quốc đối với Mỹ đã cho thấy, Phương Tây không hề lo ngại về Trung Quốc




Hay “gây sự” với láng giềng

Xét toàn cảnh thì Nhật Bản được xem là cái gai lớn nhất trong chiến dịch bá quyền của Trung Quốc ở châu Á. Thực tế, Nhật Bản vẫn là cường quốc thứ 3 thế giới, riêng quân đội Nhật Bản hiện đại hơn Trung Quốc. Việc Trung Quốc chiếm vị trí cường quốc thứ 2 về kinh tế của Nhật Bản trở thành động lực kích thích lòng tự trọng của người Nhật, giúp họ bừng tỉnh, nhất là sau khi Thủ tướng Abe quay lại nắm quyền.

Mối cạnh tranh Trung-Nhật hiện nay đang có chiều hướng “sao chép” lại giai đoạn thế kỷ 19, tuy nhiên khi đó Nhật Bản còn là nước nhỏ còn Trung Quốc rất hùng mạnh còn bây giờ lại ngược lại: Nhật Bản lớn mạnh đến mức Trung Quốc không dễ gì qua mặt.

Giống như hầu hết các quốc gia trong khu vực, Nhật Bản sẵn sàng trao đổi thương mại với Trung Quốc nhưng không lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc lại thường xuyên cáo buộc Nhật Bản gây sự. Các học giả nhận xét đó là cách thể hiện khác cho sự lo lắng của Trung Quốc.

Phải nói ngay rằng các nước láng giềng bị ảnh hưởng không nhỏ của Trung Quốc. Điều này có yếu tố lịch sử, địa lý lẫn chính trị. Biên giới biển của Trung Quốc được vây quanh bởi Nhật Bản, Đài Loan và ASEAN. Thực tế này của Trung Quốc giống như nước Đức. Các nước láng giềng của Trung Quốc không lạ gì cách hành xử của Trung Quốc nên hết sức cảnh giác.

Thậm chí, ngay cả Myanmar, quốc gia vừa đổi mới cũng bắt đầu rời xa Trung Quốc. Chính điều này buộc Trung Quốc phải xem lại mục tiêu bành trướng của mình bởi Trung Quốc đang có nguy cơ bị cô lập từ các nước láng giềng. Trung Quốc cần nhớ lại những gì đã xảy ra với nước Đức trước đây. Việc Đức đã từng thất bại trong hai cuộc chiến tranh với các nước láng giềng là bài học không thể bỏ qua đối với Trung Quốc hiện nay.


Bị giấc mơ cường quốc “bó chân”


Không chỉ bị chỉ trích chơi không đẹp với các nước láng giềng, Trung Quốc còn bị phương Tây đánh giá là quốc gia thiếu dân chủ, làm hạn chế tín nhiệm của Trung Quốc trên trường quốc tế. Để khắc phục, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhận được thái độ thiện chí với cộng đồng thế giới, tuy nhiên, giấc mộng “bá quyền hòa bình” vẫn chưa nguôi, nhất là trong thời gian gần đây trở nên hiếu chiến hơn với láng giềng trong việc tranh chấp biển đảo đã làm cho an ninh khu vực trở nên rối ren, phức tạp, kể cả Myanmar xưa nay rất “hữu hảo” cũng phải dè dặt hơn.

Theo giới phê bình, điều trở ngại nhất của Trung Quốc hiện nay chính là ước mơ cường quốc đã bó chân họ, không có bạn bè. Ngay cả Kim Jong IL cũng phải thốt lên với người Mỹ rằng không tin vào Trung Quốc, Trung Quốc chỉ có các đối tác buôn bán như Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản nhưng các nước này cũng không mặn mà, vừa làm ăn vừa cảnh giác. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tù nhân chính trị, yếu kém về nhân quyền, về quyền bầu cử, dân chủ tại chính quốc đã làm cho Trung Quốc mất dần uy tín.

Diplomat và Reuters dẫn lời các chuyên gia thì đây là vấn đề cuối cùng như chưa phải “chót trét” gây cản trở tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Bằng chứng, do bất ổn nội bộ nên Trung Quốc phải chi khá nhiều tiền của cho an ninh nội địa, thậm chí còn cao hơn cho quốc phòng. Ngoài ra, còn phải kể đến khủng hoảng dân số, ô nhiễm môi trường, gia tăng bệnh tật nhất là nạn nghiện thuốc lá, béo phì... và cũng giống như Mỹ, dân số lão hóa, chi phí an sinh xã hội tăng cao buộc phải cắt giảm chi phí cho quốc phòng... đã làm cho khả năng tăng trưởng trung hạn của Trung Quốc hạn chế và chậm lại.

Với các lý do nói trên Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức và các nước phương Tây trên thực tế cũng không quá lo lắng, ít ra trong thời điểm hiện nay.


Khắc Nam





Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên