Bạn đừng khinh chê hoàn cảnh của bạn - Nơi đó là chỗ cho bạn hành động, đau khổ và chiến thắng..
Saturday, 30 November 2013
Friday, 29 November 2013
Nỗi nhớ của anh sẽ ru em ngủ
Каломна ночью......
Anh nhớ em quá. Nhớ phát điên lên được Tâm ạ. Thế là một ngày qua đi. Một ngày em bỏ quên anh.
Màn đêm buông trên phố buồn hưu quạnh. Nghe nhạc buồn lòng lại buồn hơn. Miền nhớ trong anh sao nặng trĩu con tim.
Anh biết tính em mà. Em chu đáo và hay lo cho người khác. Em không muốn ai buồn vì em. Mỗi lần nhận được tin nhắn, cho dù của ai đi nữa em đều trả lời. Thế mà hôm nay em không trả lời tin nhắn của anh. Cả ngày anh gửi tin nhắn và chờ đợi em trả lời, nhưng càng chờ càng chẳng thấy đâu. Giận em ư? Anh chẳng muốn. Có lẽ là anh lo cho em nhiều hơn
Đêm khuy rồi, anh chúc em ngủ ngon. Chẳng hiểu sao mỗi lần anh chúc em ngủ ngon anh đều thấy lòng mình yên ổn. Em ngủ ngon nhé! Em không nhớ anh thì thôi, để anh nhớ em một mình vậy. Em ngủ đi....nỗi nhớ của anh sẽ ru em ngủ.
....Sáng nay ra phố, ngước mắt nhìn lên, thấy hàng cây bên đường bừng nở những sắc màu. Tháng bảy, nắng vàng như mật sóng sánh trùm lên không gian, trùm lên những vạt lá. Anh thả mình vào khoảng không ngợp nắng, ngợp gió dịu êm của buổi sáng trong lành, hít thật căng lồng ngực mùi hương quen thuộc của phố phường. Trong lòng anh có một cảm giác ngất ngây và nôn nao vừa như chờ đợi vừa như hy vọng điều gì đó ....
....Và điều đó đã đến
Em lại nhớ anh. Em lại gửi tin nhắn cho anh.
....Lòng lại thầm nhớ và thương em nhiều hơn
Kalomna 28/07/2005
T.Hải
Thursday, 28 November 2013
Qui trình của… Hà Bá!
Hiện nay, thủy điện đã và đang là mối kinh hoàng của người dân không chỉ vùng chân đập. Nó thật sự đã biến thành “thủy quái” sẵn sàng bắt tay với thiên tai cuốn trôi người, nhà cửa, tài sản, hoa màu của cả một vùng rộng lớn trong chớp mắt.
Vì sao vậy? Nguyên nhân thì nhiều và đã có quá nhiều những bài phân tích sâu sắc. Tóm lại là đáng lý, nó phải là một chiến lược kinh tế được thực hiện từng bước, có thí điểm, phân loại và có tổng chỉ huy.
Thế nhưng tiếc thay những năm qua, nó đã biến thành một… “phong trào rộng lớn”. Người người làm thủy điện, nhà nhà làm thủy điện, huyện, tỉnh đua nhau làm thủy điện…
Thế là tất cả các con sông, con suối bất kể to nhỏ, bất kể hậu quả gây ra cho môi sinh như thế nào đều được “đắp đập, be bờ” làm thủy điện.
Môi sinh bị tàn phá. Những dòng sông, con suối trước đây dù mùa khô vẫn đầy ắp nước thì bây giờ luôn trong tình trạng khô cạn khiến cả một vùng hạ lưu trù phú thường xuyên hạn hán. Lúa mất mùa, hoa màu cằn cỗi, đời sống người dân đã khó khăn lại càng khó khăn.
Rừng thì bị tàn phá không thương tiếc. Phá để xây dựng các nhà máy thủy điện, rừng còn bị phá bởi trò “thừa gió bẻ măng” nên những nơi có dự án thủy điện, về cơ bản, rừng đã phá xong.
Rừng mất thì sinh ra lũ lụt. Các hồ chứa trên lý thuyết là để điều hòa nhưng giờ đây là quả bom nước đặt lơ lửng trên đầu dân chúng.
Đáng lý khi có mưa lớn, các hồ này phải trữ nước để điều hòa thì ngược lại, nó lại tiếp tay cho Hà Bá bằng cách… đổ thêm lũ vào mưa.
Thế là trên trời thì Thiên Lôi hoành hành. Ngoài biển thì Hà Bá dâng nước. Dưới đất thì “thủy quái điện” xả lũ đã đẩy người dân xả thân, xả phận vào chốn đói nghèo vì nhà cửa, tài sản mất hết. Thế mà đau xót thay là không ai chịu trách nhiệm cả.
Câu nói “mơ hồ” đến mức nghe xong chả mấy ai hiểu (kể cả một số đại biểu Quốc hội) và có lẽ sẽ trở thành “kinh điển” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua đã nói lên cái bản chất “rối rắm”, “cha chung không ai khóc”, lỗi chung không ai nhận: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương… Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Thế nhưng trơ tráo là trong vụ đại hồng thủy kinh hoàng ỏ Đại Lộc (Quảng Nam) vừa qua, các chủ hồ đều tuyên bố xanh rờn rằng họ đã… xả lũ đúng qui trình!?.
Qui trình do họ hoặc những người cùng phía với họ là tác giả nên nói thẳng thừng như ông Nguyễn Văn Ngũ – Bí thư Huyện ủy Đại Lộc tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 17, khóa XX (bài Quy trình xả lũ bị mắng “xối xả” – Việt Nam Nét ngày 28/11):”Hồ chứa thủy điện xả lũ đúng qui trình. Nhưng chỉ là đúng qui trình với chính… chủ hồ thủy điện”.
Còn GĐ Sở NN&PTNN Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Quang thì ví von:“Thủy điện không gây ra lũ lụt, thiên tai tạo ra nước. Nhưng chính thủy điện tiếp sức gây ra lũ lụt! Quy trình xả lũ do chính thủy điện đề ra! Nói xả lũ đúng quy trình? Nó chỉ đúng với chủ hồ, nhưng nó không đúng với cuộc sống người dân!”.
Còn người dân như cụ Nguyễn Văn Minh, Đại Cường – Đại Lộc thì chỉ biết ngậm ngùi: ”… bà con tui ở vùng rốn lũ ni biết chi mấy cái qui trình của các ông! Hồi chưa có thủy điện, mỗi khi trên nguồn mưa lớn là lũ về. Nhưng lũ không tàn khốc và gây thiệt hại lớn như bây giờ”.
Kính thưa các nhà “thủy điện học”, những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
Theo Dân Trí
Sự dối trá lên ngôi
Chuyện của cô xảy ra lâu rồi, khi cô đi học ở nước ngoài đã lỡ dại hai lần, ở hai nơi, mang món hàng ra khỏi siêu thị mà quên tính tiền. Nếu chuyện xảy ra ở VN, thì sẽ có đủ các thế lực xuất hiện che chắn cho cô để không vỡ lở ra.
Siêu thị sẽ không dám tố cô ra công an mà nếu có tố ra thì công an nơi ấy sẽ nhận ngay cuộc gọi bảo dẹp đi không được làm biên bản, báo chí cũng nhận vài cuộc gọi khuyên bỏ qua đi vì chuyện nhỏ như con thỏ. Nhưng chuyện của cô lại xảy ra ở cái xứ sở pháp luật nghiêm minh, thế lực từ trong nước vươn tay ra bằng sự dối trá cũng chỉ đủ giúp cô thoát ở tù chứ không thoát khỏi búa rìu dư luận. Tuy vậy khi về nước, mọi chuyện vẫn trở lại nhỏ như con thỏ, cô vẫn tiếp tục làm ở vị trí danh giá của nhà đài. Do vậy cứ mỗi lần thấy cô xuất hiện trên chương trình rao giảng văn hóa, đạo đức là mọi người nổi điên lên vì sự lừa dối trắng trợn... nên cô bị ném đá.
Suy cho cùng cũng tội nghiệp cho cô ấy, ở xứ sở nầy chuyện của cô thật ra cũng nhỏ như con thỏ so với những dối trá, lừa đảo vô cùng kinh khủng đang diễn ra khắp nơi từ mấy chục năm qua.
Một chuyện khác, cũng liên quan đến nhà đài, đang rộ lên đến hồi gay cấn, chưa biết kết thúc ra sao. Chuyện của một cô nhà báo nổi tiếng khác của VTV. Qua chương trình "Chưa hề có cuộc chia ly", cô nhà báo nổi tiếng đó đã phát hiện ra chuyện tìm hài cốt lừa đảo của hàng loạt các nhà ngoại cảm. Những thứ lâu nay người ta mang về cúng tế, thờ tự hóa ra không phải là hài cốt thật sự của liệt sĩ mà là xương heo, xương bò. Một nhà ngoại cảm danh giá đã bị bắt, những nhà ngoại cảm danh giá khác, vốn đang được thiên hạ đội trên đầu, kể cả một số quan chức ở các cấp chính quyền, nay trở nên hoảng loạn tìm cách cấu kết lại với nhau để chống chế, phản công. Và họ phản công rất tốt khi vạch ra cho mọi người thấy chương trình "Chưa hề có cuộc chia ly" của cô nhà báo ấy cũng có không ít "tiếc mục" lừa đảo.
Niềm tin tâm linh dựa vào thần thánh thông qua các nhà ngoại cảm, phút chốc bị sụp đổ tan hoang trong hàng vạn trái tim vốn đã nát tan vì mất mát thương đau. Những giọt nước mắt thổn thức trước cảnh đoàn tụ đầy cảm xúc, sau bao chục năm ly tan, của hàng triệu khán giả truyền hình bổng trở thành những giọt lố bịch.
Ở đất nước mà sự dối trá lên ngôi thì mọi kịch bản dối trá đến tận cùng sự trơ tráo đều có thể xảy ra.
Người ta dựng ra cả một hệ thống cơ quan dân cử từ trung ương xuống tận xã, phường để ngồi họp bàn và thông qua những vấn đề mà người ta đã quyết định sẵn từ trước.
Người ta có thể huy động toàn dân một cách tốn kém vào việc góp ý để thay đổi hiến pháp nhưng rồi hiến pháp vẫn cứ như xưa. Đến cái cơ quan gọi là lập pháp cũng không được quyền công khai góp ý sửa đổi hiến pháp.
Người ta nói rằng dân chủ gấp vạn lần nhưng người ta vẫn tôn vinh chế độ độc đảng toàn trị.
Cứ hô đang dẫn dắt cả dân tộc đi lên ấm no hạnh phúc qua con đường độc đạo CNXH nhưng người ta hoàn toàn không biết con đường đó ra sao và đưa đến nơi đâu.
Người ta nói tự do báo chí nhưng toàn bộ cơ quan báo đài đều đặt dưới sự kiểm soát của một đảng duy nhất.
Người ta luôn dùng những mỹ từ để che đậy những sự việc xấu xa. "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" che đậy cho tư bản hoang dã hoành hành và dung dưỡng giai cấp tư bản đỏ cường hào phát tác. "Tái cấu trúc" che đậy việc giựt nợ của nhóm lợi ích. "Nhân quyền theo kiểu VN" che đậy cho việc vi phạm nhân quyền...
Sự dối trá không giấy bút nào kể ra cho hết. Chúng đang lên ngôi và hoành hành, đang làm điên đảo toàn xã hội. Chúng trà trộn vào trong thức ăn hàng ngày để ngấm dần vào da thịt người dân. Chúng xối dồn dập xuống từ những chiếc loa rao giảng trên cao để ngâm lụt não trạng của từng người.
Để kết thúc bài viết xin được dẫn lời thốt ra từ một nhà báo rất điềm đạm đó là nhà báo Võ Đắc Danh:
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền tảng của nó được thiết kế bởi sự giả dối và lộ trình xây dựng mấy mươi năm cũng được vun vén bằng những mỹ từ giả dối thì thật ra, cũng không ngạc nhiên lắm khi người ta làm bê tông bằng cốt tre thay cho cốt thép ( vụ PMU 18 ), cũng không ngạc nhiên lắm khi người ta lấy xương thú thay cho xương người, cũng không ngạc nhiên lắm khi người ta lấy nước mắt của hàng triệu người bằng những cuộc đoàn viên của những con người không thật. Giả dối đã có trong thịt heo, cọng rau, củ khoai, con cá, hạt gạo trong mỗi bữa cơm của chúng ta, giả dối đã có từ trong học đường đến diễn đàn chính trị, và, cả trong bệnh viện, nhà chùa đến mỗi gia đình
Không còn gì để nói.
Huỳnh Ngọc Chênh
Theo blog HNC
Người ta thường không nói Ok khi chưa đồng ý
Có ở đâu, trong lĩnh vực nào “tham nhũng nhiều nhất” khiến một vào nhóm lợi ích “Giàu lên nhanh nhất”, tình trạng “khiếu kiện nóng bỏng và dai dẳng nhất”, trong khi Nhà nước thì “thất thu nhiều nhất”?
Tuần trước, một khảo sát về “Phát triển kinh tế và hạnh phúc” do ĐH Copenhagen (Đan Mạch) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư công bố đã gây ra không ít ngậm ngùi từ dư luận.
Nhưng chẳng có gì là bất ngờ khi 7, và chỉ 7% dân nông thôn “rất hài lòng” với cuộc sống.
Điều bất ngờ, có chăng là 7% này trả lời họ hài lòng vì có thu nhập cố định khi tìm thấy niềm vui trong lao động nông nghiệp, trên đồng ruộng của mình. Một kiểu hạnh phúc “như anh nông dân cày xong thửa ruộng” rất nên thơ.
Câu trả lời giản dị về hạnh phúc, hóa ra cũng gắn với mơ ước quá đỗi đơn sơ: Có một mảnh đất để vừa trồng trọt cấy hái, vừa là “chỗ cắm dùi”. Nông thôn cả ngàn năm nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn vậy.
Tháng 10 năm ngoái, trong một hội thảo về Luật đất đai được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội, xuất hiện một phụ nữ nông dân đến từ Lộc Hà, Hà Tĩnh. Chị đến để chỉ mộc mạc nói rằng: “Người dân chỉ mong được Nhà nước giao đất lâu dài. Và chẳng may có bị thu hồi thì cũng được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường”. Phó Chủ nhiệm UBKT của QH Nguyễn Văn Phúc, người tự giới thiệu từng tham gia vào Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 tỏ ra bất ngờ với sự kiện, theo ông, là “lần đầu tiên” một người dân được mời đến dự một cuộc hội thảo bàn về một bộ luật quyết định đến sinh kế của hàng chục triệu người dân.
Chúng ta thường được nghe con số 7 triệu ý kiến đóng góp cho Luật Đất đai. Nhưng thao thiết trong 7 triệu ý kiến đó, chỉ là một ước mơ nho nhỏ: Một mảnh đất không bị thu hồi. Và “chẳng may” có bị thu hồi thì được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường.
Mảnh đất, với mỗi người dân, không chỉ là một mái nhà, một tổ ấm, không chỉ là sinh kế mà mỗi gốc cây ngọn cỏ trên mảnh đất đó chứa đựng bao nhiên niềm vui nỗi buồn, và biết bao nhiêu truyền thống quá khứ cũng như ước vọng tương lai.
Nhưng hôm nay, ước mơ không bị thu hồi thật giản dị, thật chính đáng, hóa ra lại không dễ thực hiện khi Luật Đất đai sửa đổi đang “quá kiên định” với việc thu hồi đất.
Có ĐBQH nhắc lại khẩu hiệu từ những năm 30, khẩu hiệu làm nên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc “Người cày có ruộng”, để nói khái niệm “thu hồi đất” là chưa phù hợp.
Có ĐBQH nói quy định thu hồi đất tại Luật Đất đai không thể chung chung như thế. Rằng “Phải quy định rõ các dự án nào phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nếu không rất dễ bị lợi dụng, dẫn đến thu hồi tràn lan…”.
Có ĐBQH bàn đến chữ “thỏa thuận”, hay “trưng mua” thay cho sự thô bạo hành chính.
Và có người thậm chí đã nói đến chữ “tước đoạt” để nói về những bất cập của “ngày hôm qua” cần cấp thiết sửa đổi.
Thực tế luôn khách quan. Bộ mặt của những bất cập chính là những tấm áo khẩu hiệu của người dân kiện. Sai/đúng; Phù hợp/bất cập đang hiển hiện trong tình trạng xã hội nóng bỏng là việc hình thành một tầng lớp dân kiện, những người sống dưới đáy trong sự uất ức xã hội, đang gióng lên những tiếng chuông cảnh báo ở Hải Phòng, ở Thái Bình.
Nói như ĐBQH Bùi Thị An là có ở đâu, trong lĩnh vực nào “tham nhũng nhiều nhất” khiến một vào nhóm lợi ích “Giàu lên nhanh nhất”, tình trạng “khiếu kiện nóng bỏng và dai dẳng nhất”, trong khi Nhà nước thì “thất thu nhiều nhất”.
Những con số không nói dối. 1.571.500 lượt công dân có khiếu tố chỉ trong 4 năm qua và cứ 10 vụ thì có tới 7 vụ khiếu tố liên quan đến đất đai. Mà khiếu tố chỉ chủ yếu xoay quanh hai định chế “thu hồi” và “đền bù” trong luật.
Sao mà người dân không khiếu kiện khi việc thu hồi đất hiện nay, nói như ĐBQH Đồng Hữu Mạo, là “không thỏa đáng”, là “không đúng”, là “lấy lợi ích của người sử dụng đất để chuyển cho các doanh nghiệp”.
“Nếu đền bù thỏa đáng rồi thì người dân cãi cọ làm gì”- ông Mạo nói.
“Nếu Luật đất đai lần này vẫn giữ nguyên quy định các trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thì vấn đề khiếu kiện về đất đai vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải”.
Kỳ này, Quốc hội đã bố trí thêm một buổi ngoài nghị trình dự kiến và trong 24 ý kiến “nói thêm” đó, người dân nhìn thấy rõ sự băn khoăn, thậm chí, có ý kiến đề xuất dừng thông qua tại kỳ họp lần này.
Nhân dân vẫn lắng nghe và chờ đợi trách nhiệm của các vị đại biểu trong phiên họp sáng mai. Hình như người ta thường không OK khi mà người ta còn băn khoăn, khi người ta chưa đồng ý, thậm chí, còn chưa tin tưởng.
Đào Tuấn
Theo blog ĐT
Ai biết chắc mùa hạ có bao nhiêu cơn mưa?
Дожди, дожди… в глазах иль в поднебесье?..
Осенний вальс… осенняя печаль…
Sáng anh dậy sớm uống trà. Một mình lặng lẽ anh thưởng thức vị đắng ấm nồng của những lá chè mà em để lại cho anh ngày về
Trên phố lại có mưa. Cơn mưa bất chợt. Mùa hạ có bao nhiêu cơn mưa không ai biết chắc được, thiên nhiên đất trời cần mưa như thế nào, nhưng anh thì hiểu rằng anh cần em đến mức nào. Vắng em anh rất buồn. Em đã đi xa, thật xa...Em để lại bao nhiêu là nỗi nhớ. Khái niệm về thời gian...như chẳng phải chỉ có lúc này, một lát nữa, mà hình như còn có cả mai, kia.....lâu.....lâu quá.....biết đến khi nào em trở lại. Thời gian thật trống trải. Anh mường tượng ra ngày qua, ngày sau và ngày sau nữa. Anh nhớ em. Nhớ mùi hương thơm nồng nàn , nhớ đến tan ra trong những điều khổ lụy, con tim anh bây giờ không còn là của anh nữa, nó cứ đập từng hồi da diết gọi phương em...
Cũng có thể em sẽ không bao giờ trở lại. Nhưng anh sẽ chờ đợi. Mùa hạ có bao nhiêu cơn mưa không ai biết chắc nhưng em hãy tin chắc rằng có anh đang chờ em ở chốn này. Anh chờ em vì anh không thể sống thiếu em.
Lúc này đây anh đang nghĩ gì em biết không? Đã có thời gian anh như kẻ lãng du trôn vùi tình yêu trên xa mạc. Thất vọng chán chường anh những tưởng trái tim mình không bao giờ có thể thổn thức vì tình yêu được nữa. Nhưng mọi chuyện bỗng dưng đổi khác, bởi sự xuất hiện của em. Em là ốc đảo bình yên. Em không là ảo ảnh. Em là người con gái bằng xương, bằng thịt hiện diện trước kẻ đang khát như anh. Vẻ đẹp bình dị và đằm thắm của em đã tưới đẫm trái tim khô cằn của anh, làm cho anh yêu đời, làm cho anh biết hy vọng, và con tim lại khao khát yêu đương. Giờ đây mong muốn lớn nhất của anh là mãi mãi được sống bên em
Đấy, anh đang nghĩ vậy đấy bé Tâm ạ. Hạnh phúc đến với anh bình dị như vậy đấy. Hạnh phúc có trong hương và vị trà của em, có trong nỗi nhớ của anh vào một buổi sáng mưa bay.
Kalomha
27/7/2005
T.Hải
Wednesday, 27 November 2013
Bốn kỷ lục về hiến pháp Việt Nam
Việt Nam đã có hiến pháp mới. So với hiến pháp cũ chẳng có nhiều thay đổi......kết một câu: Vẫn vậy!
Biểu quyết hiến pháp sửa đổi 1992 diễn ra sáng hôm nay có 4 kỷ lục thế giới đáng để quan tâm, và sẽ đi vào lịch sử dân tộc, dù tương lai đất nước này có như thế nào. Nên phải ghi ra đây để cho hậu thế.
Kỷ lục thứ nhất là, đúng 9h53' hôm nay có 488 đại biếu quốc hội, chiếm 97,99% tham gia bấm nút biểu quyết hiến pháp 1992 sửa đổi chỉ trong 9". Một kỷ lục biểu quyết có thể ghi vào Guinness toàn cầu.
Kết thúc biểu quyết chỉ có 2 người không biểu quyết. Với tỷ lệ 97.59% tán thành hiến pháp sửa đổi, không có ai không tán thành, chỉ có 2 người không biểu quyết. Một kết quả đồng thuận cao mà không có bất kỳ một tổ chức của chính quyền lập pháp nào trên thế giới có thể đồng thuận cao như thế. Một kỷ lục Guinness thứ hai.
Ngay cả Hoa Kỳ, hay bất cứ quốc gia văn minh trên thế giới nào cũng không thể có con số trong mơ như thế này. Nó nói lên nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Nhưng có một điều đáng để lo ngại là, sao lúc nào sự đồng thuận của các chính khách đều rất cao, mà tình hình xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa lại không được như biểu quyết?
Đây là thời khắc lịch sử của dân tộc. Hiến pháp Việt Nam thời đại mới thay đổi như thay áo. Vì sau chỉ 68 năm mà nước Việt có đến 5 hiến pháp khác nhau: 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Kỷ lục Guinness thứ 3 của một quốc gia non trẻ chỉ mới 68 năm thành lập mà thay đổi hiến pháp đến 5 lần. Trung bình 13 năm 7 tháng 06 ngày thì hiến pháp nước Việt thời đại mới thay đổi một lần.
Kỷ lục thứ tư và quan trọng nhất là, chưa bao giờ hiến pháp được tôn trọng bằng nghị quyết của đảng cầm quyền như ông tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đã tuyên bố. Thế thì, mất 40 ngày và trung bình mỗi ngày tiêu tốn 1 tỷ đồng để bàn định thay đổi hiến pháp để làm gì?
Khó cho nhà cầm quyền, đất nước và dân tộc Việt thật.
Bs: Hồ Hải
Subscribe to:
Posts (Atom)