Powered By Blogger





Thursday, 29 November 2012

Rùng rợn những ngôi nhà ma giữa lòng Hà Nội





Ngay tại thủ đô, những chuyện đồn đoán về một thế giới bên kia, những không gian hư ảo, nhập thế vẫn ngự trị đâu đây. Thế giới đang ở vào thế kỷ của sự văn minh. Thế nhưng, chính khoa học cũng chưa thể lý giải những hiện tượng kỳ bí mang tính tâm linh. Ngay tại thủ đô, những chuyện đồn đoán về một thế giới bên kia, những không gian hư ảo, nhập thế vẫn ngự trị đâu đây. Và nhiều người đã tìm đến, thậm chí là thử lý giải chúng theo cách riêng của mình để thỏa mãn trí tò mò...
@@@@@@@@@@@

Kỳ 1: Bí ẩn quanh kiến trúc lạ

Ngôi nhà ma.
Trước những thông tin đồn đoán không thể không chú ý, mà hơn thế lại xuất hiện ngay tại thủ đô, nhóm PV trang Hà Nội đã quyết tâm tìm ra một sự thật đang làm rúng động thế giới mạng, thậm chí là cả những diễn đàn được lập ra để luận bàn về: Lời đồn ma ám từ “kiến trúc lạ”! Hơn 380.000 kết quả được tìm thấy từ từ khóa “Ngôi nhà ma số 300 Kim Mã” chỉ trong khoảng 30 giây tìm kiếm. Đó là minh chứng phần nào cho thấy độ “nóng” của lời đồn. Ngôi nhà khá bề thế, xây theo kiến trúc Đông Âu, nhưng không hiểu sao lại bị bỏ hoang một thời gian khá dài (?). Ba khung cửa sắt hướng về phía đường Kim Mã đã gỉ sét và luôn khóa trái xộc xệch, khiến nơi đây càng thêm bí ẩn.

Một nickname tên hoangtrieuhai còn vạch rõ vị trí ngôi nhà ma trên ảnh vệ tinh kèm theo lời bình luận “Nhà cực xấu về mặt phong thủy”. Thành viên Thiên Sử tiếp lời “Ngay mặt tiền là một cái hiên và cái cột đỡ đâm thẳng vào trong, giống như chiếc quan tài. Cách thiết kế hoàn toàn bế khí, lại do xung sát khí từ mái hiên che phía trước đâm vào. Bởi vậy, con đường càng tấp nập thì khí càng tụ và càng tạo ra âm khí vượng dần theo thời gian”.

Theo một số người dân sống gần khu vực, nơi đây vốn là bệnh viện, nhưng do quá nhiều bệnh nhân mất mạng khi đến đây, nên bệnh viện bị dẹp bỏ, khu đất để hoang. Một số cụ già sống trên đường Đội Cấn cho hay, nơi đây vốn là bãi tha ma, nhưng khi xây xong, chủ nhà không thờ cúng nên bị các oan hồn quấy nhiễu, xua đuổi? “Giờ thì đỡ hơn, chứ dạo trước chúng tôi tập thể dục buổi sớm qua đây, những đốm sáng như ma trơi khiến ai cũng bạt vía, nên từ đó chúng tôi cũng chẳng dám bén mảng đến lúc tối nữa” - cụ Thịnh, chủ hàng nước trên phố Đội Cấn- tiết lộ. Thấy chúng tôi có vẻ nghi ngờ, cụ tiếp lời: “Không tin, các cậu cứ đi hỏi người quanh khu vực đó mà xem. Có phải là có nguời từng chết trước cổng ngôi nhà rồi không? Mà không phải chết ngày đâu, nửa đêm bị “vật” chết, sáng ra mới thấy xác. Không ma thì ai làm?”.

Nghe cụ nói vậy, chúng tôi bất giác thấy gió thổi lạnh tóc gáy, nhưng cố trấn tĩnh dạo quanh khu nhà. Men theo hàng rào, ló mắt tìm kiếm một âm thanh gì phát ra từ phía sau cánh cửa đóng hờ của ngôi nhà. Rồi “xỏ..ẻng,... bịch...”. Cô bạn giật bước ngã nhào bật khỏi hàng rào. Chúng tôi thấy bủn rủn chân tay. Lúc đó đã là 9h tối, cô bạn giục giã ra về, nhưng tôi cố níu lại để đón đợi và gắng lý giải điều gì đó. Vòng qua khu Vạn Bảo, chúng tôi trở ra phía cổng bên, gần nơi bà hàng nước vẫn ngồi.


Hẳn bạn đọc còn nhớ vụ cắt cổ trên xe Lexus? Hồi tháng 2.2009, một vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra, hậu quả làm một người đàn ông chết gục trong chiếc xe Lexus trong tình trạng động mạch cổ bị cắt, người đàn ông đó được xác định tên là Chính, chủ nhân của chiếc xe.


Song điều lạ lùng, theo cơ quan điều tra, anh Chính bị sát hại trên đường Đội Cấn, nhưng sáng ra, chiếc xe và nạn nhân lại nằm chênh vênh trên vỉa hè, sát cổng tòa nhà... Nhiều người bán tin bán nghi đặt câu hỏi: Liệu có phải hồn ma nọ trong căn nhà đã đưa chiếc xe về đây? Bao ám ảnh bỗng vây kín trong đầu, nặng nề... Chúng tôi cố níu lại vị trí nơi án mạng xảy ra, phía bên trong tòa nhà, ánh sáng cứ lập lờ, leo lét như ma trơi...!


Kỳ 2: Lời nguyền của ngôi nhà cổ?
 
 Nguồn: laodong.com.vn

Xinh tươi trên phố đêm Sài Gòn





Xinh tươi trên phố đêm Sài GònThành phố sôi động và xa hoa bậc nhất cả nước, Sài Gòn mỗi khi đêm về vẫn ồn ã chuyển mình. Dạo phố đêm Sài Gòn, bạn sẽ cảm nhận được biết bao điều thú vị, nhất là vào những ngày cuối năm đinh đong tiếng nhạc chuông mừng Noel ngân vang khắp các phố phường, với hàng loạt trung tâm thương mại lấp lánh ánh đèn từ những cây thông Giáng sinh trang hoàng cực kỳ lộng lẫy.

Và không như mùa đông phương Bắc, ở Sài Gòn mùa này, bạn sẽ không cảm nhận được chút gì của gió rét, chỉ có những làn gió mát mơn man trên tóc. Còn gì tuyệt hơn cho một đêm tung tăng dạo phố, làm duyên cho những shoot hình đầy ấn tượng giữa một thành phố đẹp và hiện đại, mà không cần rườm rà với khăn choàng, cũng chẳng cần áo khoác, phải không bạn? Cũng sẽ thật thú vị nếu bạn dự tiệc đêm Sài Gòn, bên những nhà hàng sang trọng ven sông. Gió sẽ lồng lộng thổi, và những ngột ngạt của ánh nắng ban ngày bay mất, để lại không gian thoáng đãng, trong lành cho bạn tự do tận hưởng.

Để dạo chơi trên phố Sài Gòn vào mùa Giáng sinh tưng bừng nhộn nhịp, để chuẩn bị cho mình những “shoot” hình đẹp nhất tại những trung tâm thương mại đẳng cấp… bạn nên chuẩn bị cho mình các trang phục thật phù hợp và sang trọng. Những chiếc đầm xòe là một lựa chọn rất dễ thương dành cho bạn, nếu như bạn thuộc “style” nữ tính, dịu dàng và yêu thích sự kiêu sa, quý phái. 


Hiện nay, họa tiết hoa ánh kim đang cực kỳ thịnh hành, vì vậy, còn chần chờ gì mà không khoác lên mình một chiếc đầm theo phong cách này để bạn có thể tự tin tỏa sáng giữa những không gian thương mại, tiệc đêm đẳng cấp, để có những “shoot” hình đẹp lung linh như nàng công chúa nhỏ? Bạn có thể chọn các gam màu rực rỡ và có tông sáng để nổi bật trước ánh đèn, như màu đỏ nhung, nude bóng, vàng ánh kim, xanh bóng…, với các chất liệu vải như nhung, satin. Bạn có thể tham khảo sự kết hợp tương phản màu sắc, như váy nude kết hợp cùng áo hoa văn xanh rực rỡ, hay chiếc đầm đen bông to vàng đỏ, áo nhung đỏ kết hợp cùng váy xòe xanh rêu nền nã, đầm peplum quý phái gam vàng ánh kim và họa tiết thêu cho tiệc đêm sang trọng ven sông… Những sắc màu cổ tích này sẽ khiến bạn rực rỡ như nàng công chúa, khi ấy bạn sẽ nhận biết bao ánh nhìn từ người đối diện.

Để những chiếc đầm, váy xòe thêm xinh và nổi bật giữa phố hay tiệc đêm, cũng như giúp có những shoot hình đẹp nhất, nên thêm vào những chiếc thắt lưng bản nhỏ có gam màu đối lập với trang phục như đỏ, đen… giúp bạn thêm xinh tươi rực rỡ. Những chiếc đầm màu sắc sẽ giúp bạn nổi bậc giữa đèn vàng, thông và chuông Noel trắng màu tuyết. Và nên nhớ rằng, cần chú ý vào cả trang điểm và mái tóc cho phù hợp, vì khi đã diện những chiếc đầm điệu đàng, bạn cũng phải thật xinh xắn với khuôn mặt được trang điểm cẩn thận và mái tóc gọn gàng. Khi ấy mới là nàng công chúa rực rỡ nhất giữa phố và tiệc đêm Sài Gòn, bạn nhé.

Đầm cùng váy xinh tươi cho bạn tự do dạo phố và dự tiệc đêm sang trọng:
























Photo: Minh Light
Model: Hồng Nhung
Phương Suri
Thùy Miêng











Huyền thoại đảo Song Ngư và ngôi chùa cổ





Người dân xứ Nghệ lưu truyền câu chuyện rằng, xa xưa ở vùng biển Cửa Lò (Nghệ An) luôn có cuồng phong, sóng dữ. Để đổi lấy cuộc sống bình yên cho người dân đi biển, có hai ngư dân đã tự nguyện làm vật hiến tế...
Thật kỳ lạ thay, biển dậy cơn sóng khổng lồ rồi từ từ nhô lên hai hòn đảo liền kề nhau. Từ đó, biển Cửa Lò trở nên trong xanh, hiền hòa cho đến ngày nay.

Ghi nhớ công ơn của hai người đã hiến thân mình hóa thành đảo ngăn phong ba sóng dữ, người ta đặt tên cho cặp đảo này là Song Ngư sơn. Trên đảo có ngút ngàn cây xanh và nhiều chim, thú. Sự hình thành đảo và những chiến công gắn với đảo qua thời gian đã làm nên một Song Ngư sơn huyền thoại.

Thời Trần, nơi đây là vị trí chiến lược của tướng quân Hoàng Tá Thốn chống giặc Nguyên - Mông và là điểm chốt làm chậm bước tiến của thủy quân Chế Bồng Nga; còn trong kháng chiến chống Mỹ, đảo Song Ngư là vị trí tiền tiêu của bộ đội ta đánh hải quân địch. Từ thời Trần, nhân dân vùng Cửa Lò - Cửa Hội, đã lập một ngôi chùa ở phía tây của đảo để thờ Phật; đồng thời cũng là để ghi nhớ công lao của tướng quân Hoàng Tá Thốn - người có công tập hợp nhân dân khai khẩn, lập nên vùng đất Cửa Lò ngày nay (vua Trần Thánh Tông đã ban chiếu phong ông là Sát Hải Đại Vương, thờ ông ở ngôi chùa này). 
 
Chùa Đảo Ngư tọa lạc trên khu đất có hình rẽ quạt rộng chừng 3ha (gọi là bãi Chùa) hướng về phía mặt trời lặn - phía đất liền. Ở sân chùa có một giếng nước, dân địa phương gọi là “giếng Thần” vì là nơi duy nhất trên đảo có nước ngọt. Giếng không sâu nhưng nước rất trong, rất ngọt và không bao giờ cạn. Phía sau chùa chừng 400m có một bãi toàn đá cuội gọi là bãi tắm Tiên; ngày trước, những người đi lễ thường qua đây tắm gội trước khi vào lễ chùa. Chùa linh thiêng lại nằm trên tuyến đường biển nối liền Bắc - Trung - Nam, nằm giữa hai lạch lớn là Cửa Hội, Cửa Lò nên các nhà buôn và ngư dân khi đi qua đây đều vào chùa dâng hương cầu xin cho trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, buôn bán gặp nhiều may mắn. Những ngày gió bão, bãi Chùa còn gọi là nơi trú ngụ của tàu thuyền từ xa tới.

Qua thăng trầm của lịch sử, chùa Đảo Ngư đã bị mai một dần. Năm 2004, chùa Đảo Ngư đã được trùng tu lại, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và du khách gần xa, gồm: thượng điện thờ Phật (3 gian), hạ điện (5 gian) - nơi hành lễ và thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, nhà Nam, vườn chùa, bể cảnh, giếng Thần, khuôn viên và một số điểm nghỉ chân. Cùng với việc trùng tu chùa, bến cảng ở đảo Song Ngư và ở đảo Lan Châu cũng đã được xây dựng, thuận tiện cho du khách hành hương và viếng thăm chùa.

Du khách có thể tham quan đảo Song Ngư bằng thuyền máy trong vòng 25 phút tính từ bãi tắm Cửa Lò. Tại đây, bên cạnh việc viếng thăm chùa Đảo Ngư, du khách còn có cơ hội tham quan phong cảnh của đảo, khu nuôi cá giò giữa biển; đồng thời sẽ thưởng thức cá giò 7 món cùng Song Ngư tửu - thứ rượu được chưng cất từ nguồn nước ở giếng Thần. Hiện nay, UBND Thị xã Cửa Lò và Sở Du lịch Nghệ An đang gấp rút hoàn thiện dự án đưa điện và nước ngọt ra đảo Song Ngư nhằm biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn của Cửa Lò.

Cuasodulich.com

Mùi của thành phố






Sài Gòn của tôi có mùi gì? Thành phố mà tôi đã trải qua hơn bốn mươi năm sống, đã thuộc từng trận mưa cơn gió, đã quen màu nắng, màu trời, màu lá cây màu hoàng hôn màu đêm tối, thành phố ấy có mùi gì?
Đi đâu xa về, chỉ cần đặt bước chân đầu lên sảnh chờ lấy hành lý sân bay, là bắt gặp ngay mùi Sài Gòn. Mùi quen lắm, như mùi hương người tình. Mùi thơm lắm, như mùi của những cuốn sách cũ. Mùi đậm lắm, như mùi tia lửa điện trong không trung trước trận bão. Mùi nồng nàn lắm, như mùi nụ hôn đầu. Mùi tóc ẩm mùi áo mới mùi đất cháy mùi nhựa đường mùi xi măng mùi vải mốc mùi bếp tiệm ăn mùi phòng mạch tư mùi hành lang thương xá. Mùi của tuổi dại mùi của tương tư mùi của thất vọng. Mùi những giọt lệ.

Nơi tôi thường đi bộ mỗi ngày, có khi sau rạng đông có lúc trước giờ tan tầm, đoạn phố dài nửa cây số có những cửa hiệu chen chúc nhau mặt bằng hẹp, nơi tôi không cần nhìn cũng biết mình đang đi ngang qua cửa hiệu nào, là đoạn Đồng Khởi từ ngõ hẻm Art Arcade đến nhà hàng Maxim's, nơi ấy tôi nhận diện phố xá không bằng sắc màu của nó mà bằng mùi. Ngõ Art Arcade có cầu thang tối dẫn lên tầng trên là cửa hiệu L’usine, cầu thang có mùi bụi, mùi giày da, mùi cà phê thoang thoảng. Những người bán hàng dạo trong và trước hẻm tôi đều quen: cô hàng thuốc lá, con bé bán báo ngoại quốc, người bán tem thư và đồng hồ cổ, các em nhỏ đánh giày. Bịt mắt tôi lại, vứt xuống góc đường thì tôi có thể nhận ra ngay chỗ mình đứng là đoạn hè phố vát cong Opera View, con bé bán báo thơm phức mùi giấy và cô hàng thuốc lá tên Nh. tất nhiên thơm mùi sợi thuốc lá hiếm. Aldo boutique ở ngay đó, cách ba bước chân nữa là đến ngõ Art Arcade nơi ca sĩ Hồ Lệ Thu một thời trú ngụ. Từ nơi tôi đứng, có thể dễ dàng nhận ra mùi máy lạnh chở theo mùi nước quả ép xuôi theo gió phả ra từ khung cửa kính Gloria Jean's tức là Brodard của tôi một thời. Brodard Brodard. Tôi chưa bao giờ gọi tiệm cà phê ấy là Gloria Jean's. Mùi Brodard xa xưa còn vương trên những tàng cây. Mùi đô thị của tôi ngày thơ bé.
  
Đêm Sài Gòn
Tận đầu cuối Đồng Khởi, ngay Maxim's, có một hàng cà phê dã chiến tôi thường ghé vào buổi sáng trước giờ làm. Chị bán hàng ở Bắc vào mang theo lối pha cà phê đặc trưng Bắc, đánh bọt cà phê thành lớp kem nâu sực nức và rất ít đá. Đây cũng là nơi từ bến tàu cánh ngầm tôi băng qua đường ghé vào, lần nào cũng vậy, khi từ Vũng Tàu trở về thành phố. Để gột phai mùi biển và được tắm đẫm mùi Sài Gòn trở lại - sau vũ hội hóa trang, người ta khao khát được tháo bỏ bộ đồ đóng kịch, tháo bỏ mặt nạ.
Mùi của thành phố tôi là mùi tôi mang theo trong những chuyến xa nhà.
Mùi tôi gói lại trong ký ức mờ nhạt yếu mệt của mình.
Mùi thành phố chữa lành tôi những vết thương khó chữa trong óc trong tim.



Blog Quốc Bảo



Mùa đông không em












 

Thêm một mùa đông không em
Gió cứ thổi cho đầu anh trắng tóc
Mưa cứ rơi cho vườn hoang cỏ mọc
Nắng lụi dần cho mặt nước im hơi


Thêm một mùa đông chơi vơi
Cây khế ngọt chẳng ngọt thêm được nữa!
Đêm lén rụng, rình người ngang qua ngõ
Sớm mai buồn... hoa tím biếc ngày xa


Thêm một mùa đông đi qua

Cái ruột gối chui ra không cần vỏ
Đêm trằn trọc lá rơi ngoài khung cửa
Cứ mơ hồ như tiếng bước chân em.


Thêm một mùa đông ken

Anh cứ đợi theo vòng xoay lá
Anh cứ chờ mà sao vời vợi quá
Anh cứ nhìn cho mắt ướt thêm sâu.

Trịnh Tuyên

Cám ơn em vì chiều mua đông





Ryazan ngày.....tháng.....
 
Đã khuya lắm rồi. Cả buổi tối chằng biết anh đã làm gì vì lúc nào anh cũng chỉ nghĩ về em.
Em thân yêu! Anh không thể nào ngủ được khi chưa nói với em những lời trìu mếm.. Chúc bé yêu ngủ ngon! Hôn em nồng nàn!..
Cám ơn em vì buổi chiều nay. Chỉ mấy tiếng đồng hồ chúng ta ở bên nhau. Giữa siêu thị đông người anh cảm thấy dường như chỉ có anh và em. Chúng ta đã dạo qua những quầy hàng, chọn mua bình trồng hoa, chúng ta nói chuyện.....rồi sau đó là đến nhà con gái nuôi của anh. Ở đó em rất vui phải không?. Nhìn em vui đùa với hai đứa bé anh cứ thầm mơ ước thật nhiều. Hơi xa vời, hơi lãng mạn mt tý nhưng cũng đủ để anh bình thản mà sống và quên đi hết mọi phiền muộn và mệt mỏi trong cuộc sống. Và anh nhủ lòng phải biết chờ đợi . Cuộc đời vốn phần nhiều là những ch đợi chứa chan niềm tin và hy vọng.
Chiều nay trời đã lạnh hơn mọi hôm. Gió nhuốm lạnh thổi miên man về phố. Những lúc đi trên những con phố lạnh anh vẫn luôn cảm nhận được sự dấy lên những tình cảm ấm áp không thể nói bằng lời. Tâm ạ, anh chẳng cần gì hơn nữa đâu. Sẽ chẳng còn gì tốt hơn thế. Mọi người thường không thích mùa đông. Nhưng chẳng hiểu lẽ gì anh yêu mùa đông đến thế. Trong thâm tâm anh luôn nghĩ,
mùa đông bao giờ cũng chịu thiệt thòi và sống không hề vụ lợi. Mùa đông bao giờ cũng trầm tư như chờ đợi điều gì.. Mùa đông bao dung ôm trọn vào lòng những chiếc lá mùa thu, phủ tuyết dày ôm lấy đất sưởi ấm cho những mầm non khỏi chết đi vì giá buốt để chở đón xuân về.
Trong cuộc đời mình anh nghiệm thấy mùa đông đã cho anh nhiều thứ và cũng lấy của anh đi nhiều thứ. Có một điều dễ hiểu là cuộc sống luôn công bằng với nhưng ai biết yêu thương, hy vọng và chờ đợi . Và như thế, anh đã có Tâm trong mùa đông.

Hoàng thanh hải.



Wednesday, 28 November 2012







Chuyện Công an tỉnh Long An loại ngũ 8 học viên công an, trong đó có con của 1 đại tá pháo giám đốc công an tỉnh, và mấy người nữa là con của các sĩ quan cũng cấp tá, cấp trưởng phó phòng… khiến chúng ta không thể không băn khoăn về nhiều nhẽ.

Thứ nhất là việc giáo dục hiện nay đã đến mức ngang với… nạn thủy điện. Con nghiện mà bố mẹ và nhà trường không biết, nhất là bố lại là công an, hàm đến đại tá… thì là chuyện rất lạ. Chắc chắn hàm ấy thường xuyên phải là gia đình văn hóa, phải là đảng viên suất sắc, phải là công chức gương mẫu… trong các cuộc bình bầu cuối năm và kiểm điểm Nghị quyết 4 đang diễn ra? Hàm ấy phải là chỉ huy quân đi bắt con nghiện, thế mà con mình thì không biết thì lạ hơn chuyện bóng đá Việt Nam vô địch world cup.

Thứ 2 là các đồng chí công an này quả là yêu nghề. Con cái lớn, trưởng thành, cương quyết không cho học đại học, dù là đại học công an, mà để các cháu vào các lớp sơ cấp ở địa phương (lớp huấn luyện nghiệp vụ thì chắc chắn là thế hoặc chỉ là lính nghĩa vụ). Và điều này mới hiểu vì sao hệ đại học tại chức của chúng ta ngày càng phát triển.  

Thứ 3 là nói gì thì nói, tình trạng nghiện nói riêng, tệ nạn xã hội nói chung đã đến mức báo động. Thôi thì một đồng chí có con bị thì còn là thảng hoặc, đằng này đến ba bốn đồng chí có con bị như thế thì nó không còn là hiện tượng riêng lẻ nữa rồi các đồng chí ạ. Báo chí mấy hôm nay có hẳn những cụm bài về tội ác mà vụ cô bé bị chém đứt lìa tay là mới nhất. Rồi vụ mấy “người lạ” ở Cần Thơ oánh phóng viên báo NTNN chạy có cờ trong vụ xe công an Cần Thơ gây tai nạn. Nói “Người lạ” là bởi ai cũng biết là ai đánh rồi, dù lãnh đạo có trách nhiệm bảo là… chưa biết là ai, là khi bị đánh thì công an đã rút về hết rồi, trong khi hàng chục nhà báo và nhân dân thì khẳng định mấy kẻ côn đồ kia đánh nhà báo ngay khi lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và dân phòng đang ở đấy nhưng không ai can thiệp…

Nên vụ công an Long An tuyển “nhầm” con nghiện nó hé ra rất nhiều điều, trong đó có vấn đề là lâu nay người dân kêu về công an quá nhiều. Chưa nghe các cơ quan có trách nhiệm xử lý sao về vụ này trừ việc loại ngũ các con nghiện, tất nhiên, bởi chả cứ trường công an mà ngay cả trường… mẫu giáo người ta cũng phải loại thôi…

Để vào được đấy, 8 con nghiện này đã lọt qua hàng loạt lỗ hổng. Và mới biết, té ra lỗ hổng không hề nhỏ???


Theo: VCH

Nhìn ảnh và ngẫm nghĩ






Duyên dáng nhứng vẫn oai phong
Sao phải cúi?


Ông Obama diễn thuyết dưới mưa trong chiến dịch tái tranh cử ở Glen Allen, Virginia. Tổng thống Hugor Chavez đã có bài diễn thuyết dưới mưa trước các cử tri Venezuela trong cuộc vận động tranh cử ở Caracas. Hai hình anh có sức thuyết phục hơn bất ky nghị trường hay khán đài với đầy hoa và nhứng lời kính thưa khách sáo......

                                                                   Hoàng Thanh Hải




Nhứng miền gái đẹp của Việt Nam






Gái đẹp Tuyên Quang - đằm thắm, thanh thoát
 
 
Câu thành ngữ: Chè Thái, gái Tuyên không biết có từ bao giờ nhưng đến nay đã trở thành câu cửa miệng, ví hương vị tinh tế, thơm ngọt khó quên của chè ở vùng đất Thái Nguyên với nét đằm thắm, thanh thoát của những người con gái đẹp xứ Tuyên.
Nếu như chè Thái Nguyên đã trở thành đặc sản nức tiếng thì vẻ hút hồn của con gái đẹp Tuyên Quang cũng khiến lòng người thổn thức.
“Gái đẹp xứ Tuyên” không chỉ cuốn hút ở hình thức bên ngoài mà còn làm say lòng người với vẻ đẹp tâm hồn. Đó là nét dịu dàng, đằm thắm, nết na, sự khéo léo trong cách ăn, ở, đi đứng, nói năng.
Theo một số tài liệu ghi lại, nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, nhiều cung tần ly tán và cưới dân thường, dần sinh sôi bao thế hệ người con gái đẹp. Thêm nữa, đây là vùng đất trung du miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời đất khiến con người luôn khỏe đẹp, tươi vui.

Gái Hà thành - vẻ dịu dàng, nền nã, thùy mị 
 

Những người con gái đẹp đất kinh kỳ luôn toát lên vẻ đẹp của sự dịu dàng, nết na, thùy mị, đảm đang. Nét đẹp của thiếu nữ Hà thành xưa không chỉ thể hiện ở gương mặt, dáng người mà còn ở cách ăn mặc, đi đứng, nói năng.
Nét tề chỉnh là đặc trưng của gái đẹp Hà thành, sang mà không loè loẹt, đẹp mà nền nã; dù chỉ mặc áo vải thường cũng vẫn phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo.
Con gái Hà Nội ngày ấy biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son nhẹ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong chiếc khăn tay, chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa cũng đủ làm người người say đắm.



Vẻ cổ điển, dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế của thiếu nữ Hà thành được kế thừa từ nét đẹp văn hóa của con người Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi.


Người con gái đẹp Nha Mân - hậu duệ của cung tần mỹ nữ xưa
 
 
Có lẽ câu ca dao “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” đã lột tả chính xác về miền đất nổi tiếng nhiều giai nhân, mỹ nữ này.
Nha Mân là địa danh thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Hàng trăm năm nay, Nha Mân nổi danh là vùng đất có nhiều người con gái đẹp. Theo một số tài liệu ghi lại, vào năm 1985, chúa Nguyễn Ánh sau khi thua quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút đã cùng cả đoàn từ tướng đến quân, tùy tùng, hậu cung theo sông Tiền bỏ trốn. Đến vùng Nha Mân này, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi gắt quá nên buộc phải bỏ lại hàng trăm thê thiếp ở đây để chạy.


Tương truyền, những mỹ nhân bị “bỏ rơi” sau đó lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ. Chính nhờ dòng máu cung phi mỹ nữ mà xứ Nha Mân mới có nhiều người con gái đẹp như ngày nay.

Miền gái đẹp Huế - đoan trang, dịu dàng, nhỏ nhẹ và có duyên
 
Nói năng từ tốn, điềm đạm nhưng lại quả quyết, dứt khoát là nét cuốn hút đặc trưng của người con gái đẹp sông Hương.
Giọng nói nhỏ nhẹ và rất duyên của những người con gái đẹp Huế được một nhà thơ mô tả một cách hình tượng: "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa".
Trong lịch sử, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung – Nguyễn Huệ nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ, quan viên, con vua cháu chúa rất nhiều. Sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, trong đó có cách ăn nói của họ đã ảnh hưởng đến lối sống của vùng đất này.
 Vua chúa với quyền uy của mình không cần ăn to nói lớn, quan lại cũng không dám nói mạnh trước đức vua và triều thần. Ở kinh đô, tai vách mạch dừng, lời nói phải từ tốn nhỏ nhẹ, tránh lỡ lời mà mang vạ vào thân. Chốn kinh đô cũng cần sự trang nghiêm, kính cẩn, yên tĩnh cho sinh hoạt của vương triều cũng như cộng đồng xã hội phong kiến nơi đây. Trong suốt gần 350 năm, phong thái ấy đủ để lại dấu ấn trong cách giao tiếp, ứng xử của con người Huế.

Mường So – “Vùng đất mỹ nữ” ở Tây Bắc  
 
Ở thung lũng Mường So (Phong Thổ, Lai Châu) có một truyền thuyết kể rằng Nàng Han, người con gái Thái đẹp nhất trời Tây Bắc, đã ban cho người dân nơi đây một dòng suối quý được “hóa thân” từ bộ váy áo của mình để hàng nghìn năm sau, bất cứ thiếu nữ nào tắm gội, vẫy vùng trên dòng suối ấy đều trở nên xinh đẹp lạ thường.
Tương truyền, những cô gái tắm gội trên dòng suối Mường So đều có làn da căng mịn, tràn đầy nhựa sống.
Theo những bậc cao niên trong vùng, Nàng Han được sinh ra trên đất Mường So. Trong tâm linh của khắp xứ Thái, xứ Mường Tây Bắc, Nàng Han là biểu tượng của người con gái tài giỏi và có vẻ đẹp vẹn toàn như hoa ban buổi sớm.
Vẻ đẹp ấy đã được khắc họa trong câu hát: “Người đẹp ra suối tắm, cá tìm về xem chân. Người đẹp đi lên nương, dâu, lúa tìm về xem tay. Người đẹp đi lên rừng, hoa tìm về xem mặt. Người đẹp hát trong rừng, chim ngập ngừng lắng nghe. Người đẹp bước chân xòe, trai Mường So ngây ngất…"

Không chỉ có nhan sắc rực rỡ, Nàng Han còn có đôi tay khéo léo, đặc biệt là trong việc kéo sợi, thêu thùa, dệt vải. Khi giặc ngoại xâm kéo đến xâm lược Mường So, Nàng Han đã anh dũng đứng lên kêu gọi trai tráng dựng cờ giết giặc. Thắng trận trở về, nàng được nhân dân trong vùng chào đón và suy tôn là “nữ tướng”.
Một đêm sáng trăng, Nàng Han trút bỏ bộ áo cóm, một trang phục của thiếu nữ Thái, để bay về trời. Bộ váy áo đó đã biến thành dòng suối Mường So mà bất cứ người con gái nào tắm ở đó thì đều có làn da đẹp tựa ban trắng trên rừng, môi đỏ như quả bồ quân. Nhờ dòng suối quý, Mường So trở thành “miền mỹ nữ” từ đó.
Cũng từ ngày ấy, các vị vua, chúa đất ở khắp miền Tây Bắc đều cho người đi tìm những cô gái đẹp ở Mường So mang về dinh thự để đưa vào đội múa xòe. Các cô được chọn phải có làn da thật trắng, mái tóc đen nhánh, đôi chân cao thẳng, eo thắt, ngực nở và nhất là gương mặt phải đậm đà, xinh tươi như đóa hoa rừng mới nở.
Ngay cả đến những năm đầu thế kỷ 20, Mường So vẫn vang danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái với điệu xòe Thái quay cuồng làm nghiêng ngả núi rừng.

Miền gái đẹp xứ Thanh 
 
Người dân tộc Thái ở Mường Lè (huyện vùng cao Quan Hóa, Thanh Hóa) khai thiên, lập địa ở mảnh đất mạch rồng cuộn, nước dồi dào, sản vật núi rừng nhiều vô kể, nên đời sống đồng bào nơi đây luôn ấm no, hạnh phúc.
Mảnh đất lành này là nơi sinh ra những cô gái Thái đẹp hút hồn, hấp dẫn lạ thường. Cái đẹp của cô gái Thái Mường Lè đến từ đôi mắt biết cười, nước da trắng như trứng gà bóc, giọng nói nhẹ nhàng như mật rót vào tai
Lý giải về vẻ mê hồn, đằm thắm rất đặc trưng của cô gái đẹp Thái xứ Thanh, nhiều già làng, trưởng bản kể rằng tổ tiên lập làng bản của họ từng là thổ ty, lang đạo nên lấy vợ đều lựa chọn những cô gái đẹp lộng lẫy ở khắp vùng.
Có tiếng là vùng đất sản sinh ra nhiều cô gái đẹp nên thời điểm vùng bị giặc ngoại xâm tạm chiếm, thỉnh thoảng bọn giặc lại vào vùng bắt những cô gái đẹp đi. Thế nên, cứ mỗi lần nghe tin giặc vào bản bắt người, dân trong bản lại dẫn con, em của mình chốn vào trong rừng cho đến khi chúng rời khỏi bản.  
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng con gái Thái nổi tiếng đẹp người, khéo và ngoan hiền, bởi ngay từ nhỏ đã được cha mẹ chỉ dạy rất cẩn thận từng việc làm, ăn uống, đi đứng, nói năng, đối nhân xử thế hiền dịu, không để mất lòng người. Các cô gái đẹp người Thái ở Mường Lè sống gần gũi với thiên nhiên. Con gái Thái 15-17 tuổi phải thạo việc xe tơ, dệt thổ cẩm, biết làm cái chăn, cái gối, cái đệm, khăn piêu trước khi về nhà chồng. Họ cũng giữ được vẻ đẹp mặn mà ngay cả khi về làm vợ, làm mẹ bởi những tập tục như hơ người vào lửa sau khi sinh, uống nước sôi đun trong ống nứa....
Lại có phân tích cho rằng vùng đất này có điều kiện tự nhiên tốt lành, độ dốc nhiều con suối và sông Mã cao; nước ở đây được hấp thụ bởi luồng khí trong lành từ những cánh rừng, ngọn núi; ăn uống và hít thở không khí trong lành đã tạo nên dáng vẻ cân đối và làn da sáng mịn, săn chắc của những cô gái đẹp dân tộc Thái ở Mường Lè

Thôn cung nữ toàn gái đẹp ở Quảng Ninh  
 
Nghĩ đến con gái Quảng Ninh, nhiều người nghĩ đến nước da đen đúa và bụi bặm, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn đến với Quảng Ninh, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con gái vùng than da lại trắng như tuyết.
Đặc biệt, ở vùng đất phật Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) có thôn Năm Mẫu được mệnh danh là “thôn cung nữ”, nổi tiếng nhiều người con gái đẹp. Truyền thuyết kể rằng, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm, một ngày mùa đông đã từ bỏ kinh thành Thăng Long đi về hướng đông để tìm núi tu luyện, đến vùng đất Yên Tử thì dừng chân. Lúc đi có 300 cung tần mỹ nữ theo hầu.

Khi đến Yên Tử, do không được vua cho ở cùng nơi đất Phật, nên các cung tần mỹ nữ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Đường về kinh thành thì xa xôi vạn dặm, quân lính của tân vương phong tỏa khắp nơi, ở cũng khó mà đi cũng khó. Để giữ trọn đạo, 300 cung tần mỹ nữ đã trầm mình xuống con suối giữa đại ngàn Yên Tử.  
 
Đúng thời điểm đó có 5 chàng trai người Dao bản địa đi kiếm củi về ngang qua đã nhảy xuống và cứu được 5 cô gái đẹp. Để tri ân, những cô gái này xin được làm vợ để "nâng khăn sửa túi" cho chàng trai đã cứu mình. Nhờ dòng máu của những giai nhân đến từ kinh thành, con gái của vùng đất này được thừa hưởng vẻ đẹp sắc nước hương trời cũng như phong cách lịch lãm. Khi năm bà cung nữ qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ, gọi là đền Năm Mẫu. Ngôi đền này hiện vẫn nằm ở Thượng Yên Công và khu vực được tương truyền có 5 cung tần làm dâu không biết tự lúc nào có tên là thôn Năm Mẫu.  
 
Nguồn: aFamily.vn/TTVN

Nhìn ảnh nhớ người.

























Nhìn ảnh nhớ thơ Nguyễn Duy viết năm 1986 tại Hạ Long:  

Chiều đỏ ối, Hạ Long mây rối
Ngỏng cổ nhìn ngóng mãi một người đi
Em ngúng nguẩy cho ta nhìn thấy đít
Để hình dung phía trước đít là gì

  Coppy từ quechoa.info



Cong
 
Cầu vng cong
Khoe sắc màu rực rỡ
Chiếc cầu cong
Gánh thương nhớ hai đầu
Mảnh trăng cong
Khuyết lời nguyền dang dở
Em....Đường cong
Đến nghẹt thở - Đời anh.


Đào Phan Toàn






Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên