Dân oan trên đường phố |
Ông Trần Hữu Phước, nguyên thư ký của cố Trưởng ban Tổ chức TW đảng CSVN Lên Đức Thọ viết trên báo Sải gòn giải phóng ngày27/8/2013: “…chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đòng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribe mênh mông bát ngát…”
CNXH GIÀU SINH LỰC
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc)
Xin nói cho rõ, CNXH ở đây là viết tắt từ chữ “chủ nghĩa xã hội”, dịch từ tiếng Anh là socialism (không cần viết hoa). Thật ra, nói đúng hơn là chủ nghĩa Mác-Lênin (Marxist-Leninist ideology), chứ không hẳn là socialism. Tôi chú ý đến cụm từ này khi nhâm nhi cà phê sáng ở quán anh bạn bắt gặp một bài viết chỉ trích ông Lê Hiếu Đằng. “Chỉ trích” có lẽ là quá nhẹ, phải nói là “thoá mạ” thì đúng bản chất hơn. Thoá mạ trên giấy trắng mực đen, và đó mới là điều đáng nói. Bài viết đó có đoạn đề cập đến CNXH như sau:
“...Còn chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ ‘Triệu voi’ nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát.”
Thú thật, dù là người bàng quan với chính trị nhất cũng khó mà bỏ qua câu phát biểu đầy tính khẳng định và thăng hoa trên. Đối với những người đã bị nhồi sọ thì câu trên cho họ đầy tin tưởng, niềm kiêu hãnh về sự lan toả của CNXH. Thử hỏi không kiêu hãnh sao được khi cái chủ nghĩa đó nó lan toả từ Á sang Âu, chạy dài luôn đến châu Mĩ Latin. Lại thêm những tính từ đầy chất thơ như “mênh mông”, “bát ngát”, trù phú” nữa, làm cho câu văn quá êm tai và ru ngủ.
Nhưng trước khi được ru ngủ, chúng ta thử xem xét thực tế ra sao. Hiện nay có bao nhiêu quốc gia trên thế giới theo CNXH? Chúng ta thử đếm xem: China , Việt Nam , Lào , Cuba , Bắc Triều Tiên. Chỉ có 5 nước trên thế giới đang theo CNXH. Thật ra, có thể nói rằng trong thực tế chỉ có 2 nước đang kiên trì với CNXH mà thôi: Cuba và Bắc Triều Tiên. Còn ba nước kia (China , Việt Nam và Lào) thì thuộc nhóm “nói vậy mà không phải vậy”.
Trên thế giới hiện nay có 194 quốc gia (con số này còn thay đổi). Hai nước trên 194 là 1%. Hay rộng rải hơn, 5 trên 194 cũng chỉ 2.6%. Rộng rải hơn nữa, tính bằng dân số thì 5 quốc gia này chiếm ~21% dân số thế giới. (Chú ý dân số thế giới hiện là 7.108 tỉ người, China 1.36 tỉ, Việt Nam 88.8 triệu, Triều Tiên 24.9 triệu, Cuba 11.1 triệu, Lào 6.6 triệu). Tất cả những tính toán vui vui trên đều cho thấy các nước theo CNXH chỉ là thiểu số. Trước đây số quốc gia theo CNXH lên đến hàng 20, nhưng nay thì chỉ còn có 2. Do đó, khó mà nói CNXH đang lan toả được; phải nói cho đúng là nó (CNXH) đang bị teo tóp lại. Teo tóp thì không thể nào nói là “đầy sinh lực” được.
Thú thật, tôi không biết tác giả viết bài đó có thật sự tin vào những gì ông viết không nữa. Có người viết theo đơn đặt hàng, nên chưa chắc họ tin những gì họ viết. Nếu tác giả thật sự tin vào những gì ông viết thì tôi nghĩ chắc ông có vấn đề về tiếp thu thông tin. Thông tin xuất hiện trên báo chí quốc tế cho thấy ngay cả cái nơi khai sinh ra chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã chôn vùi nó. Ai xem tivi và đọc sách mà không thấy dân Nga kéo tượng Lênin xuống và đập phá. Những quốc gia từng theo chủ nghĩa Mác-Lênin bên Đông Âu cũng đã ra luật cấm biểu tượng CNXH như búa liềm nơi công cộng. Thử hỏi những người dân Đông Âu từng sống dưới thời CHXH họ muốn quay lại chủ nghĩa đó không. Chắc chắn đa số (95%?) là không. Do đó, khi viết rằng CNXH lan toả và đầy sinh lực, tôi nghĩ nó không đúng với những gì xảy ra trong thực tế.
Trong bài viết, tác giả nói rằng ông Lê Hiếu Đằng “gạt gẫm những người nhẹ dạ non gan ông nhắm mắt viết bừa": “Hiện nay xu hướng chạy theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội đã lạc điệu, không còn phù hợp và đã bị sụp đổ tan tành". Nhưng căn cứ vào những gì xảy ra trong thực tế thì ông Đằng viết quá đúng. Tôi sợ là câu văn trên của tác giả dành cho ông Lê Hiếu Đằng lại chính là câu văn dành cho ông.
Nói cho công bằng, đó là một chủ nghĩa không còn sức sống. Trong “Bản Ý Kiến về cải cách toàn diện Việt Nam ” chúng tôi có viết rằng: “Cốt lõi của cuộc cách mạng mới là dứt khoát từ bỏ sự ràng buộc của một chủ nghĩa, một học thuyết đã không còn sức sống ở cả Việt Nam và trên thế giới. Gắn chặt với học thuyết ấy, chủ nghĩa ấy cũng làm nước ta ngày càng lệ thuộc vào quỹ đạo của phương Bắc ngày càng nặng.” Cho đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ câu đó đúng.
http://www.buudoan.com
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!