Lâu rồi mình không bàn về giới trẻ dù đám 9X đang lấn sân trên truyền thông. Blogger già U60 như Tổng Cua cũng bị hút hồn. Từ Angela Phương Trinh nude hở hang múa cột đến em Tưng thả rông. Sau Running man Vũ Xuân Tiến là em Huyền Chíp. Xấu, tốt, từ đàng hoàng đến kẻ phá bĩnh, đủ mọi thành phần. Nhiều người than trời, bọn trẻ ngày nay chẳng ra gì. Nhưng tôi nghĩ đó là hiện tượng giới trẻ đang tìm cách thể hiện mình, một tín hiệu đáng mừng, giống nước Mỹ cách đây nửa thế kỷ, từ hippi đến tóc dài, nhạc đinh tai nhức óc. VN ta cũng thế. Thời những năm 1960, dân chơi HN mặc quần côn bó sát, thế hệ 1970 quần loe tóc dài. Thế mà chẳng mấy người hỏng.
Từ Running Man đến Travelling Woman
Mấy tháng trước có Running Man Vũ Xuân Tiến chạy theo xe bus đội bóng Arsenal, được ông bầu và đội bóng chú ý. Tiến được mời lên xe, chụp ảnh cùng nhiều cầu thủ trong đội bóng nổi tiếng. Em còn được mời sang Anh và đến sân Emirates, làm khách mời danh dự của đội Arsenal. Đây là giấc mơ của bất kỳ bạn trẻ yêu bóng đá nào. Bạn nào muốn đi xa hãy học Vũ Xuân Tiến, chạy theo cái gì đó, thế nào cũng có người thành công. Đợi người khác chỉ đạo, định hướng, rồi mới chạy, thì xin mời ngồi nhà, nhìn người ta running. Nếu ngày xưa cụ Hồ đợi đủ tiền mới xuống tầu sang Pháp thì ngày nay nước mình vẫn dùng tiếng Pháp. 17 tuổi bỏ nhà ra đi, xuống tầu ở Sài Gòn, lênh đênh ra biển. Ông đặt chân nhiều nơi trên thế giới khi tuổi trẻ hơn cả Xuân Tiến bây giờ. Sau 1975, nhiều người cũng ra đi với chiếc thuyền trên biển, còn nguy hiểm hơn cả cụ Hồ. Có người nằm lại trong bụng cá, nhưng người sống sót cũng không hối hận.
Tuần trước có em Huyền Chíp – travelling woman – lại sôi động trên truyền thông. Bỏ đại học đi làm, dù học trường chuyên. Chán công việc nhàm, Huyền Chíp du lịch thế giới với số tiền ban đầu là 700$. Viết hai cuốn sách gây tranh cãi vì những chi tiết chưa thuyết phục. Đi qua 25 nước với vài trăm đô la trong túi thì khó ai tin, sao có thể kiếm tiền mỗi tháng 1000$ dọc đường đi. Nếu bạn nào không thích mạo hiểm, đợi đủ kinh phí mới du lịch, không biết phượt là gì, cứ ngồi nhà đọc Huyền Chíp, tha hồ chê. Là người mê du lịch và mạo hiểm, tôi thích em Huyền Chíp. Cho dù các chi tiết trong sách có thể gây nghi ngờ, nhưng sự thực là em đã đi qua nhiều nước, kể cả châu Phi. Đi và viết sách, đóng phim dù chỉ là chân gỗ, làm ở casino, xin tiền dọc đường. 21-22 tuổi đã có sách bán. Chỉ có người dám nghĩ dám làm mới làm nên thương hiệu như thế.
Tôi có lời khuyên cho bạn nào chê Huyền Chíp. Nếu bạn không phải là người đầu tiên làm một việc gì đó, thì bạn luôn là người đến sau. Thế giới hội nhập là khắc nghiệt thế đó. Muốn làm nên sự nghiệp thì nên “đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
Về hiện tượng em Tưng và cánh trẻ nổi loạn
Sốc nhất là em Tưng không mặc áo ngực trên YouTube, vú núng nẩy, trông rất khêu gợi. Em khuyên đàn ông nên ngắm ngực phụ nữ thì tuổi thọ tăng lên 5 năm. Em Tưng cho rằng, nữ giới nên thả rông cho thoải mái, đỡ bị ung thư vú. Em còn ngậm cả bao cao su để tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình. Mình xem clip xong cũng thấy trẻ lại thật, lão mơ màng, rồi…lịm.
Mới đây khi trả lời phỏng vấn VNN, em Tưng nói toẹt ra “tương lai của em phải là người đàn ông giàu, em không ngu đi yêu mấy anh nghèo”.
Em có khác gì các ông cao cao đang nhờ tư bản giúp đỡ phát triển, gửi cả con cháu đi học. Chả lẽ nhờ Cu Ba hay Bắc Triều tiên cố vấn cho kinh tế tập trung. Em Tưng kể từng yêu tha thiết một trai nghèo. Nhưng khi anh ta giầu có, lại bỏ Tưng, nên Tưng quyết yêu anh giầu. Đại gia có bỏ thì cũng “để lại một đống của”.
Các cụ già trong blog Cua Times có con cháu thế này, chắc phải mua thuốc trợ tim để đọc tin về em Tưng.
Riêng tôi thấy mừng vì thế hệ 9X dám nghĩ, dám nói, và dám làm. Không như thế hệ U50-60 của tôi, nói gì cũng lung búng, ăn gì cũng nhìn trước ngó sau, ngủ với nhau quần tụt đến đầu gối, hôn không nhắm mắt, nên chết cũng vậy Xem mấy clip con gái học đường tranh cãi không phân thắng bại, liền ra phố xử nhau. Chúng ghi lại, tung cho mạng cho cả triệu người xem. Con gái bây giờ tay chơi hơn cả con trai. Chưa biết tốt hay xấu, nhưng ít nhất chúng biết chứng minh con người thật của mình hơn là sống giả dối.
Thử tưởng tượng, bọn trẻ học đường có “hội nghị TW” riêng của mình. Nếu có kẻ nào trộm cắp, đạo đức giả, ngồi ghế chủ tịch, sẽ bị chúng lôi ra đánh hội đồng, xử luôn tại trận cho đỡ mệt. Dù hơi man rợ, nhưng hiệu quả. Còn hơn là củi ướt, đợi nhóm lò, rồi X, Y, Z…sốt ruột. Xử một phát xong luôn, đỡ lằng nhằng, hết hội nghị này đến hội nghị khác, mếu máo, tự phê bình, tốn tiền thuế của dân.
Tự nhiên tôi tin đám trẻ 9X sẽ thay đổi đất nước. Thế mới lạ.
Mới đây khi trả lời phỏng vấn VNN, em Tưng nói toẹt ra “tương lai của em phải là người đàn ông giàu, em không ngu đi yêu mấy anh nghèo”.
Em có khác gì các ông cao cao đang nhờ tư bản giúp đỡ phát triển, gửi cả con cháu đi học. Chả lẽ nhờ Cu Ba hay Bắc Triều tiên cố vấn cho kinh tế tập trung. Em Tưng kể từng yêu tha thiết một trai nghèo. Nhưng khi anh ta giầu có, lại bỏ Tưng, nên Tưng quyết yêu anh giầu. Đại gia có bỏ thì cũng “để lại một đống của”.
Các cụ già trong blog Cua Times có con cháu thế này, chắc phải mua thuốc trợ tim để đọc tin về em Tưng.
Riêng tôi thấy mừng vì thế hệ 9X dám nghĩ, dám nói, và dám làm. Không như thế hệ U50-60 của tôi, nói gì cũng lung búng, ăn gì cũng nhìn trước ngó sau, ngủ với nhau quần tụt đến đầu gối, hôn không nhắm mắt, nên chết cũng vậy Xem mấy clip con gái học đường tranh cãi không phân thắng bại, liền ra phố xử nhau. Chúng ghi lại, tung cho mạng cho cả triệu người xem. Con gái bây giờ tay chơi hơn cả con trai. Chưa biết tốt hay xấu, nhưng ít nhất chúng biết chứng minh con người thật của mình hơn là sống giả dối.
Thử tưởng tượng, bọn trẻ học đường có “hội nghị TW” riêng của mình. Nếu có kẻ nào trộm cắp, đạo đức giả, ngồi ghế chủ tịch, sẽ bị chúng lôi ra đánh hội đồng, xử luôn tại trận cho đỡ mệt. Dù hơi man rợ, nhưng hiệu quả. Còn hơn là củi ướt, đợi nhóm lò, rồi X, Y, Z…sốt ruột. Xử một phát xong luôn, đỡ lằng nhằng, hết hội nghị này đến hội nghị khác, mếu máo, tự phê bình, tốn tiền thuế của dân.
Tự nhiên tôi tin đám trẻ 9X sẽ thay đổi đất nước. Thế mới lạ.
Hiệu Minh
Theo Hiệu Minh blog
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!