Powered By Blogger





Friday, 25 October 2013

Phân tích tâm lý hành vi của B.s  Nguyễn Mạnh Tường









Mấy ngày nay vụ việc thẩm mỹ viện làm chết người rồi vứt xác phi tang đang trong giai đoạn điều tra ban đầu nhưng đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ và hoang mang.

Nhìn từ hành vi của bác sĩ bác sĩ  Nguyễn Mạnh Tường người dân sẽ liên tưởng ngay đến những vụ giết người dã man mà nhiều báo vẫn khai thác. Cái làm cho nhiều người lo ngại dấy lên làn sóng phẫn uất là vì hành động vứt xác phi tang ấy lại từ tay một bác sĩ và thực hiện với chính khách hàng trả tiền cho dịch vụ của bác sĩ ấy. Nhưng dù có căm tức, lên án thế nào thì chúng ta phải nhìn từ góc độ pháp luật trên cơ sở của pháp luật. Dù thế nào, cũng phải căn cứ xét vào hành vi dẫn đến chết người, còn những hành vi sau đó sẽ được xem xét ở góc độ khác.

Trước hết chúng ta phải khẳng định với nhau rằng Bác Sĩ Tường không cố ý giết người.   Theo các thông tin đã được báo chí đăng tải thì Nguyễn Mạnh Tường đã làm các động tác cứu chữa . Khi sảy ra biến chứng anh ta cũng đã cố gắng tìm mọi biện pháp để cứu bệnh nhân những không thành công. Những hành vì tiếp theo sau chúng ta có thể hiểu bác sĩ Tường đã thực hiện trong một trạng thái bối rối, hoang mang, mất lý trị.

Thường thì ai rơi vào hoàn cảnh như Nguyễn Mạnh Tường thì ai cũng  bị hoảng loạn và bối rối về tinh thần và khi đó họ không thể làm chủ được hành vi của mình. Nếu như tỉnh tạo thì bs tường cũng thủa hiểu răng vụ việc không thể giấu được lâu, tại ngoài ông ra còn có những người nhân viên của ông ở đó. Chẳng hạn trong sự việc này, nếu sự việc không bị phanh phui, một thời gian sau có một nhân viên biết chuyện có thể lấy sự việc này ra để uy hiếp ông Tường.

Anh bảo vệ không hể nghĩ rằng giụp ông chủ của mình phi tang xác bệnh nhân là phạm pháp, anh ta làm việc đó vi thấy cái lợi trước mắt đó là được nhận vào làm việc chính thức, được tăng lương gấp đôi. Những nguời nhân viên khác thì giúp bác sĩ Tường  thu dọn toàn bộ đồ đạc của thẩm mỹ viện gồm sổ sách, máy tính, các dụng cụ khám chữa bệnh, các loại thuốc mang đi cất giấu.  Ở đây chúng ta có thể nói tất cả nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường cũng phải chịu trách nhiệm hình sự liên đới.   Họ đã không chi  không can ngăn việc làm sai trái của giám đốc mà còn che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm khi xẩy ra vấn đề chết người. Chính họ đã góp phần tạo nên tội ác..

Xét về mặt tâm lý tội phạm, ông chủ thẩm mỹ viện Nguyễn Mạnh Tường cõng rất nhiều nỗi lo: nào lo bị “sập tiệm” , lo về tội giết người,  bị tước bằng, lo mất danh dự.... và cũng không loại trừ nỗi lo về khoản nợ ngân hàng mà ông đã đầu tư vào cơ cở sở mỹ viện trước đó 6 tháng. . Bạc sĩ Tường là người có tay nghề, lại có tiếng, việc bệnh nhân chết lại ảnh hưởng bởi pháp luật, có thể làm tiêu tan sự nghiệp, sẽ phải đi tù, bồi thường…Và việc đã xảy ra theo hướng ông ấy đã không vượt qua chính mình, cũng như không chấp nhận việc mình làm chết người nên ông cố gắng để che dấu, bằng cách phi tang, mà không nghĩ đến hệ lụy nguy hiểm của hành vi phi tang này. Ngay trong giây phút bấn loạn, thì người ta chọn phi tang là một biện pháp để che đậy những sai lầm không cứu vãn được. Đây được xem là phản ứng tự vệ của con người để bảo vệ thanh danh, sự nghiệp của mình mà quên đi mọi thứ khác.Có thể nói rằng tại thời điểm nạn nhân chết, cái chết làm ông ta stress nặng. Rồi khi ông quyết định hành vi tệ hại hơn là phi tang xác nạn nhân để trốn chạy trách nhận thì lúc này ông không còn là ông nữa, mà đã bị “đơ” cảm xúc.  Có thể hành vi tàn độc quá ngưỡng tưởng tượng trên xuất phát từ những ám thị hoặc phần “quỷ dữ” vốn ẩn tàng trong con người anh ta nay bùng phát, nhìn từ tâm lý học.    Một điều nữa cần phải nói là, hành vi phi tang cụ thể này không đủ để đánh giá bác sĩ này về bản chất là người xấu, độc ác. .Giả sử, hành vi này không bị phát giác, tin chắc rằng hình ảnh ném xác phi tang sẽ ám ảnh lương tâm ông suốt phần đời còn lại.


Với nhiều nỗi lo như đã nói ở trên, cộng với một trạng thái hoang mang cao độ bác sĩ Tường  đã liên tục phạm phải một chuỗi các hành vi sai trái. Đó là lý do khiến cho dư luận xã hội lên án cả về y đức và đạo đức của vị bác sĩ này

Đầu tiên là anh ta hoạt động nghề nghiệp vượt chuyên môn khi chưa hành nghề mà chưa có giấy phép của Sở y tế. Cơ sở thẩm mỹ Cát Tường mới chỉ cấp giấy phép kinh doanh chứ chưa được cấp phép hành nghề của Sở Y tế Hà Nội. Về nguyên tắc khi chưa đủ hai điều kiện này mà vẫn hoạt động thì là  hành nghề trái pháp luật, nên ở góc độ này người chịu trách nhiệm cao nhất là Nguyễn Mạnh Tường.

Tiếp đó là hành vi cố tình không đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Nghiêm trọng hơn nữa là khi xảy ra cái chết, Nguyễn Mạnh Tường lại không trình báo mà lại tìm cách che giấu bằng cách vứt xác phi tang.

 Chỉ vì không muốn người khác biết về việc làm chết người, chỉ vì muốn tiếp tục hoạt động mà không phải chịu trách nhiệm về hậu quả mình gây ra mà GĐ cơ sở này đã hành động vi phạm đạo đức. Gây ra những hậu quả rất lớn cho gia đình nạn nhân, khách hàng của cơ sở và gây ra những hậu quả vô cùng to lớn cho niềm tin và đạo đức xã hội. Việc làm này đáng lên án và sẽ phải chịu sự phán xét của tòa án lương tâm.

Sự việc làm chết người phi tang của Bs Nguyễn Mạnh Tường – Thẩm mỹ viện Cát Tường đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan chức năng vì sự quản lý lỏng lẻo để xẩy ra các vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.

Dù người đứng đầu ngành Y tế đã công khai thừa nhận đây là “lỗi quản lý của ngành”, nhưng bên dưới, từ Sở, phòng ban, bệnh viện, tới quận, và thậm chí cả phường vẫn đang tìm cách “đá” trách nhiệm cụ thể cho nhau. Một xã hội mà cấp nào cũng tìm cách phủi bỏ trách nhiệm của mình, thì nguy cơ rối loạn là hiển nhiên, và sợ rằng nhiều vụ án như kiểu Cát Tường sẽ còn sảy ra.


Tổng hợp
H. T. Hải




Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên