Nụ hôn đầu
Trần Dạ Từ
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh,
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa…
Đọc thơ “Nụ hôn đầu”
Nguyễn Hưng Quốc
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh,
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa…
Đọc thơ “Nụ hôn đầu”
Nguyễn Hưng Quốc
Nụ hôn đầu” là một trong những bài thơ tình hay của Trần Dạ Từ. Nó vượt qua hai thử thách cực lớn: thơ tình và là thơ tình được viết bằng thể lục bát.
Bài thơ được mở đầu bằng một khung cảnh tuyệt đẹp:
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.

Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường
Anh hãy bận hồn em màu sáng chói
Anh có biết, hôm nay là ngày hội
Của lòng ta. Em trần thiết, trang hoàng.
Dù là ngoại cảnh kết hợp với tâm cảnh hay chỉ là tâm cảnh, đoạn thơ trên của Trần Dạ Từ cũng phác hoạ lại một sự thực đã thuộc về quá khứ xa xăm.
Đoạn thơ thứ hai bắt đầu pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái thực và cái ảo:
Trên môi ta, vạn đoá hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời.
Hai câu trên là ảo giác lúc hôn. Hai câu dưới là ảo giác sau khi hôn. Cái có thật là hương vị hạnh phúc vẫn còn ngọt ngào trên đôi môi nhà thơ.
Đến đoạn thứ ba, hoàn toàn là hiện tại nhưng tất cả lại là hư ảo:
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.
Hư ảo vì mất mát. Mất mát vì xa cách. Người con gái được tác giả gọi là “em” ở đoạn thơ thứ hai, đến đây, biến thành “người”, “nhớ thương người”, một cách bâng quơ và mơ hồ. Một hình dáng cụ thể đã bắt đầu nhạt nhoà trong cái ý niệm “người” trừu tượng ấy. Người con gái của mối tình đầu đã bị tan chìm trong thế giới lấp lánh kỷ niệm của một thời đã qua.
Rồi “môi hôn” biến thành “môi ai”. Môi đã lìa khỏi môi để đậu trên từng chùm phượng vĩ.

Thử so sánh hai câu trên mà xem. Có sự khác biệt khá xa trong nhạc điệu. “Vàng” và “xanh” đều là âm bằng. Nhưng “vàng”, với dấu huyền, thành nặng hơn, trầm hơn. Tưởng tượng câu thơ “Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh” là một đòn cân. “Trưa vàng” hơi trĩu xuống, gần mặt đất. “Vườn xanh” nhẹ thênh, bay bềnh lên cao, xa ngoài tầm tay. Ở vị trí đầu câu, “trưa vàng”, do đó, có âm hưởng lắng hơn. Nó không còn là buổi trưa nắng vàng cụ thể nữa. Ngờ như nó đã trở thành một thời khoảng trong đời người, cái thời khoảng, từ đó, nhà thơ nhìn lại, ngậm ngùi nhớ và tiếc kỷ niệm “cỏ biếc, vườn xanh”, hay nói cách khác, kỷ niệm “biết yêu người thuở mười lăm”, như một câu thơ khác, cũng của Trần Dạ Từ.

Mất mát, nhớ tiếc và ảo hoá hiện thực thành kỷ niệm: đó là ba nét nổi bật nhất trong dòng thơ về tình yêu và tuổi trẻ của Trần Dạ Từ. Những bài thơ khác nhau về đối tượng, về giọng điệu vẫn gặp gỡ nhau ở một điểm chung. Là mất mát trong cuộc sống. Là nhớ tiếc trong tâm hồn. Và là ảo hoá thành kỷ niệm trong động tác thơ:
Lá rụng bao nhiêu hè phố cũ
Sao nghe lòng rưng rưng nhớ người
Sao nghe lòng rưng rưng nhớ người
NPV st
Coppy từ Phố núi và bạn bè
Mời các bạn mua quan jean nu rach với giá siêu rẻ
ReplyDeleteShop giay nam Nabeyu chuyên cung cấp các mẫu giày namd đẹp và rẻ
ReplyDelete