Powered By Blogger





Sunday, 30 September 2012

Mùa Thu Maxcova và Leningrat





Mời các bạn đến với Mùa Thu Nước Nga, đến thăm hai thành phố lớn nhất của Nước Nga: Москва và Sankt-Peterburg qua bài tường thuật của anh Cà Khịa đăng trên diễn đàn vietcaravan. Anh và mấy thanh viên trong diễn đàn nhasisaigon mới trở về từ chuyến đi dự hội nghị Dentium tổ chức tại Mạc- Tư - Khoa.
.......


Chuyến bay từ Tân Sơn Nhất xuất phát lúc 10 giờ sáng, sau 9 tiếng bay, drop xuống sân bay Domodedovo Internationl Airport (DME). Những điều bất ngờ đang chờ đợi bạn.



Điều bất ngờ đầu tiên là DME là một trong 3 sân bay quốc tế khá hiện đại nhưng lại là của tư nhân của Moscow. Đó chưa phải là điều đáng cho bạn mỉm cười, chỉ khi vào hải quan, nhìn những gương mặt Nga đăm đăm hắc xì dầu, ngọng ngịu tiếng Anh y chang như hải quan Việt Nam 10 năm trước. 

Lưu ý, khi vào Hải Quan Nga, Passport phải tháo bìa bao, vé máy bay, boarding pass, thư mời của bất cứ cơ quan nào mời đến nước Nga, trừ sứ quán Việt Nam tại Nga (Vì hay bán thư mời cho lao động chui). 
Đoàn em toàn Bác Sỹ nhưng 5 người bị mời vào phòng riêng chờ kiểm tra hết 30 phút. 
Cuối cùng thì cũng ra được khỏi sân bay




Nhìn lên nóc sân bay, điều bất ngờ tiếp theo là không đọc được các ký tự Nga.



Và có thể những chữ tiếng Anh trên bảng này là những ký tự hiếm hoi mà bạn có thể được nhìn thấy trên xứ Bạch Dương này.


Nhìn bãi xe trùng trùng thế này, mình đã có cảm giác một đất nước văn minh đây.


Sân bay nằm giữa cánh rừng bạch dương, do đó, đương nhiên phải đi xuyên qua từng hàng bạch dương thân trắng muốt để vào thành phố.
...tiếp theo trên 2 bên đường vào thủ đô Mockba (Max-Cơ-Va), tầm mắt bạn sẽ gặp hết chung cư cao tầng này đến chung cư cao tầng khác, mới có, cũ có.....





Theo hướng dẫn viên người Nga thì những chung cư cũ xây thời bao cấp lại được ưa chuộng hơn vì thuộc loại nồi đồng cối đá!
Trên đường vào thành phố Mockba, bạn sẽ nhìn thấy một lâu đài nằm giữa một công viên mênh mông. Đó chính là lâu đài của dòng họ Romanov, dòng họ của các Sa Hoàng đã trị vì đất nước Nga hơn 300 năm. 


Một thoáng hoàng hùng trong tâm trí mau chóng đối mặt với nạn kẹt xe như vô tận ở Mockba



Càng vào sâu trong nội ô, nét châu âu càng đậm....những ngôi nhà theo phong cách gothic, những con sông có bờ kè chắc chắn, những bảng hiệu sáng đèn, những đường phố thẳng tắp, sạch bóng....




Một quán ăn Việt tại Mockba là điểm dừng đầu tiên để ăn tối






Những ngày đầu trên đất Nga thì chưa thấy gì, càng về sau thì càng thấu hiểu cao lương mỹ vị của người Việt tại Nga chính là: Nước mấm, Ớt tươi và Mì gói!!!!!
Sau bửa tối, thông báo về khách sạn check-in. Ngồi xe khoảng 20 phút, em được cho xuống xe trước một lâu đài tráng lệ, cứ tưởng được tham quan bảo tàng, chỉ khi nhìn thấy chữ Radisson mới biết là khách sạn mà mình được thông báo sẽ ở đây suốt 4 ngày tại Mockba.


Chưa hết ngộp với sự uy nghi bên ngoài, khi bước vào trong mới thấy khủng khiếp.


Hành lang rộng và dài này trước khi vào đến khu tiếp tân, phải đi qua dãy cửa hàng toàn độ hiệu thượng lưu. Những gì màu vàng điều làm bằng vàng thật, những gì màu trắng làm bằng cẩm thạch trắng. Theo hướng dẫn viên, nước Nga có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, cho nên không bao giờ sử dụng vàng giả từ thời Sa Hoàng cho đến giờ.


Những chùm đèn bằng vàng, những cột đá cẩm thạch trắng muốt uy nghi.
Cửa hiệu thời trang:




....và showroom của RR 


Và người chào đón bạn đầu tiên trước khi vào khu tiếp tân sẽ là.....thiếu nữ Nga, 


Lưu ý, khi đến Nga không được nhìn thiếu nữ Nga, nếu bạn không mang theo thuốc trị bệnh tăng tiết nước bọt....!!!!!!
...tiếp theo bạn chạm mặt một chiếc bàn bằng vàng ngay khu chờ của tiếp tân





Phòng được thiết kế theo phong cách quý tộc Nga, đậm chất Châu Âu cổ.



Cái bồn màu trắng cạnh bên bồn cầu....tần mần một lúc em mới hiểu để làm gì! Đúng là "lúa" quá!
Có hàng chục loại khăn, và đều bằng bông rất dày!




Đừng quên bật máy hơi nước, nếu không sau khi ngũ dậy sẽ rất khô cổ họng
....và sau lưng tấm màn cửa sổ là hệ thống sưởi nếu không muốn chết cóng lúc nửa đêm...


TiVi sẽ chơi một bản nhạc giao hưỡng, với những bông hoa tươi thắm, lúc 7:00 sáng để đánh thức.
Sau khi vệ sinh thay quần áo, xuống thang máy....đi giữa những hành lang treo tranh sơn dầu, và trên trần là những bích hoạ 



...theo cầu thang bằng nhung đỏ, lan can bằng vàng để đến phòng điểm tâm



Phòng ăn với tường bằng cẩm thạch trắng, đèn chùm bằng vàng...và bộ đồ ăn bằng bạc.....!




....và đừng vội mừng....vì toàn đồ ăn Nga! Tuy nhiên, capuchino thì rất ngon, chỉ có xếp hàng hơi lâu
Ngày đầu tiên tham quan Mockba bắt đầu bằng xuôi theo dòng sông  mà thành phố thủ đô mang tên nó, Mockva.


...đi dọc theo con sông, chui dưới gầm những chiếc cầu sắt xưa, tỉ mỉ, uy nghị và cực kỳ thẩm mỹ!
Điểm đến đầu tiên là Đại Học Tổng Hợp Lomonosov trên đồi Chim Sẻ, nơi đã sản sinh ra biết bao tài năng kiệt suất.




...trước mặt toà nhà là những luống hoa, và bên kia con đường là những khu vườn xanh tươi



Nội viên thâm trầm của trường đại học.


Trước cổng chính, một phù điêu bí ẩn, chất vấn, lạnh lùng...và hơi độc ác....! Nếu là sinh viên của trường ngày ngày đi qua tấm phì điêu này, không khỏi rùng mình!




Toàn cảnh quảng trường mênh mông trước Đại Học Lomonosov trên đồi Chim Sẻ





Cầm máy chụp hình sẽ vô cùng tức tối với những sợi dây điện chằng chịt khắp nơi, không sao tránh được. Vì Thủ Đô Mockba ngày nay vẫn dùng hệ thống xe điện công công!
Đứng trên đồi Chim sẻ, sẽ nhìn thấy toàn cảnh Mockba. Dòng sông Mockba uốn lượn trong thành phố, 2 bên là những khu vườn xanh um




..nhìn thấy sân vận động 80 ngàn chỗ ngồi, nơi diễn ra cub C1 lừng danh!




Rời Đồi Chim Sẻ, điểm tiếp đến là một khu phố cổ tên gì em nhớ em chết liền!Tuy là phố cổ nhưng không thiếu McDonalds và cafe starbucks





Có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, và bạn sẽ có một trãi nghiệm thú vị về việc trả giá, trả đến 70% vẫn bị hố như thường.


Mặc cho lượt là khăn áo du khách, những công nhân vẫn cần mẫn công việc bảo trì phố cổ





Và những quày sách cũ giữa phố, bạn có thể ghé qua đọc mà không cần mua!


Xen lẫn những dãy nhà, những công trình public art nho nhỏ, nhưng ý nhị và sâu sắc



Những toà nhà, những góc phố xiên nắng, che chắn, ấm áp




Không chỉ có hàng quán, màu sắc văn nghệ cũng tinh tươm


Một quá cafe nhạc trên toa xe củ


Hoạ sỹ đường phố chép tranh, khộng đơn độc mà còn có những đồng nghiệp dưới đây


....và bất cứ lúc nào cũng có thể chết ngất vì.....họ!


Quá trưa, lại ghé vào nhà hàng Việt Nam ăn trưa








Được nhìn thấy cơm trắng trên bàn giữa thành phố Mockba là một niềm hạnh phúc vô biên cho du khách, nhưng là một nỗi hãi hùng cho nhà tài trợ và cộng ty du lịch. 
Một bửa ăn đồ Nga trung bình là 17 Euro/người, còn đồ ăn Việt hay Hoa thì phải tốn tới 25 Euro/người. Trước khi đi Nga em đã được cảnh báo về giá cả đồ ăn đắt đỏ, nhưng cũng không tưởng tượng ra là đắt như vậy!
Đích đến là Quảng trường Đỏ và Điện Kremlin, nhưng trước tiên phải xuôi dòng Mockba trước đã.....Từ đây, tầm mắt của bạn bắt đầu nhìn thấy những chóp nhà thờ, với thành giá 2 gạch, một gạch ngang dài trên đỉnh và một gạch ngang nhỏ dưới chân. Đó chính là thành giá của Chính Thống Giáo Đông Phương, tôn giáo chính của Nga.





Những củ hành trên tháp chuông màu vàng đều dát vàng thật. Và những ngôi sao trên đỉnh nhà thờ đều bằng vàng khảm ngọc bích. 






Trong 69 năm, từ năm 1917 (cách mạng tháng 10) đến 1986 (Chế độ cộng hoà). Người dân Nga bị tịch thu nhà thờ, nhưng họ vẫn cố giữ những báu vật, cho đến khi chế độ Cộng Hoà thiết lập, họ đã mang những báu vật vào lại nhà thờ và những nhà thờ trở nên uy nghi, trang nghiêm như chưa từng có biến cố....người dân Nga thật đáng khâm phục tính bảo vệ văn hoá của họ.
Những ngôi sao trên đỉnh nhà thờ có thể bị thay thế bằng biểu tượng nước Nga (dùng lại biểu tượng nước Nga Sa Hoàng - con đại bàng 2 đầu)


Hình ảnh một giáo sỹ chính thống giáo
Tượng đài Peter Đại Đế (Pyotr the great) bên dòng Mockba


 Những chiếc cầu sắt cổ xưa dưới nắng trưa lóng lánh






Không hiểu hơn nữa thế kỹ trước mà trình độ xây cầu của người Nga đã thế này!!!!!!!


Nhìn thấy quần thể kiến trúc này là biết đã đến Quảng Trường Đỏ


Quảng Trường Đỏ thật rộng lớn, nhưng thực sự chưa phải là lớn nhất. Quảng trường trước Cung Điện Mùa Đông mới gọi là mênh mông. Nhưng cụm quần thể kiến trúc ở khu vực Quảng Trường Đỏ và Điện Kremlin mới thật là đặc biệt! Bạn không thể biết điều gì sau cánh cổng kia hay dãy nhà nọ. Cứ lọt qua một cánh cổng lại là quảng trường, lại là công viên, lại là quần thể kiến trúc khác....trùng trùng...vô tận....thật không biết phải mất mấy ngày để đi hết Quảng Trường Đỏ và Điện Kremlin




Một cặp chụp hình cưới tại đây




Người Nga rất chuộng xe limousine, và không từ bất cứ loại đắt tiền nào để cưa ra làm limousine: Roll Roye, Cadillac.....và đây là Hummer H1




Đứng tại Quảng Trường Đỏ này dấu ấn thời gian đầu tiên mà bạn cảm nhận được là những viên đá lót trên quảng trường có tuổi hàng trăm năm, giống như đường phố Paris hay London




4 Kiến trúc quay lấy quảng trường:




Không đủ thời gian tìm hiểu quần thể kiến trúc này tên là gì




Bờ tường điện Kremlin
Cửa hàng Bách Hoá Tổng Hợp có quán Cafe rất dễ thương





 ...và phía đáy quảng trường là ngôi nhà thờ màu đỏ với kiến trúc tinh xảo, tỉ mỉ


Tận cùng của nhà thờ đỏ này có một cánh cổng và điều gì sẽ chờ đợi phía bên kia?
Điều dầu tiên ngay tại cổng là một người hành khất, ở Nga rất ít khi nhìn thấy ăn xin thế này.



Vừa qua cổng là cột mốc số 0 của đất nước Nga, tại đây, tâm điểm để tính khoảng cách đến mọi vùng đất trên lãnh thổ bao là từ Âu sang Á!


..và lại lọt vào một quảng trường mênh mông khác


..và rồi công viên, lối bách bộ ....vô tận...ngun ngút...!






 ...du khách được hướng dẫn men theo bờ tường điện Kremlin 



..Dưới chân bờ tường này, Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh, để tưởng nhớ công ơn của chiến sỹ và thường dân đã ngã xuống để bảo vệ nước Nga trong thế chiến thứ 2



Ngọn lửa trên mặt hồ có lẻ là đặc trưng của các khu tưởng niệm, để làm nhẹ nhàng sự hy sinh chăng?



Những người lính gác 24/24, và những khối hoa cương ghi tên các chiến trận oai hùng....có đáng làm như thế không?




...rất đáng làm! Vì những con số đau lòng: Trong số 49.257.000 người chết trong WW-II, người Nga được Liên Hiệp Quốc thống kê có 22 triệu người chết, còn theo tài liệu của Krivosheev năm 2005, con số này là 27.000.000, và những nghiên cứu mới nhất của Nga tổng người chết có thể vượt 30 triệu....mãi ám ảnh tâm trí dân tộc này!
Để vào được cổng chính của Kremlin bạn phải đi qua
Những luống hoa



 Những thảm cỏ


 Những đài phun nước



 Những vườn hoa đầy màu sắc


......và cả những con đường tình tự!!!!



Cuối cùng, sau khi qua hàng rào dò vũ khí, với các quân nhân to vật vã...con đường vào Kremlin đã ngay dưới chân rồi...


Chiếc đồng hồ gạch nung ngay cửa chính là thứ làm bạn bồi hồi đầu tiên...



...và cánh cửa gổ trung cổ nặng hàng tấn này....đã xác nhận rằng bạn đang đi vào lâu đài của những vì vua nước Nga!


 Những cảm xúc khác nhau sau khi bước qua cánh cổng này


Bước vào Điện Kremlin, nếu ai có một chút kiến thức về lịch sử, thì sẽ vô cùng bối rối....Kremlin đã trãi qua biết bao thăng trầm từ thời trước các Sa Hoàng cho đến ngay bây giờ Putin vẫn đang ở trong Điện này. Cảm xúc lẫn lộn quá khứ và hiện tại. Nhưng càng vào trong thì bức màn lịch sử dần mở ra không phải với tư cách hâm doa, trấn áp...mà ngược lại thâm trầm, ý nhị....!



Một góc tường, dưới rặng cây xanh, những khẩu thần công mang đầy hoa văn như vật trang trí hơn là vũ khí, người ta xếp chúng ở đây, nòng súng đặt sát đất...như một phần lịch sử, chứ không phải để chứng tỏ quyền lực gì!
Bạn cực kỳ xốm mắt bởi một toà nhà hiện đại lạc lỏng trong các kiến trúc xưa. Nó chình ình một cách bất lịch sự, đó chính là trụ sở Đảng Bonsevich Nga


Biểu tượng búa liềm đã được gở bỏ và biểu tượng mới của nước Nga - con đại bàng 2 đầu - bằng vàng đã thay thế.


Mới vào Kremlin đã thấy ngay thấp thoáng những đỉnh chóp vàng của các nhà thờ trong Điện.


Đặc trưng của các nhà thờ trong Điện Kremlin là có màu trắng tinh khôi, kiểu thon cao sang trọng, không quá cầu kỳ và quá khổ.


Khẩu thần công này nặng 14 tấn, mỗi quả đạn nặng 1 tấn. Các Sa Hoàng ngày xưa đúc những khẩu thần công này, chủ yếu là để khoe kỹ năng đúc đồng, chứ không có cách gì bỏ quả đạn vào lòng súng để bắn được.


Đối diện trụ sở Đảng Bonsevich Nga là ngôi nhà chính phủ, hiện đang tu sửa. Cửa sổ lớn ở mặt chính là văn phòng làm việc của nhà cách mạng vĩ đại Vladimir Ilyich Lenin. Sau này căn phòng này cũng là nơi làm việc của tất cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất, từ Stalin cho đến Putin. 


Trong Kremlin có rất nhiều cây thông trĩu quả! Đứng trước cây thông thế này mới hiểu được tại sao cây thông giáng sinh lại có hình hài như thế


..những khu vườn, những con đường và...những quả trường to lớn bện trong Kremlin. Sao người Nga họ giàu đất đai như thế! Đứng giữa những con đường, quảng trường trong lòng Kremlin, không thể tưởng tượng ra là nó to lớn đến độ nào. Lúc nào cũng tưởng mình ở đâu đó trong thành phố Mockba chứ không phải trong lòng Cung Điện Kremlin.


Đi gần cuối con đường gặp phải một chiếc chuông khổng lồ nặng 64 tấn được đúc cũng từ thời các Sa Hoàng. Chiếc chuông chạm trở tinh vi, bị mẻ một miếng lớn. Vì quá lớn chiếc chuông chưa bao giờ được đưa lên đỉnh nhà thờ nào, nên nó cũng chưa bao giờ vang lên một tiếng nào. Chiếc chày dộng chuông to khủng khiếp quạnh quẻ nằm ngay trong lòng bệ chuông.








Vừa qua khỏi chiếc chuông bên tay phải mở ra một quảng trường rộng lớn được bao quanh bởi những ngôi nhà thờ, không to, nhưng mang đầy vẻ quý tộc. Đứng giữa quảng trường này cảm giá rợn rợn tâm linh, không biết quyền lực nào đang làm chủ nơi đây....linh hồn những vì Vua hay sự tàn độc của thống trị tôn giáo trung cổ. 


Ngôi nhà thờ kiểu Ý màu gạch ngả vàng duy nhất trong khu quần thể toàn nhà thờ trắng quanh quảng trường này, là ngôi nhà thờ dùng để làm lễ tấn phong, lễ cưới, rửa tội...cho hoàng tộc. Rất tiếc bên trong nhà thờ này không cho chụp hình ngay cả với không đèn, nên em không ghi được nơi mà các vị Sa Hoàng được tấn phong, nơi mà Putin và Phu nhận mỗi khi New Year đều đứng trong ngôi nhà thờ này chúc tết toàn dân Nga.
Thật khó diễn tả những bức tượng thánh bằng vàng khảm trên tường, những chùm đèn cổ được treo trên ròng rọc để có thể hạ xuống thắp đèn cầy



Ngôi nhà thờ màu sắc buồn bả này, gợi là một chút hình ảnh xa xưa, những bộ váy áo bó sát eo của những công nương, những chiếc quần bó đùi, áo chẻn...của các công tử hoàng gia tung tăng...hay lén lúc hẹn hò phía sau những chân tường u ám của nhà thờ này.
Những nhà thờ trong quảng trường này được xây vào nhiều thời kỳ, nên kiến trúc bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng văn minh khác: La mã, Hy Lạp, Thổ Nhỉ Kỳ.....
.

Chiếc chuông nằm trong cửa sổ to nhất nặng hơn 20 tấn và ngày ngày đánh thức toàn Kremlin dậy dự lễ.




Vậy thì đâu là kiến trúc thuần Nga


Những hoa văn vàng trên nền xanh, phảng phất màu sắc đông phương, nhưng khác Trung Hoa, vàng trên nền đỏ.
Trên đường ra khỏi Kremlin lại đi qua những luống hoa, thảm cỏ...




..đứng trên bở thành Kremlin, những đỉnh nóc nhà thờ Chính Thống giáo thấp thoáng xa xa



..rồi những công viên, con đường, những con người bâng khuâng ra vào điện Kremlin


Rời khỏi Kremlin lúc 5:00h chiều, chỉ vì mọi người đã rất đói và mệt sau một ngày đi bộ ròng rả. Còn rất nhiều điều để khám phá Kremlin, 1 ngày ở Kremlin chỉ mới như một ánh nhìn phớt qua, chẳng thấm thía gì. Chia tay Kremlin ai cũng bồi hồi không chỉ vì những kiến trúc nghệ thuật mà còn vì tận mấy trăm năm trước kiến trúc thượng tầng chính trị của họ cũng đã quá tinh vi.Trời đầy ánh sáng, mùa này mặt trời lặn tận 7 - 8h. Do đó, khoảng thời gian nắng diu rất dài, đúng là thiên đường dành cho các tay máy.
Hướng dẫn viên người Nga nói tiếng Anh rất tốt, Cty du lịch Việt Nam đã thuê Ellena, một người Nga lớn tuổi. Ở Nga những người lớn tuổi này được gọi là Người Nga Sô-Viết, họ yêu đất nước, văn hoá nồng nàn, và cực kỳ nhiệt tình giúp đở du khách. 
Bà Ellena đã đưa bọn em đến một quán ăn Nga đặt trưng. Đó là một Bar nằm dưới lòng đất. Ở Nga quán ăn dưới lòng đất là rất bình thường, vì ấm hơn.



 Lối vào hầm


Mái nhà cong kiểu Trung Á



Kể từ năm 1986, chế độ Sô Viết xụp đổ, Chế độ Cộng Hoà được thiết lập. Những gì thuộc về Bonsevich đã bị thay thế hoàn toàn. Ảnh trên, Quốc Huy Búa Liềm đã bị thay thế bằng Quốc Huy Nga cổ thời các Sa Hoàng (Tsar) đó là con Đại Bàng 2 đầu. Ý nghĩ của 2 chiếc đầu trên 1 thân con đại bàng: Một vì Vua Nga luôn hướng vể đất nước rộng lớn một ở Phía Tây và một ở phía Đông. 



Họ trưng bày những thứ thuộc về nước Nga Sa Hoàng, đều này cho thấy, nỗi niềm thời Sô Viết cũng còn cay đắng lắm chăng!!!!

Ăn xong, theo chương trình sẽ được đưa đi shopping một chút để 8:00 xem một show diễn dân gian Nga tại phức hợp khách sạn nhà hàng Cosmos.Chưa thấy Cosmos thế nào, nhưng bãi xe của nó thì đủ choáng


Một chiếc Limousine Hummer H1




Một dãy Limousine đủ loại siêu sang, và dưới là một chiếc Hummer H1 mạ crom sáng loáng




Những chiếc limousine này đã tố cáo thân thế những vì khách trú ngụ nơi đây.
Trong một góc em tìm thấy ước mơ của mình




Đây là phức hợp khách sạn, nhà hàng, shopping mall, cung biểu diễn.....mang tên Cosmos do người Pháp xây tặng nước Nga Sô Viết, có 1777 phòng tiêu chuẩn 3 sao.
Người Pháp xây tặng nên trước khách sạn có tượng của Charles De Gaulle






Trong phức phợp này, du khách có thể mua được sim điện thoại, tuy nhiên phải đợi hơn 30 phút khai báo passport và kích hoạt. Ở Nga không có gì để shopping, ngoài những đồ lưu niệm và đồ truyền thống như ấm Samovar, khăn choàng lụa...của Nga. Hàng tiêu dùng của họ đều nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc....đồ lạnh thì đánh từ Việt Nam sang.

Ngày thứ 2, 3 ở Mockba em phải dự hội nghị nha khoa.
Hội Nghị Ban đầu dự định tổ chức tại Kremlin, nhưng sau đó thay đổi địa điểm đến nhà hát giao hưởng này.


Khu tiếp tân của nhà hát


Kháng phòng hết sức lộng lẩy, hệ thống ánh sáng tuyệt vời


Tranh thủ những bài không phải chuyên khoa của mình. Em ôm máy lang thang trong công viên chung quanh nhà hát.
Gió bên ngoài rất lạnh. Chỉ 15 độ nhưng cái lạnh rất kỳ lạ. Lạnh khủng khiếp vì gió rất nhiều.



Bạn này cũng săn ảnh giống em...!


 ...co ro, bước vội trong giá rét mùa thu....chắc chắn là dân ngoại quốc rồi!


Em không biết bức tượng này là ai....nhưng phía sau nét mặt cam chịu này là sắc thu lộng lẩy.




Còn hình ảnh dưới đây thì quá lảng mạn



Hội nghị 1 ngày rưỡi, tranh thủ rảnh một buổi chiều, hướng dẫn viên đưa đi thăm khu tưởng niệm chiến tranh trên đồi Borodino. 
Đây là khu tưởng niệm cuộc chiến tranh vệ quốc thứ I, 1812, Sa Hoàng Alexandr I đã kêu gọi tất cả quý tộc cùng nông dân đứng lên chống lại đạo quân 700 ngàn của Napoleon bất khả chiến bại trên chiến trường Châu Âu thời bấy giờ. 
Quân Napoleon thắng như chẻ tre để tiến vào Mockba. Và trận huyết chiến trên đồi Borodino giữa quân Pháp do Napoleon chỉ huy đánh sáp lá cà với quân Nga do Kutuzov chỉ huy. Trận chiến với 25 vạn quân từ 2 phía, bắt đầu chiến đấu từ 5h sáng đến 8h tối ngày 7/9/1812 đã gây thường vong cho 38 ngàn quân Pháp và 42 ngàn quân Nga, đây là một trong những trận chiến đẩm máu nhất lịch sử chiến tranh loài người. Quân Nga sau đó để bảo toàn lực lượng đã rút quân.
Nhưng thống soái lừng danh Kutuzov đã cho triệt phá thành Mockba, hoàng gia, dân chúng trước khi di tản, đã đốt cháy thành Mockba, thực hành chiến thuật "vườn không nhà trống". Cái này chắc Kutuzov học của Trần Hưng Đạo đây!!!! Quân Pháp chiếm được thành nhưng không có gì để ăn và mùa đông khắc nghiệt sắp đến. 
Trân chiến này đã nung đúc tinh thần quân Nga, đồng thời làm suy yếu quân Pháp. Sau đó, với chiến thuật du kích, quân Nga dần đuổi quân Pháp không chỉ ra khỏi lãnh thở mà còn rượt đến tận cổng thành Paris.
Toàn cảnh khu tưởng niệm Borodino



Tượng đài nguyên soái Kutuzov và những sỹ quan



Một góc pháo đài Borodino (phục chế)


Những khẩu thần công thời Napoleon




Chân dung Napoleon



Nguyên Soái Kutuzov


Sáp la cà


Trang phục lính Nga


 Áo giáp kỵ binh Pháp



Vật dụng làm việc và các mật lệnh đều binh của Kutuzov



Chân dung các vị tướng Nga trong cuộc chiến chống Napoleon
Đặc trưng của khu tường niệm này là một nhà tròn với bức tranh tròn 360 độ, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt tạo nên toàn cảnh trân Borodino. Cái hay nữa trong vòm nhà tròn, mùi đất, mùi thuốc súng khét lẹt tạo cảm giác như mình đang ở trong trận chiến. 



Ụ chiến đấu với súng là thật phía sau là tranh nhưng họ vẽ khéo đến độ cứ tưởng mọi thứ là thật hết.


Nhà thật và nhà vẽ tranh rất giống nhau...

Hãy tìm chi tiết thật và chi tiết tranh trong các ảnh dưới đây






Nghệ thuật sắp đặt trong cụm này gởi một thông điệp rõ ràng của người Nga đối với chiến tranh



Binh nhất 15 tuổi của Napoleon (Tổng động viên cả những đứa trẻ) binh phục tinh tươm, nhưng đói lã trong cái rét nước Nga, đang quỳ gối xin chỉ huy một mẫu bánh mì!
Không có bất cứ lời lẽ nào đủ nguỵ biện cho sự tàn độc của chiến tranh!!!!!!
Cảm giác rất thanh bình




Trên đường về khách sạn cũng kịp qhé qua đài Sputnik 


Tượng đài Công Nông







Tượng đài khổng lồ này đã từng được đưa xuống chở sang Pháp tham dự triển lãm, và chính phủ Pháp cũng muốn mua, nhưng người Nga đã chở về quê hương mình và đặt lên đây lại

...dưới chân tượng đài nét thanh bình nước Nga đây thôi






...chỉ có ở nước Nga: Cựu chiến binh Afganistan dừng xe lăn giữa đường ô tô xin tiền!


...dân hành khất Việt còn lâu mới so độ lì với tay này....ô tô trên đường phố Nga chạy rất gấu!
Sáng ngày thứ 4 trên đất Nga, chuyến bay 3:00h đi Sankt-Peterburg cố đô nước Nga. Nhưng bọn em phải check-out sớm để tranh thủ còn thăm Hệ thống tàu điện ngầm của Mockba.Bịn rịn đi qua những hành lang của khách sạn




Nhìn lần cuối khách sạn lâu đài Radisson. Chẳng biết đến bao giờ có thể trở lại đây!!!!


Vào khu vực mua vé Metro của Mockba khá hiện đại với cả máy bán vé tự động và tiền mặt. Mua một vé đi hoài cho đến khi nào chán chui lên thì thôi.




Những chiếc thang cuốn đưa mọi người vào lòng đấtVừa đến cuối thang cuốn rẻ qua hành lang nhỏ....trời....cái gì đây?


Hệ thống metro có trọng tải hành khách lớn thứ 2 thế giới, sau hệ thống metro ở Tokyo. Hệ thống này mở cửa lần đầu vào năm 1935, cho đến nay, nó có tổng chiều dài các tuyến đường là 292.2 km, 12 tuyến đường cùng với 177 nhà ga. Hằng ngày, có hơn 7 triệu hành khách đi lại trong hệ thống này. Mỗi nhà ga metro đều được trang trí rất công phu. Nơi đây được mệnh danh là "Cung điện ngầm dưới lòng đất". Tuy metro Moskva không phải là hệ thống metro lớn nhất thế giới nhưng có một điều chắc chắn rằng, nó là hệ thống metro đẹp nhất thế giới.
Mỗi một ga có một hành lang lớn, nơi hành khách lên xuống mặt đất, hành lang này thông với hành lang lên tàu bằng các cổng vòm. 




Hành lang dành cho tàu chạy cũng trang trí như khách sạn, với đèn chùm tường khảm đá hoa cương.






Mỗi trạm một vẻ, những bức tranh khảm đá màu và thuỷ tinh rất tinh xảo



Trần nhà cũng đầy những tranh khảm


Bức tranh khảm hình Lenin này chắc là duy nhất trong hệ thống metro này


Tàu chạy với vận tốc rất cao, và 80s thì có một chuyến



Tàu không mới lắm, nhưng sạch và sáng trưng



Một thiếu nữ Nga nhỏ nhắn




....một chút tự sướng....!




Và đây là nhà ga cuối cùng trước khi em trồi lên mặt đất



Tranh khảm đá




Đèn chùm bằng vàng




Cột đá hoa cương




Đến đây phải chụp một tấm hình lưu niệm




Metro khá an toàn, rất nhiều quân nhân tuần tiểu, có cả chó dò thuốc nổ. Metro sạch vô cùng!
Trước khi ra sân bay, hướng dẫn viên đưa bọn em tới một quán ăn Nga nhỏ nhắn xinh xinh, nằm sâu trong hẻm giữa các chung cư



Quán cafe ngoài trời trong hẻm nhỏ
Bên trong quán ăn nhỏ 






Ăn xong, lên đường ra sân bay để đi Sankt-Peterburg

Trên đường ra sân bay không khỏi cảm giác tiên tiếc, thương thương cái thành phố sạch, đẹp và có chiều sâu này 






Tạm biệt các công trường ngổn ngang trong thành phố đang chuyển mình này




Tạm biệt tượng Lenin hiếm hoi còn chưa bị đập sau năm 1986
Sau hơn 1 giờ bay, em đã đến Sankt - Pertersburg. Phi trường nhỏ, nhưng đang mở rộng với rất nhiều công trình. Nước Nga đang trổi dậy mạnh mẽ như đã từng cho coi





Cảm giác ban đầu hơi hụt hẩng, vì nghe nói Sankt Pertersburg là thành phố lớn thứ 2 của Nga sau Mockba, là cố đô trăm năm của các Vị Sa Hoàng, là thủ đô văn hoá nghệ thuật lừng danh thế giới! Thế mà sân bay bé tí thế kia!
Lên xe vào thành phố, lúc này đã hơn 4:00 chiều, không gian có vẻ đang mở ra thoáng đạt, ít nhà cao tầng, đường phố rộng rãi, ít xe! 



 Cố đô sao nhà cửa có vẻ hiện đại quá!??????



Vào thành phố phải đi qua Quảng Trường Chiến Thắng rộng lớn này. Đây là quảng trường vinh danh nhân dân Sankt Pertersburg đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành phố chống lại quân Đức suốt 872 ngày, hơn 1 triệu người chết. Khi quân Đức chiếm được thành phố đã bắt thêm hơn 3 triệu người, nhưng thành phố trống rổng, không còn một tí lương thực nào. Trong thời gian bị bao vây, người dân Sankt Pertersburg đã ăn hết cả những vật nuôi. Quân Đức tiến vào, ngày cả chuột cũng không còn!!!!!


Toà thị chính Sankt Pertersburg, bắt đầu thấy xưa xưa rồi!



Đường phố rộng, ít xe, ít ồn bào, nhưng cũng đầy mạn nhện dây điện



Sắc thu ở đây có vẻ đậm đà, hay tại vì không gian êm đềm làm cho cảm xúc hơn chăng..
Có vẽ như người Nga yêu thiên nhiên lắm đâu đâu cũng thấy công viên to vật vã, cỏ thì xanh mướt


Đúng là thủ đô văn hoá, người dân Sankt Pertersburg ăn mặc sang hơn hẵn Mockba



Và rồi những con phố nho nhỏ nhà xưa xưa đã hiện ra.





Bước chân trên những con phố này, nghe đâu đây tiếng lóc cóc xe ngựa ngược xuôi của các cô nương quý tộc, tiếng móng sắt của các con ngựa mượt lông của các chàng trai đu đưa theo các nàng. Hay tiếng thét vang trong các cuộc cách mạng tư sản tháng 2, cách mạng vô sản tháng 10 năm 1917. 

Những con phố này cũng ám đủ màu chết chóc tang thương trong những ngày cố thủ chống Phát Xít Đức! 
Trầm ngâm ở đây, đủ thứ mùi vị cảm xúc níu chân bạn!!!!!! 
Sankt-Peterburg là một trung tâm lớn thứ nhì sau Moskba về kinh tế, văn hóa và khoa học của Nga, nhưng nếu nói về phương diện tham quan du lịch thì nó còn hơn cả Moskva cổ kính. Thành phố còn được gọi là thủ đô phía Bắc của Nga, đã được tổ chức UNESCO thừa nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Vào năm 2004 Sankt-Peterburg đã đón nhận 3,4 triệu du khách từ khắp thế giới. Số du khách đến thăm thành phố trong những năm gần đây tăng liên tục. Do thành phố có một hệ thống kênh đào chằng chịt với hơn 300 chiếc cầu cổ, nên được mệnh danh là Venice của phương Bắc.

Một bến thuyền 




... vừa câu cá vùa nóc rượu là thú vui của mấy tay bợm Nga 

Len lỏi qua những dòng kênh, với bờ kè đá chắc chắn, những ngôi nhà trăm năm sừng sửng 2 bên đầy vẻ cổ kính.






Những chiếc cầu cổ xưa, cảm giác chui qua như muốn chạm đầu...lại thấy mọi thứ thật gần...có vẻ như các hoàng tử, các công chúa đang thở cùng với mình bầu không khí quanh đây



Một thoáng hiện đại sáng đèn và tiếng Anh, nhưng trông cũng hợp nhãn



...và lại là cầu!


Những lâu đài xưa vẫn mang đầy vẻ cao quý, màu sắc đã cũ, nhưng nét uy nghiêm vẫn nguyên đấy!



Hoa văn kiến trúc góc phố này làm vui tươi sông nước thành phố...chắc chắn là có chút cay cay vào thì góc phố này vui phải biết


Những bến thuyền sóng sánh nước, gió lành lạnh thổi qua rặng cây....còn không chịu hẹn hò ....thì chờ đến bao giờ!!!!!!


Và đây dòng Neva hào hùng các chiến công của Peter Đại Đế đã hiện ra đầy vẻ ngạo nghể tự hào. 


Gió trên sông rất mạnh, cái lạnh khủng khiếp ập đến bất ngờ, một thành viên trong đoàn khám phá trên thuyền có sẳn chăn dành cho du khách liền phát cho mỗi người một chiếc quấn quanh người. 
Xa xa đã thấy chiếc cầu bắt qua dòng sông Neva, 
2 đầu cầu đã thấy thấp thoáng những lâu đài tráng lệ




Càng gần cầu càng thấy rõ những bức tượng điêu khắc chân cầu đổi màu liên tục bằng hệ thống đánh sáng nghệ thuật. Cảm giác ngất ngây, mắt cứ căng ra muốn nuốt cho trọn khung cảnh đẹp không đủ ngôn từ diễn tả này!






Bên kia chiếc cầu có cái gì đó sáng rực, ai cũng hồi hợp chờ xem...cái gì nữa đây, còn có thứ huyền ảo hơn hay sao! Ngay cả hướng dẫn viên người Nga cũng bất ngờ, vì lần đầu cô ấy đi du thuyền trên sông Neva này! 
Sau khi chui qua cầu.....một cảnh tượng mà những gì siêu thực nhất trong mơ cũng không thể mon men tới!!!!Bên mạn trái sông Neva....những lâu đài tráng lệ....long lanh, lấp lánh...kiêu sa...lộng lẫy...liên tiếp...liên tiếp nhau!




Bên mạn phải Pháo Đài Peter Đại Đế lừng danh cho chính Peter Đại Đế xây dựng...hùng dũng vươn cao tháp vàng...thách thức mọi kẻ thù



Gió rất mạnh, sóng to, thuyền chao đảo, em cố gắng lắm mới chụp được hình....nhưng tiếc là những tấm ảnh này có khi làm nhục thực tế chứ chẳng có ích gì. Bác nào đến đi phải đi cho được tour trên sông, để được sống phút giây bất ngờ trước cảnh huyền ảo mà đời người khó gặp này.



Đây là cung điện cẩm thạch trắng 

Và Báu Vật nước Nga đây rồi: Cung Điện Mùa Đông 


Sáng ngày hôm sau, điểm tham quan đầu tiên là Hải Đăng tại hợp lưu sông Neva


Nơi này, có 2 ngọn hải đăng giúp tàu thuyền có thể vào 2 nhánh sông hợp nên sông Neva. Và đây là nơi hợp lưu tạo dòng Neva đổ thẳng ra biển Baltic 


Bên phải nhìn thấy nhựng toà lâu đài của Sa Hoàng.
...và bên trái là Pháo Đài của Peter Đại Đế


Đứng nơi này nhìn hợp lưu cuồn cuộn trước mặt mời thấu hiểu tâm tư của Peter Đại Đế. Mới hiểu tại sao bằng mọi giá phải chiếm cho được vùng đất này và đặt kinh đô mới thay Mockba tại đây.



Peter Đại Đế (tiếng Nga là Pyotr) thiếu thời không sống trong hoàng cung mà sống nơi thôn dã, cách Moskva khoảng 5 km, trong ngôi làng cùng tên dọc bờ sông Yauza trong Cung điện Preobrazhenskoe. 
Từ nhỏ đã có máu chiến binh, 14 tuổi đã tập trung hơn 300 thiếu nhi và trai trẻ, sống trong những khu doanh trại, tập luyện như quân đội, sử dụng ngôn ngữ của quân đội và lĩnh lương theo chế độ quân đội. Peter Đại Đế xem tất cả thiếu niên đồng trang lứa như là bạn của mình, từ nhóm nhỏ này ông gây dựng nên Lữ đoàn Preobrazhenskoe. Đây cũng là lữ đoàn đầu tiên của lực lượng Cảnh vệ Hoàng gia mà lữ đoàn trưởng luôn luôn là Sa Hoàng.
Từ nhỏ ham mê đánh trận không màn chính trị. Dù cùng song hành trị vì nước Nga cùng với Ivan V, nhưng Peter Đại Đế vẫn sống nơi thôi dã. Mặc cho nước Nga nghèo nàn lạc hậu, bị bao vây tứ phía: Phía đông Hãn Quốc Mông cổ, Phía Nam Đế Quốc Ottoman, Phía Tây Đế Quốc Áo, Phía Bắc Đế Quốc Thuỵ Điển. Dù đất nước rộng lớn nhưng không có đường biển thông tới Tây Âu qua Biển Đen (Mông Cố chiếm), Baltic phíc bắc (Đế Quốc Thuỵ Điển chiếm).
Và những mốc thời điểm sau đây đã làm thay đổi cuộc đời Peter Đại Đế, làm thay đổi sâu sắc nước Nga và thay đổi cả lịch sử chính trị Châu Âu:
Trong hai năm 1693 và 1694, Pyotr I đi đến Arkhangelsk để quan sát những hoạt động của một bến cảng, cách tập lái tàu biển, đặt mua chiếc tàu đầu tiên và đóng thêm tàu cho Hải quân Nga,… Nhận thấy tầm quan trọng của nền hàng hải, ông càng quyết tâm học hỏi điều hay từ Tây Âu và chú tâm đến việc xây dựng cảng biển.
Ngày 8 tháng 3 năm 1696, Nga hoàng Ivan V thình lình qua đời, khi mới 29 tuổi. Từ đó, Pyotr Đại đế là vị Nga hoàng duy nhất, là nhà cầm quyền tối cao độc nhất của đất nước Nga.
Năm 1697, vua Pyotr Đại đế - dưới cái tên "binh nhất Pyotr Mikhailovich" - dẫn một đoàn sứ thần hơn 250 người, mà sử gia gọi là Đại Phái bộ Sứ thần đến một số nước Tây Âu. Dù "Đại Phái bộ Sứ thần" đã không thành công trong việc kêu gọi các vua chúa châu Âu thành lập một liên minh chống Ottoman, điều này không có nghĩa là họ dừng bước. Đến Hà Lan, Nga hoàng Pyotr I đã học hỏi được nhiều điều về đời sống của người Tây Âu. Ông đã học cách đóng tàu ở Zaandam (tại đây, căn nhà ông ở hiện nay là bảo tàng) và Amsterdam - nơi ông đã cùng với bạn bè ngày đêm lao động ròng rã, với thành quả là đóng được một tàu chiến sau hai tháng. Tại Vương quốc Anh, ông đã gặp gỡ vua William III, thăm Greenwich và Oxford, được vẽ bởi ông Godfrey Kneller và chứng kiến một cuộc diễu hành của Hải quân Hoàng gia Anh tại Deptford. Ông đã được học về nghề hải quân tại Anh.[2] Ông còn đến thành phố non trẻ Manchester để học về các xây dựng thành phố, mà sau này ông sẽ vận dụng để xây dựng Sankt-Peterbug. Sau đó, Đại Phái bộ Sứ thần đã đến Leipzig, Dresden và Viên. Ông đã nói chuyện với vua Ba Lan August II và hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold I.
Tác động của chuyến đi vô cùng rộng lớn. Ông trở về Nga với quyết tâm cải tổ đất nước theo đường hướng của Tây Âu. Theo ý nghĩ nào đó, ảnh hưởng đi theo vòng tròn: Tây Âu ảnh hưởng đến cá nhân Pyotr, ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Nga, và nước Nga, một khi đã hiện đại hóa và vươn lên, có tầm ảnh hưởng mới và mạnh hơn đến Tây Âu. Vì thế, đối với cả ba – Pyotr, nước Nga và Tây Âu – việc lập và gởi Đại Phái bộ Sứ thần là một thời điểm bước ngoặt.
Năm 1701, lợi dụng lúc quân chủ lực Thụy Điển đi đánh Ba Lan, vua Pyotr Đại đế tấn công vào các đồn lũy của Thụy Điển ở dọc bờ biển Baltic. Sau nhiều ngày tấn công, sang năm 1702, quân Nga chiếm được Noteburg nằm trên cửa sông Neva. Ông đổi tên nơi này thành "Schlysselburg", nghĩa là "thành phố chìa khóa", với ngụ ý lấy thành phố này làm chìa khóa mở cửa con sông Neva ra biển lớn.
Tiếp đó, quân đội Nga lại mở các cuộc tấn công vào vùng tam giác sông Neva. Nhằm bảo vệ cho cửa ra của sông Neva, vua Pyotr Đại đế huy động hàng vạn nông nô đến xây dựng đồn lũy trên hòn đảo gần đó. Sau này, ông cho xây dựng thành phố nằm sát ven biển là Sankt-Peterburg làm cửa ngõ đi ra các nước Tây Âu.
Vậy là Sankt Pertersburg đã được xây dựng nên từ tư tưởng cách tân và những trân huyết chiến bảo vệ tư tưởng của Peter Đại Đế. Nước Nga trong 29 năm trị vì của mình đã đưa nước Nga từ một nước nông nghiệp trở thành một thế lực hùng mạnh tại Châu Âu và được gọi là Đế Quốc Nga, và cả Châu Âu đều gọi Ông là Đại Đế (The Great) là nhở những cải cách sâu sắc sau đây:
Thay đổi tập tục
Sau chuyến đi học tập ở nước ngoài 18 tháng, trở về nước, vua Pyotr Đại đế đã thực hiện hàng loạt chính sách cải cách trong nước.
Người Nga vốn có truyền thống để những bộ râu dài và đẹp, nhưng Pyotr I đã hạ lệnh cắt ngắn râu trong toàn quốc. Người dân muốn để râu dài phải nộp 30 rouble, lãnh chúa và quan lại muốn để râu phải nộp 60 rouble, riêng tầng lớp phú thương phải nộp 100 rouble. Ông cho làm một tấm bản đồng nhỏ như biên lai thu tiền để được để râu. Ngoại lệ duy nhất để râu không phải đóng thuế là hàng giáo phẩm của Giáo hội.
Sau đó ông ban lệnh bỏ tục mặc áo thụng (kaftany) xùng xình của người Nga. Cách ăn mặc truyền thống của giới quý tộc Nga là: áo lót ngắn thêu hoa bên trong, ngoài mặc áo lụa màu sặc sỡ rồi khoác thêm áo dài, phía ngoài lại khoác thêm một chiếc áo dài hơn mà từ trên xuống dưới đều kết nhiều nút. Cách ăn mặc đó dù đẹp nhưng làm trở ngại mọi hoạt động. Vì vậy Pyotr ra lệnh cắt hết tay áo quá rộng. Ông ban bố cáo quy định: "dân cư Moskva và các thành thị khác, áo dài bên ngoài chỉ được đến đầu gối, còn áo lót bên trong phải ngắn hơn áo ngoài".

Kinh tế
Vua Pyotr Đại đế đã thông qua biện pháp cho vay ưu đãi để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, bước đầu tạo nền tảng cho nền công nghiệp Nga. Khi ông qua đời, số nhà xưởng ở đế quốc Nga tăng từ 21 lên 240.
Những ngành liên quan đến vũ khí như luyện kim, đóng tàu được đặc biệt nâng đỡ. Tại vùng Ural, người ta thành lập 10 xưởng luyện kim. Cuối triều vua Pyotr, vào năm 1725, sản lượng gang tăng từ 1000 fud năm 1700 lên 815.000 fud, không những thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.

Thương mại
Vua Pyotr Đại đế áp dụng chính sách bảo hộ quan thuế, đẩy mạnh xuất khẩu. Cán cân thương mại của đế quốc Nga khi đó luôn trong tình trạng xuất siêu[23].
Để tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại trong nước, Nga hoàng Pyotr I còn huy động hàng trăm ngàn nông nô đi đào kênh và xây bến cảng.

Quân sự
Pyotr Đại đế cho tăng nguồn quân phí để phục vụ chiến tranh, cải cách chế độ quân dịch và các điều lệ quân sự, mua sắm những loại vũ khí tiên tiến ở nước ngoài. Đồng thời, ông khuyến khích các công xưởng trong nước phát triển chế tạo vũ khí mới, đóng tàu bè, đúc đại bác.
Ông xây dựng một đội quân đầy đủ những các loại binh chủng như bộ binh, kỵ binh, pháo binh, công binh,… gồm những đội quân chính quy có trình độ tiên tiến; cộng thêm một hải đội lớn mạnh gồm 52 chiến hạm, mấy trăm loại thuyền tốc độ cao và 128.000 thủy quân[23].

Văn hóa, khoa học giáo dục
Nhằm xóa bỏ sự lạc hậu của nước Nga, Pyotr I chủ trương xây dựng hàng loạt trường học mới, dạy đủ các ngành khoa học: toán học, hàng hải, y học, xây dựng, đóng tàu, khai thác mỏ,…
Ông còn phái du học sinh đến các nước Tây Âu để học hỏi, quy định tất cả con em quý tộc đều phải đi học và phải giỏi một ngoại ngữ, nếu không được như vậy sẽ bị tước đọat quyền thừa kế. Thậm chí ông quy định học sinh nào không tốt nghiệp sẽ không cho phép kết hôn.
Năm 1725, việc xây dựng cung điện Mùa hè Peterhof được hoàn tất. Cung điện Peterhof (tên tiếng Hà Lan của "cung đình của vua Pyotr") được khởi công xây dựng theo lệnh của Pyotr Đại đế vào năm 1714, tại thị trấn Peterhof thuộc quận Petrodvortsovy tại kinh đô Sankt-Peterburg. Cung điện được xây dựng bởi nhiều nhà kiến trúc nổi tiếng của châu Âu thời bấy giờ. Cung điện Peterhof được mệnh danh "Versailles của nước Nga".[24]
Pyotr Đại đế cho rằng đối tượng giáo dục không chỉ hạn chế trong giới quý tộc, ông cho phép con em dân thường cũng được đi học. Ông cho dịch hàng ngàn cuốn sách khoa học kỹ thuật và lịch sử các quốc gia khác.
Ông còn cho xây dựng ở Moskva một y viện ngoại khoa có phòng mổ đầu tiên. Ở tất cả các thành phố đều có nhà thuốc.
Pyotr I cho xây các bảo tàng, xưởng in, thư viện và kịch viện đầu tiên ở Nga. Năm 1703, tờ báo đầu tiên ở Nga được phát hành mang tên Vedomosti. Năm 1721, 30 nhà vẽ bản đồ nhận chỉ thị của hoàng đế đề vẽ tấm bản đồ nước Nga. Năm 1724, trước khi qua đời, ông vẫn dốc tâm xây dựng Viện Khoa học Nga.

Bộ máy hành chính
Pyotr I xóa bỏ Viện Duma quý tộc là cơ quan ngày càng bất mãn trước những cải cách của ông[25]. Ông xóa bỏ bộ máy nhà nước cồng kềnh, trách nhiệm không rõ ràng, xây dựng chính quyền tối cao tập quyền, tự mình lập ra Viện Tham nghị gồm 9 thành viên do ông chỉ định và 9 hội đồng có tính chất quản lý toàn quốc, chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau. Về mặt hành chính, ông chia đế quốc Nga thành 8 tiểu bang và 50 tỉnh.
Năm 1714, đích thân ông chủ sự soạn thảo và ban bố bản "Quy định đẳng cấp của quan chức", chia các chức quan văn võ làm 14 bậc. Ông dựa vào trình độ trí thức, tài năng, đóng góp của các quan mà quyết định thăng hay giáng cấp. Một trong những trường hợp điển hình của việc phát hiện và trọng dụng nhân tài của Pyotr chính là việc đưa một người thợ làm bánh Menshikov lên làm Tổng đốc thành phố Sankt-Peterburg và sau này Menshikov trở thành một trong những nhân vật có tiếng trong nước.
Trong những năm cuối đời, Pyotr tiếp tục cải cách. Ngày 22 tháng 10 nm, 1721, ít lâu sau khi Nga ký hòa ước với Thụy Điển, ông được tôn làm Hoàng đế của toàn thể nước Nga. Một số người đề nghị ông xưng Hoàng đế của phương Đông, nhưng ông từ chối. Sau bài diễn văn của Tổng giám mục xứ Pskov năm 1721, quan Chưởng ấn Gavrila Golovkin, đã thêm "Đại đế, Người cha của nước Nga, Hoàng đế của tất cả nước Nga" vào những tước hiệu của Nga hoàng Pyotr I. Vua Ba Lan August II, vua Phổ Friedrich Wilhelm I và vua Thụy Điển Fredrik I đã công nhận Pyotr là một Hoàng đế, nhưng các vua châu Âu khác lại không công nhận.
Địa vị của quý tộc cũ bị hạn chế, xuất hiện thêm một bộ phận quý tộc mới. Nga hoàng tỏ ra nghiêm khắc với tầng lớp quý tộc và đối xử công bằng giữa họ với dân thường. Có nhà quý tộc vì báo cáo sai danh sách tân binh với ông đã bị nọc ra đánh bằng roi trước công chúng.
Trong quan hệ giữa triều đình và giáo hội, ông xóa bỏ chế độ đại giáo trưởng (Ober prokuror) và thay vào đó là Viện Tôn giáo Thần Thánh (Holy Synod), đưa tôn giáo vào sự khống chế của chế độ Nga hoàng.

Trên ngã 3 sông này, ngày nay là một công viên rất lớn



 ...và chiếc neo đặt nơi đây như là nơi sản sinh ra ngành hàng hải và những hạm đội hải quân lừng danh của Nga.



Hình ảnh 2 ngọn Hải Đăng ở Ngã 3 sông


...và Pháo Đài Peter Đại Đế


Một con thuyền xưa vẫn còn neo tại đây









Ngôi nhà màu vàng phía sau Hải Đăng là Hải Quan Cảng từ thời các Sa Hoàng và cho đến bây giờ vẫn là Hải Quan Cảng của nước Nga đương thời.
Rời ngả 3 sông, đến ngôi nhà mà Peter Đại Đế ở lúc xây thành phố Sankt Pertersburg



Con đường phía trước khuôn viên của ngôi nhà



Ngôi nhà gạch nhỏ này chính là nơi Peter Đại Đế ở



Tượng của Peter Đại Đế đặt trước nhà 




Bên hông khuôn viên ngôi nhà, người quét lá ngồi trầm ngâm 
Không thể tưởng tương được, ngôi nhà bé nhỏ này lại chứa đựng một tư tưởng Vĩ Đại...em ké liền một tấm


Tiếp đến là báu vật nước Nga, Cung Điên Mùa Đông.


Cung điện Mùa Đông được xây dựng năm 1754 - 1762, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St.Peterburg trên khuôn viên rộng 90.000 m2. Cung điện do kiến trúc sư Bartolomeo Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Hoàng Hậu Elizabeth theo phong cách nghệ thuật Baroque. Cung điện Mùa Đông nay là bảo tàng nghệ thuật St.Peterburg, trưng bày 3 triệu tác phẩm nghệ thuật của thế giới.
Cung điện Mùa Đông huy hoàng ngày nay có được đã trãi qua công cuộc xây dựng trong hơn 50 năm qua 4 lần xây. Từ 1711, Peter Đại Đế cho xây Cung Điện Mùa Đông lần I, và xây lại lần II vào năm 1716 - 1719, Nữ Hoàng Anna cho xây lại lần III năm 1732 và vào năm 1750 Nữ Hoàng Elizabeth ra lênh cho KTS Rastrelli thiết kế Cung Điện Mùa Đông và đến 1753 trình bản thiết kế sau cùng. Cung Điện Mùa Đông mới được xây trên nền triệt phá Cung Điện Mùa Đông cũ vào năm 1754 và hoàn tất 1763 với
- Mặt tiền chính: khoảng 225m
- Mặt tiền bên: khoảng 185m
- Số phòng: hơn 700
- Gạch: 5.000.000 viên
- Vật liệu: Đá hoa cương từ Ý, đá hoa cương đỏ từ Phần Lan, các đá khác ở dãy Ural

Quảng trường rộng khủng khiếp trước Cung Điện Mùa Đông này có thể làm bé nhỏ tất cả những cái tôi to nào khi lọt vào đây. 


Trên đỉnh cột cao đó là tượng Peter Đại Đế, Ông đã đứng đó và đau lòng nhìn con cháu dòng họ Romanov là Sa hoàng Nikolai II, đã ra lênh bắn vào đoàn biểu tình 30.000 người làm hơn 1000 người chết, 5000 người bị thương trong sự kiện "Ngày chủ nhật đẩm màu" ngày 9-1-1905. Từ đó, các cuộc đấu tranh liến tiếp cho đến các cuộc cách mạng năm 1917 làm sụp đổ chế độ Sa Hoàng.

Cung Điên Mùa Đông một mặt nhìn ra quảng trường một mặt nhìn ra sông.



Kiểu hoa văn cửa sổ rất lạ so với kiểu kiến trúc Gothic. Đây chính là motif kiến trúc Baroque 


Trời âm u, gió phần phật, lạnh thấu xương. Nhưng để vào Cung Điện phải cởi áo khoác, vì sợ dấu thuốc nổ. Và xếp hàng hơn 20 phút ngoài trời, lạnh không chịu nỗi.
Cung Điện Mùa Đông (The Winter Palace) nay là bảo tàng Hermitage (The State Hermitage)


Phải qua công xét vé này



Đã nghe nói về Hermitage, nhưng khi mới vào vẫn chưa thấy gì ngoài mấy bức tượng đá này.


Ở phía cuối hành lang, đã thấy có cái gì đó đang chờ đợi sau vòm cổng tròn kia



Sau mấy bậc thang cẩm thạch trắng, qua khỏi mái vòm, nhìn lên trần.....phải há hốc mồm...mà không thốt được lời nào....




Cẩm thạch trắng, cẩm thạch xanh, vàng nguyên khối....không hổ danh Elizabeth được gọi là Nữ Hoàng Xa Hoa.
Không chỉ quý ở chất liệu mà mỗi vật trang trí hoa văn đều có tính thẩm mỹ rất cao



Những chiếc bình này chỉ là đồ trang trí ngoài hành lang
Khung cảnh phòng khánh tiết để tiếp các Sứ Thần Lân Bang



Chiếc cổng này dẫn tới một hành lang




2 bên là ảnh của các nhân vật trong hoàng gia Sa hoàng


Mái vòm của hành lang này, nếu hướng dẫn viên không nói đấy là tranh vẽ theo kỹ thuật 3D, thì em cứ nghĩ những hoa văn này được đắp. Hơn 200 năm trước người Nga đã biết vẽ 3D rồi....ngọng luôn!

Phòng triều kiến với Ngai Vàng của Sa Hoàng





Mái vòm phòng triều kiến



Qua khá nhiều những cánh cửa thếp vàng, những hành lang đầy những bức hoạ




 ...để tới những căn phòng được phủ rèm kiểu Nga buôn hờ đủ sáng nhẹ lên các bức tranh nỗi tiếng của các danh hoạ 





...và không chỉ có tranh...







Bức tượng này đang để trong phòng phục chế em lén bắn một phát
Tranh nhiều, miên man vô kể...hết phòng này đến phòng khác....






Đủ mọi thời kỳ, đủ mọi thể loại. Cô Hướng dẫn viên trước kia học Đại Học Nghệ thuật nên rành về tranh...thao thao bất tuyệt và cực kỳ hấp dẫn



Đến đây, khi đứng trước một bức tranh mấy mươi triệu, cả trăm triệu đô....mới cảm giác làm sao! Bức tranh thật gần....thật rõ....nhìn ngắm tranh Pablo Picasso mới thấy những hình khối nỗi rõ thế nào. Trách sao mà tranh của Ông đắt đến thế.
Còn đây là những tác phẩm tí hon bằng đầu ngón tay của Nhật


chiếc yên ngựa của lãnh chúa Nhật




Áo giáp của Samurai 




 Phòng trưng bày tranh Nhật Bản



Cơ man nào là phòng, là hành lang...hướng dẫn đi đâu em theo đó....sợ nhất là lạc đoàn trong cung điện này


Một hành lang đầy ánh sáng tự nhiên
Tới một ăn phòng trung bày các vật dụng hoàng gia



 Đàn Piano
...một chiếc nữa



Lại một chú Piano khác nữa




 Bàn làm việc và tranh treo tường



 Không hiểu những nghệ nhân Nga làm sao tạo ra những chiếc bình đa chất liệu thế này



Vàng, gốm, đá hoa cương



Vàng, gốm màu, đồng đen




Lò sưởi vàng và cẩm thạch xanh
Còn căn phòng này có nhiều đồ vật đẹp trời ơi!





Chiếc đèn bên bệ lò sưỡi này....thôi rồi...không biết bình luận thế nào!



 Cặp ghế và tủ bằng vàng
Bức tranh trên bệ lò sưỡi này, khảm toàn bằng ngọc màu!!!!!!!


Ngọc ở đâu mà làm tranh thế này!!!!!
Còn đây là phòng chờ để được tiếp kiến Sa Hoàng



Ra khỏi phòng chờ bằng cửa thếp vàng này


 Qua một hành lang với những bức tranh vẽ trên lụa khổng lồ


 Những bức tượng đồng trăm năm


Thợ đục Miền Bắc mà thấy những chi tiết sâu hơn 5 tất trong khối gỗ của khung gương này chắc cũng bỏ chạy mất dép luôn


 Một căn phòng với những cột cẩm thạch xanh




Một góc buồn trong hoàng cung




Quan tài bằng đồng, không nhớ của Sa Hoàng nào đây




Đây là căn phòng cuối cùng trước khi rời Hoàng Cung




Đang ngấm ngía....chợt thót tim một bóng ma...thoáng qua ống kính




Cô gái Nga này có chiều dài cái chân và cái cổ...hình như không thuộc loài người....chắc là ma!!!
Tâm trạng thật ngổn ngang...quay ống kính chụp lại cảnh cuối...những gì xa hoa nhất thế gian.



Nữ hoàng Elizabeth đã ra lệnh cho thi công suốt ngày đêm, bất chấp mùa đông giá rét. Tiền thuế muối, thuế rượu...và bao nhiêu thuế khác chất lên đầu nông nô. Nhưng số mệnh cũng không để cho Elizabeth được nhìn thấy Cung Điện Mùa Đông hoàn tất, Bà băng hà ngày 25-12-1761. 
Máu xương không chưa đủ, nỗi hờn căm, tủi nhục, chà đạp tâm hồn...để có được những tác phẩm nghệ thuật kia.....! Thiên nhiên bao nhiêu là hùng vỉ tạo làm chi những thứ đau đớn này!!!!!!
Sau khi rời khỏi Cung Điện Mùa Đông, đoàn được đưa tới một khu phố rất cũ, trong đó có một quán ăn Việt





Quán Chùa Một Cột




Còn đây là chiến hạm Rạng Đông. 




Hạ thuỷ ngày 11-5-1900, như vậy Rạng Đông đã nổi trên mặt nước trên 100 năm. Đã tham chiến hầu hết các cuộc chiến hiện đại của thế giới. Bây giờ, được kéo về đây làm bảo tàng. 


Boong tàu được giữ nguyên như ngày xưa



Là chiến hạm, nên rất nhiều súng





Còn đây là khẩu đại bác nỗi tiếng nhất, đã làm nên lịch sử khi bắn những phát đạn vào Cung Điện Mùa Đông, mở đầu cuộc cách mạng vô sản Nga, đưa chính quyền Sô Viết lên cầm quyền 69 năm
Mọi người tò mò muốn biết bên trong một chiến hạm được cấu tạo như thế nào.


Lối xuống hầm tàu


 Cửa sổ quan sát


Phòng ăn


Không biết làm thế nào để cuộn sợi xích này vào lõi


Một góc nhà nguyện dành cho thuỷ thủ đoàn
Nếu em nhớ không lầm thì đây là di ảnh của Aleksandr Belyshev, vị thuyền trưởng ra lênh bắn vào Cung Điện Mùa Đông năm 1917
Ảnh được đặt trong một mảnh vỏ tàu bị đại bác bắn thủng


Trở lại boong tàu


Thuyền cứu sinh


Ống thông gió



..các cửa sổ trờ
Pháo Đài Petro Pavlovskaya, mặc dù có tên như thế nhưng dân Nga thường gọi là Pháo Đài Peter Đại Đế, để tưởng nhớ người đã xây dựng nên Pháo Đài



Những con đường bên ngoài vòng thành của Pháo Đài. Pháo Đài được đặt trên một hòn đảo nhỏ sát bờ sông Neva, và có nhiều cầu bắt qua. 


Pháo đài rất lớn, được xây bằng gổ năm 1703 và sau đó xây lại bằng gạch và đá năm 1706



Pháo đài được xây dựng gần 40 năm, đến 1740 công trình được hoàn thành với sự tham gia của hơn 20.000 người thợ. Pháo đài trang bị 269 khẩu pháo với 6 thành lũy mang tên Hoàng Đế Pie và 5 sủng thần của ông: A. D. Mensikov, G.I. Golovkin, N. M. Zotov, J. Trubetskiy, K. A. Naryskin. Tường thành có chiều cao 10 – 12m và chiều rộng – 20m.


Đứng nhìn pháo đài chẳng có một chút cảm xúc chiến tranh nào, chỉ thấy hùng vĩ và quá đẹp.
Vào bên trong pháo đài thăm nhà thờ Petro Pavlovskiy, do kiến trúc sư Trezini xây dựng


 Nhà thờ đang được bảo trì nên công trường ngổn ngang


Đỉnh của nhà thở vút cao này là một kiến trúc khá lạ so với kiểu nóc củ hành của nhà thờ Chính Thống Giáo Đông Phương. Bởi thực chất đây không phải là đỉnh nhà thờ, mà chính là đài quan sát, trên đỉnh có con đại bàng đội thánh giá, nó luôn xoay mặt về hướng có gió tới. 
24-70 bị hạn chế, muốn thay ống 70-200 nhưng không đủ thời gian

Vào trong nhà thờ


Rất lấy làm lạ ngôi nhà thờ này sao có mái sơn xanh
Trước khi vào nhà thờ Cô hướng dẫn viên có nói rằng: phụ nữ ai có khăn thì quàng lên đầu, theo qui định của Chính Thống Giáo Đông Phương phụ nữ khi vào nhà thờ thì phải quàng khăn qua đầu. Mặc dù là du khách, cũng nên quàng khăn, để tỏ lòng kính trọng tín ngưỡng bản địa. Ngoài ra còn được yêu cầu nói nhỏ, không cười to, vì nhà thờ này thực chất là nhà mồ của những Sa Hoàng bắt đầu tù Peter Đại Đế cho đến Vị cuối cùng là Nicolai II




Nơi đứng thuyết giáo của Đức Cha


Nơi đứng hành lễ của Sa Hoàng
Qui định của Chính Thống Giáo Đông Phương khi hành lễ cả Đức Cha và Giáo Dân đều phải đứng.
Con Đại Bàng 2 đầu phía sau Sa Hoàng toàn bằng vàng và Ngọc



Trần và vòm của nhà thờ không cầu kỳ lắm, nhưng những gian thờ thì hết sức cầu kỳ




Nhà thờ đang được bảo trì nên rất nhiều các thanh của giàn giáo





Nhà thờ thánh PetroPavlovskiy đây là nơi chôn cất hoàng đế, và hoàng thân quốc thích thuộc dòng họ Romanov. Hiện nay nhà thờ còn cất giữ 41 ngôi mộ, bắt đầu là vua Peter đại đế và kết thúc là Nhicolai đệ nhị- vị hoàng đế cuối cùng của Nga- Sa Hoàng. Trên các ngôi mộ đều xây bia tưởng niệm bằng đá ngọc bích hoặc đá cẩm thach, khối lượng trung bình từ 5,5-6 tấn.


 Mộ Peter Đại Đế


Những mộ nào có hoa văn ở 4 góc là mộ của Sa Hoàng, còn không có thì chỉ là người thuộc hoàng gia


Mỗi một ngôi mộ là một câu chuyện lịch sử...có những nấm mồ thánh giá còn vàng tươi là mới cải táng. Nghe hết những câu chuyện này cũng mất hết cả ngày.Không chỉ có cẩm thạch trắng





Trong nhà thờ có một ngôi mộ độc đáo nhất được đặt riêng trong một căn phòng


Đây chính là mộ mới cải táng của Sa Hoàng cuối cùng Nicolai II năm 2005 hay 2008 gì đó??????
Năm 1917, phong trào Cách mạng Tháng Hai thắng lợi, Nikolai II phải thoái vị. Đầu tiên, ông và gia đình bị giam lỏng tại Cung điện Aleksandr ở Hoàng Thôn, rồi được chuyển tới Dinh Tổng đốc tại Tobolsk, sau đó lại chuyển tới ngôi nhà Ipatiev tại Yekaterinburg. Đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918, Nikolai II, Hoàng hậu, các công chúa và hoàng tử, quan Thái y, đầy tớ của Nga hoàng, nữ tỳ của Hoàng hậu cùng với đầu bếp của Hoàng gia cùng bị những người Bolshevik xử bắn trong một căn phòng. Năm 2000, Nikolai II cùng toàn bộ gia quyến được Giáo hội Chính Thống giáo Nga phong thánh.[4] Năm 2008, theo tuyên bố của Tòa án Tối cao Nga, Nga hoàng Nikolai II và gia đình là những "nạn nhân của các cuộc đàn áp chính trị và đã bị giết một cách bất hợp pháp"
......
Rời pháo đài Peter Đại Đế, nghe hướng dẫn viên nói đi thăm nhà thờ nữa ai cũng có vẽ ngao ngán. Nhưng cũng chấp nhận vì theo lời động viên thì nhà thờ này đẹp lắm. Đó là Nhà Thờ Thánh Issacs.



Đi trong thành phố Sankt Pertersburg thỉnh thoảng lại nhìn thấy chóp nhà thờ này. Nến nhà thờ St. Issacs được mệnh danh "chiếm lĩnh đường chân trời Sankt Pertersburg".


Nhà thờ qua 3 lần xây dựng để to hơn. Lần cuối được xây dựng trong 40 năm từ 1818 đến 1858, kiến ​​trúc sư người Pháp Auguste Montferrand thiết kế và chỉ huy. Mỗi cột đá hoa cương ở 4 cửa vào của nhà thờ nặng 124 tấn, bên trong nhà thờ có một mô hình mô tả cách dựng những cột đá nặng khủng hoảng này. Người ta dùng những giàn giáo bằng gổ, thừng và ròng rọc để dựng chúng lên. 

Cửa chính của nhà thờ luôn đóng, du khách đi vào bằng của nhỏ bên

Khi bước vào bên trong, một khung cảnh không thể tưởng tượng nổi


Thánh đường rộng kinh hoàng! Thánh đường này có sức chứa 14.000 giáo dân hành lễ. 



Nhưng rộng lớn không phải là đặc tính của nhà thờ này. Mà từng góc, từng cạnh, từng tam giác đều được lắp đầu bằng những hoa văn, hoạ tiết, bích hoạ....




Không có một khoảng hở nào, từng cm từng cm một 





Nhà thờ St. Issacs có cấu trúc hình vuông vòm tròn là nhà thờ mái vòm lớn thứ 4 thế giới sau nhà thờ mái vòm St. Peter's Basilica ở Vatican - Rome, nhà thờ St. Paul's Cathedral - London và Santa Maria del Fiore ở Florence.



Con bồ câu trắng trên đỉnh mái vòm tí tẹo đó có sãi cánh tới 3m
Nhà thờ có rất nhiều tranh





 Hãy nhìn cận cảnh các bức tranh này





Những bức tranh này không phải vẽ mà được ghép bằng những miếng đá màu. Kỹ thuật này rất công phu! theo hướng dẫn viên thỉ để thực hiện, hoạ sỹ phải vẽ tranh trước, sau đó mới chọn đá mài lắp ghép cho giống tranh vẽ. Một người thợ lành nghề, 1 năm chỉ làm được 1 mét vuông.
Bệ đứng giảng của Đức Cha


Tấm cửa này bằng gổ, nhưng bọc, và trang trí những hoa văn, tượng bằng sắt



Diện tích 40 mét vuông, nặng 20 tấn. Nhưng vẫn mở ra được. Thiệt là tò mò muốn nhìn thấy bản lề cửa này quá!

Đây là gian thờ chính, tất cả tranh đều là tranh ghép ngoại trừ 2 bức sát khung của giữa (Đức mẹ và Chúa) là tranh vẽ. Còn hình chúa lớn ở giữa là tranh thuỷ tinh màu.



2 bức tranh này đã từng được gở xuống đem triển lãm và đều giành giải nhất.

Bức tranh chúa bằng thuỷ tinh màu này cũng như tranh ghép đá, phải vẽ trước rồi đúc từng miếng thuỷ tinh nhỏ ghép lại thành tranh. Đặc biệt là kiến trúc sư phải thiết kế sao cho ánh sáng lúc nào cũng rọi vào lưng tranh để nó luôn được sáng. 


Trong nhà thờ Chính Thống Giáo Đông Phương gian thờ chính luôn có 2 ngăn, phía trước cánh cửa lớn đó là nơi Đức Cha giảng (không gian của con người). Khi bước qua cánh cửa lớn không gian đó là của Thánh.
Toàn cảnh thánh đường hun hút sâu




Kiến ​​trúc sư người Pháp Auguste Montferrand, con người tài danh này đã tạo nên một công trình mà không gian nghê thuật lắp đầy từng cm mộtNhà thờ St. Isaccs là tổng hoà của Ý tưởng, Khoa học kiến trúc, Khoa học xây dựng, Hội hoạ, điêu khắc, Sắp đặt....Tôn Giáo hình như chỉ là thứ yếu!
Rời nhà thờ Thánh Issacs, Đoàn được đưa tới một lâu dài của Bá tước, Công tước gì gì đó, tên Nga nên em nhớ không nỗi



Tiếp đón mọi người là một giàn nhạc và 2 người này đây. Nhìn thì vô tư mà chụp hình chung thì 1 Euro nhé

Sau một ngày, tập trung chụp hình và nghe thuyết minh, lúc này vừa đói vừa mệt, cầm máy hết nỗi luôn. 
Bọn em được xem một chương trình ca nhạc dân gian Nga khá hay nhưng không độc bằng chương trình ở Mockba


Sau chương trình là một bửa tiệc quý tộc. Bữa tiệc này khá hay, tái hiện khung cảnh tiệc tùng của tầng lớp quý tộc xưa. Khung cảnh cũng dễ chịu, những người phục vụ ăn mặc như những người hầu bàn xưa. Có rượu và các món Nga truyền thống.





                                                                                                 Đại trưởng lão: Cà Khịa
















































Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên