
Chúng ta đã giành được ngôi vị thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo. Ước tính hết quý III/2012, tổng sản lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 5.850 triệu tấn, tương đương 2,6 tỷ USD. Thái Lan đạt 5,2 triệu tấn xuất khẩu và ngoại tệ thu về 3,5 tỷ USD; Ấn Độ đạt 5,5 triệu tấn xuất khẩu và ngoại tệ thu về 3 USD.
Tuy nhiên, một phép tính cộng trừ đơn giản, Việt Nam đứng đầu về sản lượng xuất khẩu nhưng giá trị thực lại thấp nhất trong 3 quốc gia. Như vậy, cái nhất số lượng gạo xuất khẩu nhưng cũng đạt cái thấp nhất tiền thu về cho người nông dân và cho ngân sách.
Về cà phê, Việt Nam đã vượt qua Brazil, Colombia để giành ngôi vị hàng đầu, ước tính sản lượng xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, thu về 2,5 tỷ USD. Trong khi cà phê Brazil đạt 1,5 triệu tấn, thu về hơn 3 tỷ USD; cà phê Colombia đạt 1,35triệu tấn, thu về 2,9 tỷ USD. Việt Nam lại đứng nhất về sản lượng xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng giá trị thu về lại thấp nhất trong 3 nước kể trên.

Có thể nói, 3 vấn đề lớn nêu trên liên quan trực tiếp đến đời sống của hơn 75% tổng dân số. Tại sao xảy ra tình trạng này khi các cơ quan quản lý nhà nước luôn có nhiều kế sách và chiến lược tốt? Giá trị ngày công lao động của người nông dân và người công nhân bán lưng cho trời, bán mặt cho đất vất vả cả đời để giành nhiều cái nhất về số lượng mà chất lượng và hiệu quả lại thấp nhất, mặc dù trong các báo cáo các hội thảo cơ quan công quyền đều có những biện minh vì những lý do khách quan! Cần phải nhìn thẳng vào thực tế rằng, chúng ta đang kém về quản lý, kém về tư duy và kém về chất xám. Cũng may là hàng hóa của chúng ta còn khiêm tốn và chưa thâm nhập sâu rộng trên trường quốc tế, nếu không thương hiệu quốc gia cũng bị mai một và mất dần.
Người viết thấy nghẹn ngào vì những cái nhất kia không mang lại lợi ích nhất cho người dân và xã hội. Thiết nghĩ, chỉ cần một cái nhất là chất lượng và hiệu quả cho cuộc sống của cộng đồng mỗi ngày một cao hơn. Đó mới là cái nhất nhân văn và thực chất.
Nguyễn Hoài Bắc
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!