Đêm chuyển tối trầm trong khao khát
Khúc nhạc thưa khỏa nỗi đam mê
Say vai lả bóng người vẫy gọi
Mãi tựa đời vào khát ta đi
Tường Vi
..
KHÁT-
một bài thơ ngắn hay của tác giả Tường Vi đăng trong chùm thơ 2 bài mà
tôi được thưởng thức trong dịp đón xuân Nhâm Thìn trên blog của em.
Về
tứ, KHÁT là một tứ thơ độc đáo, sáng tạo. Nói như ngôn ngữ hội họa,
KHÁT là một tác phẩm tranh trìu tượng. Ý thơ tinh tế sâu sắc. Bay bổng
hơn, KHÁT là tiếng lòng của một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, đa đoan, đa
tình đang khao khát trong từng bước đam mê của cuộc đời mình.
Mở
đầu cho bài thơ KHÁT là một màn ĐÊM. Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại
thích bài thơ này bởi với quan niệm trong thơ tôi, ĐÊM chính là EM, là
tình yêu của mùa XUÂN và bài thơ của em đã thực sự chinh phục được sự
yêu thích của tôi.
Màn ĐÊM trong KHÁT là một biểu tượng sinh
động được chuyển hóa trong tâm tưởng. Hình ảnh của ĐÊM chuyển xuống tối
“trầm” gợi cho ta một sự liên tưởng mang độ tĩnh lặng cô đơn trong cõi
lòng. Nét đặc trưng của màn ĐÊM “trầm trong khao khát” này chính là sự
bao trùm xuyên suốt của tứ thơ, nó được thể hiện như một “biến cố” của
cuộc đời tác giả, và trong “biến cố” đó, tác giả đã chuyển hóa những tâm
tư tình cảm của mình để giải tỏa từ cõi lòng mình những liên tưởng của
một tâm hồn đa cảm đồng điệu với những nỗi đa đoan của cuộc đời:
“Đêm chuyển tối trầm trong khao khát”
Khúc nhạc thưa, khỏa nỗi đam mê”
Có
lẽ, với tâm hồn của một họa sĩ đồng điệu với thi ca nên cái nhìn của
tác giả với màn ĐÊM rất đặc sắc, tinh tế và độc đáo: “ Đêm chuyển tối
TRẦM trong khao khát”. Và, như tôi đã giới thiệu ở phần đầu, đây chính
là sự sáng tạo của em. Ngôn ngữ trong thơ em đã được “hội họa hóa” mang
phong cách trìu tượng, tạo nên một gam màu ĐÊM biết nói – màu của ý
tưởng tư duy nói được cái góc khuất của tâm hồn và mang tính “đột phá”
trong ngôn ngữ.
Nếu chỉ là những bâng khuâng
đang dội lên những khao khát của tâm hồn trước một màn ĐÊM trong tiếng
nhạc dạo lãng đãng bên đời giàu tính trữ tình liên tưởng thì chúng ta
chỉ được thưởng thức một bài thơ thi hứng tức cảnh sinh tình đẹp như một
bức tranh thủy mạc của thi sĩ mà thôi, nhưng không - sự chuyển hướng
của tứ thơ mở cho hai câu cuối đã khiến bạn đọc bị bất ngờ trước một
hình bóng hiện ra như một ảo ảnh từ phía cuối con đường của màn ĐÊM hư
thực:
“Say vai lả bóng người vẫy gọi
Mãi tựa đời vào khát ta đi
Hai
câu cuối của bài thơ chính là cái ý tưởng nguyên nhân sâu sa mang tính
cội nguồn của KHÁT. Tuy gặp những “biến cố” của cuộc đời, nhưng tác giả
vẫn còn say men đời lắm - “ Say vai lả bóng” - một bóng tri âm mờ ảo,
nào có đến được với người. Kiếp đời như một bóng ĐÊM trong khoảng tối
“trầm” mang tên “số phận”, để rồi từng bước đời theo bóng “Mãi tựa đời
vào khát ta đi”. Đọc câu thơ, ta như có cảm giác bị ứ ngẹn bởi sự đong
đầy ám ảnh của nỗi cô đơn cho một quãng đời quá vãng; ý thơ như phủ một
nỗi buồn cam chịu. Phải chăng, cuộc đời con người ta trăm cái hay cũng
chẳng thể vượt qua …PHẬN SỐ?
Không! Tôi lại
nghĩ khác. Âm hưởng của mạch thơ mặc dù chuyển động theo một tiết tấu
khá buồn nhưng tôi vẫn có cảm nhận một hướng sáng đang hừng lên từ phía
cuối của con đường trong màn ĐÊM “trầm” tối.
Và, nguồn ánh sáng đó chính là sự bắt nguồn từ KHÁT!
Như
được khai mở từ góc độ cảm nhận cái ý nghĩa cao cả của câu thơ, tôi
chợt thấy mình như sực tỉnh. Tôi hiểu, câu thơ không còn là sự bi lụy
cam chịu lần bước trong bóng ĐÊM trầm luân của số phận nữa, ý thơ đã
được hừng lên và tỏa sáng, soi rọi vào tâm thức bạn đọc một ý chí, như
quyết khẳng định một nghị lực vượt lên mạnh mẽ:
“Mãi tựa đời vào KHÁT ta đi”
Vâng,
đúng vậy! KHÁT chính là cái ý tưởng cao cả của bài thơ. Nếu không có
KHÁT, cuộc đời của chúng ta sẽ mãi vẫn chỉ là những bước đi vô định
trong sự tối tăm vào một khoảng tối “trầm” đáng sợ của sự vô tâm trong
cõi bình lặng vô thường.
KHÁT - chính là sự
HƯỚNG SÁNG của bài thơ. Đó cũng chính là sự sáng tạo đặc sắc mang tính
ĐỊNH HƯỚNG trong thi ca (TÍNH HƯỚNG ĐẠO) mà chỉ có ở những bài thơ chứa
đủ tầm vóc của một cái TÂM và có TẦM trên thi giới.
Cảm
ơn em - Tường Vi, trong những ngày vui tết đầu xuân năm mới này, em đã
cho bạn đọc được thưởng thức một tác phẩm tuyệt vời mang thương hiệu sắc
màu thi vị TƯỜNG VI
LAMCA
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!