Mẹ kể hồi còn con gái nhiều người khen mẹ đẹp. Là em gái của giám đốc sở xây dựng nên có rất nhiều anh nhòm ngó. Họ cũng thuộc dạng có chức, nhỏ thì cũng phó, hay trưởng phòng, to thì phó, hay giám đôc của một cơ quan thuộc sở. Nhưng rồi mẹ chẳng chọn ai, chọn ngày phải bố tôi, sinh viên mới ra trường nghèo rớt mồng tơi. Bà ngoại nói dân Nghệ An ky bo, kiết sỉn, mày lấy nó rồi mày sẽ khổ. Nhưng mẹ chẳng nghe, cứ lấy bố vì yêu.
Kết quả của tình yêu là lần lượt bốn anh em tôi ra đời. Học ở Hà Nội bố chẳng dành dụm được gì, tiền không đủ mùa thuốc hút. Tài sản giá trị nhất của bố là chiếc xe đạp, là tiền của bà nôi dành dụm gủi ra. Hồi đó nhà tôi chưa có chú út Hùng, mẹ làm công nhân tần tảo nuôi ba anh em tôi khôn lớn.
Học xong bố chuyển về Thanh Hoá công tác. Bố ham việc cơ quan, hơn lo việc nhà. Sáng bố đi từ sớm, chiều tôi mịt mới về. Thi thoảng bố lai đi công tác xa nhà. Tiền lương ít khi bố về đưa cho mẹ. Cũng là một giám đốc công trường như người ta nhưng bố không tư lợi được gì. Bạn bè của bố , từ cấp trên tới cấp dưới ai cũng nhà cửa đàng hoàng, còn bố chỉ có chiếc xe máy ngày hai buổi đi về.
Kết quả của tình yêu là lần lượt bốn anh em tôi ra đời. Học ở Hà Nội bố chẳng dành dụm được gì, tiền không đủ mùa thuốc hút. Tài sản giá trị nhất của bố là chiếc xe đạp, là tiền của bà nôi dành dụm gủi ra. Hồi đó nhà tôi chưa có chú út Hùng, mẹ làm công nhân tần tảo nuôi ba anh em tôi khôn lớn.
Học xong bố chuyển về Thanh Hoá công tác. Bố ham việc cơ quan, hơn lo việc nhà. Sáng bố đi từ sớm, chiều tôi mịt mới về. Thi thoảng bố lai đi công tác xa nhà. Tiền lương ít khi bố về đưa cho mẹ. Cũng là một giám đốc công trường như người ta nhưng bố không tư lợi được gì. Bạn bè của bố , từ cấp trên tới cấp dưới ai cũng nhà cửa đàng hoàng, còn bố chỉ có chiếc xe máy ngày hai buổi đi về.
Hồi đó anh em tôi thương mẹ, nên buổi tối thường đi bán nước dạo ở sân ga. Đêm nào rạp hát chiếu phim hay diễn kịch thì lại tới đó bán. Tới mùa lạc bố nhận lạc về cho mấy mẹ con bóc lấy tiên công, còn số lạc dư thì mẹ bán lấy tiền hay làm muối mặn ăn dần. Mẹ đi thanh niên xung phong rồi thoát ly gia đình sớm nên về hưu cũng sớm. Nghị hưu mẹ ra chợ bán mớ rau, quả cà chua, về chợ quê mua gà mang lên thị xã bán, kiếm đồng ra đồng vào. 40 tuổi mẹ mang thai chú út. Cảnh nhà đã khó lại càng khó hơn.Trong ký ức tuổi thơ tôi là sự cằn nhằn của mẹ, , sự bế tắc và nỗi buồn trong đôi mắt bố tôi, những cuộc cãi nhau tay đôi giữa hai người vì miếng cơm manh áo
Lúc vê hưu cứ tưởng bố sẽ dành nhiều thời gian lo cho con cái, đỡ đần bù đắp cho mẹ. Ai dè bố lai đổ chứng uống rượu. Tiền lương hưu bố vẫn giữ riêng cho mình, ngày ngày bố ra quán uống rượu. Uống cho tới khi nằm liệt một chỗ mới thôi. 4 năm qua mẹ túc trực, chăm sóc bên giường bệnh của bố. Nhiều khi tôi tự hỏi từ đâu mẹ có sức chịu đựng phi thường đến như vậy. Hay đó là sự cam chịu, cam chịu sống đời với người mình yêu, người đã đem đến cho mình nỗi buồn nhiều hơn niềm vui. Có lần tôi nghe mẹ nói với bố: Tôi giận ông, tôi hận ông, vì ông không biết giữ sức khoẻ . Ông nghĩ coi có sống tệ với tôi không, từ ngày chung sống ông chưa mua tặng tôi một thứ gì, giờ ông năm đó, tôi chăm ông cũng chi vì cái nghĩa.
Lúc vê hưu cứ tưởng bố sẽ dành nhiều thời gian lo cho con cái, đỡ đần bù đắp cho mẹ. Ai dè bố lai đổ chứng uống rượu. Tiền lương hưu bố vẫn giữ riêng cho mình, ngày ngày bố ra quán uống rượu. Uống cho tới khi nằm liệt một chỗ mới thôi. 4 năm qua mẹ túc trực, chăm sóc bên giường bệnh của bố. Nhiều khi tôi tự hỏi từ đâu mẹ có sức chịu đựng phi thường đến như vậy. Hay đó là sự cam chịu, cam chịu sống đời với người mình yêu, người đã đem đến cho mình nỗi buồn nhiều hơn niềm vui. Có lần tôi nghe mẹ nói với bố: Tôi giận ông, tôi hận ông, vì ông không biết giữ sức khoẻ . Ông nghĩ coi có sống tệ với tôi không, từ ngày chung sống ông chưa mua tặng tôi một thứ gì, giờ ông năm đó, tôi chăm ông cũng chi vì cái nghĩa.
Nói rồi mẹ lại lầm lũi ôm bộ quần áo dơ của bố đi giặt...tôi nghe cũng thấy tủi. Thương mẹ bao nhiêu, lại giận bố bấy nhiêu...
Phải rồi, có lẽ Dạ Thao nói rất đúng, tôi nhớ trong chuyện " Nghĩa" Dạ Thảo có viết: Cái nghĩa vợ chồng mấy mươi năm giờ thấy thấm thía. Trời chuyển, đất rung, người ta vẫn dìu nhau qua giông bão cuộc đời.
Cái nghĩa cho tình vợ chồng gắn bó keo sơn tới răng long đầu bạc. Chúng ta sống trên đời không phải để tìm một người hoàn hảo và yêu thương, mà là để yêu một người không hoàn hảo nhưng yêu bằng một tình yêu hoàn hảo và trọn vẹn tấm chân tình.
Phải rồi, có lẽ Dạ Thao nói rất đúng, tôi nhớ trong chuyện " Nghĩa" Dạ Thảo có viết: Cái nghĩa vợ chồng mấy mươi năm giờ thấy thấm thía. Trời chuyển, đất rung, người ta vẫn dìu nhau qua giông bão cuộc đời.
Cái nghĩa cho tình vợ chồng gắn bó keo sơn tới răng long đầu bạc. Chúng ta sống trên đời không phải để tìm một người hoàn hảo và yêu thương, mà là để yêu một người không hoàn hảo nhưng yêu bằng một tình yêu hoàn hảo và trọn vẹn tấm chân tình.
Tuổi trẻ mình nhiều khi tưởng yêu tràn trề nhưng cái yêu nó cứ hời hợt, mông lung.....
Hoàng Thanh Hải
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!