Powered By Blogger





Tuesday, 4 September 2012

Vu Lan mùa hiếu hạnh






Mình vốn sớ nhưng nơi tôn nghiêm nhừ đền chùa hay, nhà thờ, nên ít khi mình tới đó. Mình chẳng phải là tín đồ của đạo phật hay bất kỳ một tôn giáo nào. Thánh đường của mình la ngôi nhà có mẹ. Ngày lễ Vu Lan đối với mình thực lòng mà nói cũng chỉ là một ngày bình thường khác. Mẹ ở với mình nên ngày nào hai mẹ con cũng gặp nhau. Thương mẹ thì ngày nào mình chả thương vì mẹ chăm sóc cho mình mỗi ngày, lo cho mình từng bữa cơm, giấc ngủ. Thi thoảng có đưa cho mẹ ít tiền thì y rằng mẹ lài đi mua hết đồ ăn cho mình, đôi khi thâm cả vào tiền của mẹ. Mẹ còn dành dụm từng đồng lương hưu ít ỏi để phụ mình đóng tiền học cho con. Sợ mình sống không đúng mực thi thoảng mẹ lại dăn mình: con nhớ tiết kiệm gửi tiền về phụ vợ nuôi con. Mẹ vui khi thấy mình vui, mẹ buồn khi thấy mình buồn. Mẹ chẳng cần bất cứ thứ gì của mình nên mình nghĩ mình phải sống thất tốt, chăm sóc gia đình mình, nuôi day mấy đưa con ngoan cũng chính là món quà tặng mẹ vào mỗi mùa Vu Lan. 
Hôm qua mẹ đã về bắc thăm quê, để lài mình một mình với ngôi nhà vắng, mới thấy nhớ bâng quơ, nghe bồi hồi, hối hận, day dứt, yêu thương… nói chung là đủ mọi cung bậc tình cảm về mẹ. Nhưng rồi như mọi lần vẫn vậy, chẳng bao giờ nhấc máy gọi cho mẹ , nói với mẹ dủ chỉ một câu: con yêu mẹ. Có lẽ mẹ cũng chẳng thích, chẳng quen khi nghe mình nói vậy và mình cữ nghĩ đơn giản rằng, yêu thương là để trong tim và trả hiếu đâu phải chỉ mỗi một mùa. Ngày nhỏ có mấy ai ngoan tới mức không một lần làm cho mẹ buồn. Mình cũng vậy, đã biết bào lần mẹ buồn và khóc vì mình, nên giờ lớn, đã làm cha của mấy đứa nhỏ, đừng làm gì khiến mẹ buồn thêm nữa.
Mùa Vu lan này có nhiều chuyện cứ làm lòng mình quẩn quanh. Hôm truớc ở nhà cậu giỗ ông ngoại chẳng hiểu sao mẹ mình lại chảy máu cam. Thấy lo cho sức khoẻ của mẹ .  
Sáng nay vào Fecebook thấy tấm hình một cậu bé đâu chừng ba bốn tuổi cầm trong tay chiếc bánh mỳ chưa kịp ăn, đang khóc gào bên người mẹ bất động nằm trên đường vì tai nạn giao thông. Ba nó đang nằm viện, mẹ nó đèo nó tới thăm ba, ai dè một tai nạn giao thông đã cướp đi mạng sống của mẹ nó. Đứa bé còn quá nhỏ để hiểu thế nào là cái chết, nó sẽ chẳng bao giờ còn có bàn tay mẹ chăm sóc, cả đời này cũng không còn có cơ hội gọi một tiếng “Mẹ” thương …và nó đâu muốn mỗi mùa Vu Lan đến nó phải cài lên áo bông hồng màu trắng vì nó không còn mẹ
Đọc báo, thấy người ta viết về những người mẹ khổ cả đời vì con. Làm sao không cảm động, không rơi nước mắt vì những người mẹ tần tảo bán buôn, nghèo rớt mồng tơi vẫn gắng cho con ăn học..hay những người mẹ đang dần kiệt sức bên giường bệnh của những đứa con mắc bệnh hiểm nghèo. Chợt băn khoăn về những người mẹ bình thường: không túng thiếu, không cơ cực, không có “cơ hội” để hy sinh chẳng hạn. Chẳng lẽ những người mẹ đó không yêu con, không đau lòng khi con mình lầm lỗi hay sao?Mà sao ít ai viết về họ
Rồi cũng chẳng hiểu tại sao trên đời lại có những bà mẹ nỡ bỏ rơi đưa con trong bệnh viên để ra đi, những bà mẹ độc ác thoả hiệp với chồng hành hạ con bằng đòn roi, hay những người mẹ đi ngang qua trần gian với nỗi đau về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, với nỗi tuyệt vọng nên quyết định chấm dứt đời mình, còn dự tính mang theo cả bầy con nheo nhóc. Phải chăng họ là những người mẹ nhẫn tâm, dại dột, ích kỷ ngu muội hay họ chỉ là nạn nhân của những bi kịch, họ trẻ người non dạ, khổ sở cùng đường, kèm theo những trăn trở “vĩ mô” về dân trí, về bình đẳng giới, về kiến thức, về hiểu biết pháp luật, về đủ thứ linh tinh khác nữa. Riêng mình, mình cứ tự hỏi, họ đã cô đơn chừng nào, đau khổ tới chừng nào...!.?  
Hôm qua khoa sản bệnh viện mình làm y chứng cho một cô bé học làm mẹ. Cô bé mới 11 tuổi nhưng đã mang thai. Chủ nhân của cái thai là một cậu bé 15 tuổi không có mặt vì đã bị nhốt giam. Bố cô bé đưa đứa em từ quê vào giúp việc. Hai chú cháu cứ quấn lấy nhau. Những ngày vợ chồng người anh đi vắng, chú em ở nhà dủ cháu mình chơi tro chơi chồng vợ....kết quả là bi kịch gia đình xảy ra. Trách ai bây giờ đây? Trách bố mẹ, trách hai đứa bé hay trách nhà trường không có những bài giảng về giáo dục giới tính cho những đứa trẻ . 11 tuổi, em còn chưa kịp sống trọn tuổi thơ của mình, em chưa có nhiều kỹ năng để đối phó với những tình huống của cuộc đời, thế mà em đã phải làm mẹ. Mùa Vu lan này có lẽ sẽ đeo đẳng hoài trong trí nhớ, sẽ ám ảnh em suốt đời. Thấy thương, thấy tội nghiệp cho bé quá, bé ơi..!

                                                                        Hoàng Thanh Hải


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên