Ngoảng đi ngoảnh lại thấy thời gian trôi nhanh thiệt. Chiều mai mình lại được về với em và các con rồi. Nhìn thời gian xa hơn, tính ra mình về nước đã gần 4 năm. 4 năm không nhiều nhưng cũng vừa đủ để hoà nhập với cuộc sống ở quê hương sau 20 năm lưu lạc xứ người. Dòng nhật ký năm nào dường như vẫn con chưa khô mực: Buổi sáng. Buổi sáng cuối cùng ở Ryazan. Tạm biệt thành phố tôi về. Hy vọng sẽ có ngày quay lại nơi này. Thành phố ở lại đừng buồn.
Nhớ ngày mình về bàn bè ai cũng lo ngại cho mình, khi mình về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Bạn bè mình có người rất nhiều tiền, cơ ngơi cũng đã đây đủ ở Sài Gòn hay Hà Nội , nhưng họ vẫn không dám trở về. Họ lo sợ đủ điều: lo cuộc sống nghèo khổ, lo không có việc làm, lo chế độ, lo thói đợi gian dối. Và thực tế rất nhiều người về , sống và làm ăn không nổi, đã phải quay trở lại. Dẫu sao thì sống ở nước ngoài, tuy có thiếu thốn tình cảm, nhưng kiếm tiền và tiêu sài cũng thoải mái hơn. Nhưng mình chẳng sợ gì cả. Khi mình theo học y khoa là sự chuẩn bị cho ngày về. Với lại, có lẽ mình bình thản trở về do mình sống không đòi hỏi gì nhiêu, không tham vọng bon chen. Mình tin vào chính mình, hai mươi năm qua có khó khăn nào mà mình chưa nếm trải và chưa vượt qua cơ chứ, lẽ nào mình lại không thể sống hạnh phúc trên quê hương mình. Tất cả bạn bè hàn vi ngày xưa của mình vấn sống tốt và thành đạt trên quê hương đó thôi. Mình vẫn nhớ như in nhưng dòng thư ngày nào ông bạn Triệu viết cho mình: Bao năm qua rồi từ ngày Hải đi ở nhà đã có rất nhiều thay đổi, chắc Hải không thể hình dung cuộc sống ở Việt Nam, cụ thể là Thanh Hoá bây giờ ra sao đâu nhỉ? Nói chung đã đẹp và đông đúc hiện đại hơn xưa nhiều lắm. Có thể Hải sẽ nghe ai đó mới từ Việt Nam sang kể chứ? Chắc họ kể rằng - Khó sống! Ô không! Đó là họ nhầm và họ đã xác định chưa chuẩn mực và hơn nữa họ không có lòng với quê hương đó thôi. Dù sao Quê hương không thể đổi bằng bất cứ hình thức nào hay mục đích nào.
Nhớ trước ngày về mình có gọi điện cho em gái mình ở Sài Gòn: Em xem tìm cho anh một chỗ làm trong bệnh viện công. Em mình nói với mình. Anh cứ về đi, nghề của anh làm nhà nước làm gì cho phí. Lương ít lắm, anh ra ngoài làm cho nhiều tiền. Mình nói với em: em ạ, nều vì tiền anh đã không về Việt Nam làm gì. Thực tình anh muốn trở về đóng góp một chút công sức của mình cho xã hội. Anh không đặt nặng vấn để lương bổng, mà chỉ cần một môi trường làm việc thoải mái. Có lẽ con người anh thích hợp khi làm việc ở một miền quê.
Mình nhận ra răng cuộc đời của mình từ trước tới nay luồn diễn ra đúng như những gì mà mình nghĩ và dự định trước đó. Và thế là mình có mặt ở cái thị trấn Định Quán này. Ai cũng ngạc nhiên và thắc mắc khì thấy hai vợ chồng bỏ Sài Gòn về đây. Tuy không khá giả gì, nhưng điều kiện thì cũng có thể bỏ ra một số tiền để tìm một chỗ làm trên thành phố. Nhưng mình không thích như vậy vì mình không quen với chuyện quà cáp, hối lộ để cầu xin ai một điều gì đó. Có một dạo má nuôi bà xã mình giới thiếu vào làm việc trong bệnh viện quân đội. Trước đây má làm ở đó, giờ về hưu. Khi vào làm má có nói với mình: ở đây không phải mất tiền đâu con, có gì để má lo. Má vốn là người thiết thà ngay thẳng, hay giúp đỡ người khác. Mà đâu biết cuộc sống bấy giờ đã thay đổi. Làm việc được gần hai tháng bà trưởng phòng tổ chức gọi mình lên ký hợp đồng, rồi nói mình lên gặp phó giám đốc. Qua cuộc nói chuyện mình thấy có điều gì đó không ổn, nói gần nói xa mình biết ý ông muốn gì. Nhưng mình vẫn cố tình nghe theo lời má dặn. Kết quả là hai ngày sau mình nhận được lời từ chối. Minh cám ơn ông ta, xin lại hồ sơ ra về với tâm trang buồn rất khó tả. Mình không buồn vì không được tiếp tục làm việc, mà mình buồn vì mất niềm tin vào một điều gì đó. Một lần khác theo lời giời thiệu của người cháu ba mình, đến gặp ông giám đốc của bệnh viện bưu điện. Qua nét mặt, phong thái và cách nói chuyện mình lập tức có thiện cảm với ông. Nhưng lời ông nói chân tình khiến mình nghe một lần và nhớ mãi: Tôi biết những sinh viên mới ra trường còn rất nhiều hạn chế về chuyên môn. Nhưng tôi không lo điều đó. Kiến thức và kinh nghiêm có thể học hỏi và trau dồi theo thời gian. Cái mà chúng tôi cần là có tâm với nghề. Công việc ở đây vất vả, lương không nhiều như bên ngoài. Anh để lại hồ sơ, về nhà suy nghĩ kỹ, nêu không đi làm thì cho tôi cấu trả lời, còn nếu im lặng coi như anh đồng ý. Để tôi thu xếp rồi cho người liên lạc với anh sau. Tôi chờ đợi sự liên lạc của ông rất lâu, có lúc tôi đã nghĩ có lẽ như người khác ông cũng chỉ có nói, và đã quên những lời ông nói. Nhưng ông đã không quên. Bảy tháng sau ông cho người liên lạc với tôi, yêu cầu bổ xung chút ít hồ sơ. Nhưng tiếc rằng mình không còn được gặp lại ông , làm việc với ông vì mình đã nhận công tác ở Định Quán này.
Cái thị trấn Định Quán của tỉnh Miền Đông Nam Bộ này quả thất là một miền đất yên bình với những con người hiền lanh, chất phát, chịu thương chịu khó và đầm ấm tình người. Người dân ở đây phần đông là người miền Bắc và miền Trung. Sau giải phóng Miền Nam họ vào đây khai hoang, lập vùng kinh tế mới. Khi rời quê hương ra đi họ chẳng đem theo thứ gì ngoài đôi bàn tay và nhiết huyết làm giàu. Thế rồi theo năm tháng, với tính cần cù chịu khó, họ đã biến vùng đất hoang tàn sau chiến tranh, vùng đất toàn đá và nham thách núi lửa thành một vùng quê trù phú với bạt ngàn cây cao xu, cây điều, cây tiêu , cây mía và rất nhiều rất nhiều những loài cây ăn trái khác. Người ta thường nói dân Bắc thường hay tính toán, bon chen, nhưng qua tiếp súc hay những lần tới làm khách mình nhận thây cộng đồng người bắc ở đây hơi khác một tí. Có lẽ do phải sống xa quê, phải sống dựa vao nhau và ít nhiều nhiễm cái chất của người Miền Nam nên họ sống chân thành hơn, phóng khoáng hơn và có tinh thần tương thân tương ái sâu đậm hơn.
Lúc này địa chỉ của mình là Định Quán. Rồi sẽ có một ngày mình sẽ rời xa nơi đây để đi tiếp về một nơi nào đó. Mình đã quen với cuộc sống tự lập và bươm chải nay đây mai đó. Những gì mình cần, mình đều có. Có bầu trời trên đầu và mặt đất dưới chân, có không khí để thở, có công việc để làm và có gia đình để về nương náu và yêu thương. Mình thích mỗi mai thức dậy, không cần biết điều gì đang chờ đới, ai đang chờ đợi và sau đó mình sẽ đi về đâu. Như đêm nay mình còn ngủ ở ngôi nhà trọ để viết những dòng chữ này nhưng đêm mai mình đã về Sài Gòn để dang rộng vòng tay ôm mấy đứa con và ôm vợ vào lòng. Để rồi mình lại được nghe tiếng khóc, tiếng cười của các con . Để được thấy mắt vợ ướt mi khi mình thì thào bên tai em:
Anh sau hết chân trời góc bể
Nơi cuối cùng tỳ vịn là em
Mình đã đọc và tâm đắc rằng cuộc đời là một món quà tặng cần phải biết quý trọng. Không có thể biết được điều gì sẽ sảy ra vào ngày mai. Cần phai đón nhận cuộc sống đúng như nó vốn có.
Hoàng Thanh Hải
Nhớ ngày mình về bàn bè ai cũng lo ngại cho mình, khi mình về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Bạn bè mình có người rất nhiều tiền, cơ ngơi cũng đã đây đủ ở Sài Gòn hay Hà Nội , nhưng họ vẫn không dám trở về. Họ lo sợ đủ điều: lo cuộc sống nghèo khổ, lo không có việc làm, lo chế độ, lo thói đợi gian dối. Và thực tế rất nhiều người về , sống và làm ăn không nổi, đã phải quay trở lại. Dẫu sao thì sống ở nước ngoài, tuy có thiếu thốn tình cảm, nhưng kiếm tiền và tiêu sài cũng thoải mái hơn. Nhưng mình chẳng sợ gì cả. Khi mình theo học y khoa là sự chuẩn bị cho ngày về. Với lại, có lẽ mình bình thản trở về do mình sống không đòi hỏi gì nhiêu, không tham vọng bon chen. Mình tin vào chính mình, hai mươi năm qua có khó khăn nào mà mình chưa nếm trải và chưa vượt qua cơ chứ, lẽ nào mình lại không thể sống hạnh phúc trên quê hương mình. Tất cả bạn bè hàn vi ngày xưa của mình vấn sống tốt và thành đạt trên quê hương đó thôi. Mình vẫn nhớ như in nhưng dòng thư ngày nào ông bạn Triệu viết cho mình: Bao năm qua rồi từ ngày Hải đi ở nhà đã có rất nhiều thay đổi, chắc Hải không thể hình dung cuộc sống ở Việt Nam, cụ thể là Thanh Hoá bây giờ ra sao đâu nhỉ? Nói chung đã đẹp và đông đúc hiện đại hơn xưa nhiều lắm. Có thể Hải sẽ nghe ai đó mới từ Việt Nam sang kể chứ? Chắc họ kể rằng - Khó sống! Ô không! Đó là họ nhầm và họ đã xác định chưa chuẩn mực và hơn nữa họ không có lòng với quê hương đó thôi. Dù sao Quê hương không thể đổi bằng bất cứ hình thức nào hay mục đích nào.
Nhớ trước ngày về mình có gọi điện cho em gái mình ở Sài Gòn: Em xem tìm cho anh một chỗ làm trong bệnh viện công. Em mình nói với mình. Anh cứ về đi, nghề của anh làm nhà nước làm gì cho phí. Lương ít lắm, anh ra ngoài làm cho nhiều tiền. Mình nói với em: em ạ, nều vì tiền anh đã không về Việt Nam làm gì. Thực tình anh muốn trở về đóng góp một chút công sức của mình cho xã hội. Anh không đặt nặng vấn để lương bổng, mà chỉ cần một môi trường làm việc thoải mái. Có lẽ con người anh thích hợp khi làm việc ở một miền quê.
Mình nhận ra răng cuộc đời của mình từ trước tới nay luồn diễn ra đúng như những gì mà mình nghĩ và dự định trước đó. Và thế là mình có mặt ở cái thị trấn Định Quán này. Ai cũng ngạc nhiên và thắc mắc khì thấy hai vợ chồng bỏ Sài Gòn về đây. Tuy không khá giả gì, nhưng điều kiện thì cũng có thể bỏ ra một số tiền để tìm một chỗ làm trên thành phố. Nhưng mình không thích như vậy vì mình không quen với chuyện quà cáp, hối lộ để cầu xin ai một điều gì đó. Có một dạo má nuôi bà xã mình giới thiếu vào làm việc trong bệnh viện quân đội. Trước đây má làm ở đó, giờ về hưu. Khi vào làm má có nói với mình: ở đây không phải mất tiền đâu con, có gì để má lo. Má vốn là người thiết thà ngay thẳng, hay giúp đỡ người khác. Mà đâu biết cuộc sống bấy giờ đã thay đổi. Làm việc được gần hai tháng bà trưởng phòng tổ chức gọi mình lên ký hợp đồng, rồi nói mình lên gặp phó giám đốc. Qua cuộc nói chuyện mình thấy có điều gì đó không ổn, nói gần nói xa mình biết ý ông muốn gì. Nhưng mình vẫn cố tình nghe theo lời má dặn. Kết quả là hai ngày sau mình nhận được lời từ chối. Minh cám ơn ông ta, xin lại hồ sơ ra về với tâm trang buồn rất khó tả. Mình không buồn vì không được tiếp tục làm việc, mà mình buồn vì mất niềm tin vào một điều gì đó. Một lần khác theo lời giời thiệu của người cháu ba mình, đến gặp ông giám đốc của bệnh viện bưu điện. Qua nét mặt, phong thái và cách nói chuyện mình lập tức có thiện cảm với ông. Nhưng lời ông nói chân tình khiến mình nghe một lần và nhớ mãi: Tôi biết những sinh viên mới ra trường còn rất nhiều hạn chế về chuyên môn. Nhưng tôi không lo điều đó. Kiến thức và kinh nghiêm có thể học hỏi và trau dồi theo thời gian. Cái mà chúng tôi cần là có tâm với nghề. Công việc ở đây vất vả, lương không nhiều như bên ngoài. Anh để lại hồ sơ, về nhà suy nghĩ kỹ, nêu không đi làm thì cho tôi cấu trả lời, còn nếu im lặng coi như anh đồng ý. Để tôi thu xếp rồi cho người liên lạc với anh sau. Tôi chờ đợi sự liên lạc của ông rất lâu, có lúc tôi đã nghĩ có lẽ như người khác ông cũng chỉ có nói, và đã quên những lời ông nói. Nhưng ông đã không quên. Bảy tháng sau ông cho người liên lạc với tôi, yêu cầu bổ xung chút ít hồ sơ. Nhưng tiếc rằng mình không còn được gặp lại ông , làm việc với ông vì mình đã nhận công tác ở Định Quán này.
Cái thị trấn Định Quán của tỉnh Miền Đông Nam Bộ này quả thất là một miền đất yên bình với những con người hiền lanh, chất phát, chịu thương chịu khó và đầm ấm tình người. Người dân ở đây phần đông là người miền Bắc và miền Trung. Sau giải phóng Miền Nam họ vào đây khai hoang, lập vùng kinh tế mới. Khi rời quê hương ra đi họ chẳng đem theo thứ gì ngoài đôi bàn tay và nhiết huyết làm giàu. Thế rồi theo năm tháng, với tính cần cù chịu khó, họ đã biến vùng đất hoang tàn sau chiến tranh, vùng đất toàn đá và nham thách núi lửa thành một vùng quê trù phú với bạt ngàn cây cao xu, cây điều, cây tiêu , cây mía và rất nhiều rất nhiều những loài cây ăn trái khác. Người ta thường nói dân Bắc thường hay tính toán, bon chen, nhưng qua tiếp súc hay những lần tới làm khách mình nhận thây cộng đồng người bắc ở đây hơi khác một tí. Có lẽ do phải sống xa quê, phải sống dựa vao nhau và ít nhiều nhiễm cái chất của người Miền Nam nên họ sống chân thành hơn, phóng khoáng hơn và có tinh thần tương thân tương ái sâu đậm hơn.
Lúc này địa chỉ của mình là Định Quán. Rồi sẽ có một ngày mình sẽ rời xa nơi đây để đi tiếp về một nơi nào đó. Mình đã quen với cuộc sống tự lập và bươm chải nay đây mai đó. Những gì mình cần, mình đều có. Có bầu trời trên đầu và mặt đất dưới chân, có không khí để thở, có công việc để làm và có gia đình để về nương náu và yêu thương. Mình thích mỗi mai thức dậy, không cần biết điều gì đang chờ đới, ai đang chờ đợi và sau đó mình sẽ đi về đâu. Như đêm nay mình còn ngủ ở ngôi nhà trọ để viết những dòng chữ này nhưng đêm mai mình đã về Sài Gòn để dang rộng vòng tay ôm mấy đứa con và ôm vợ vào lòng. Để rồi mình lại được nghe tiếng khóc, tiếng cười của các con . Để được thấy mắt vợ ướt mi khi mình thì thào bên tai em:
Anh sau hết chân trời góc bể
Nơi cuối cùng tỳ vịn là em
Mình đã đọc và tâm đắc rằng cuộc đời là một món quà tặng cần phải biết quý trọng. Không có thể biết được điều gì sẽ sảy ra vào ngày mai. Cần phai đón nhận cuộc sống đúng như nó vốn có.
Hoàng Thanh Hải
Ông xã viết cảm động quá,mau về với bà xã đi.Còn bao nhiêu bài viết nữa ông xã mới về với bà xã và các con vậy???
ReplyDelete