Một sớm ở phố núi như tìm lại được cảm giác nơi quê nhà khi nhìn thấy những cành mướp trổ bông. Sắp sang tháng mười rồi , sao hoa mướp vẫn còn nhỉ?
Ai sinh ra từ làng quanh những luỹ tre, lớn lên trong những ngôi nhà mái dạ, xung quanh là vườn cây ao nước mà khi đi xa có đôi lúc khi nhớ về, không nhơ đến não lòng cái mau xanh ngọc bích thắt the gai góc của lá mướp, cái màu vàng đằm thắm, dân dã của những bông hoa mướp mong manh cánh mỏng.
Nhớ về màu hoa mướp, ta lại nhớ về những người quanh năm suốt tháng tảo tần với đồng bãi, ngô khoai. Nhớ ngày nào ông chặt cành tre cho dây mướp leo giàn, nhớ những ngày tháng bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong, nhớ hình hài những quả mướp nhỏ non của cuộc tình ong bướm, nhớ lưng bà còng lửng thửng ra vườn ngắt vài ngọn mướp non đem luộc cho bữa trưa. Nhớ những bứa ăn hằng ngày, khi nắp vung mở ra mùi mướp hương thơm theo làn gió bay toả khắp làng.
Bỏ làng xa quê vì miếng cơm manh ao sao tránh khỏi những giây phút ngậm ngùi, hay ước ao cảm nhận lại trong tim, nếm trên đầu lưỡi hương vị quê nhà.
Quê nhà xưa không có mướp đắng như ở đây. Nhưng rồi cũng yêu cái vị khổ ải ngòn ngọt, nhân nhẩn và đăng đắng của khổ qua như yêu hương vị mướp quê mình. Chẳng biết ai đặt tên cho mướp là Khổ Qua. Họ giải thích thế nào nhỉ? Riêng mình thì mình nghĩ thật đơn giản: ai từ lúc biết ăn bát canh mướp cho đến khi hương vị của nó đã ngấm vào trong máu huyết thì có nỗi " Khổ " nào mà đã không trải " Qua" , có ngọt bùi, cay đăng nào mà không từng nếm thử. Hương mướp quê nhà tôi, hay vị đắng Khổ Qua quê người đều là vị của quê hương, nó chôn sâu trong tiềm thức, nó khắc khoải gọi mời, chẳng bao giờ nhạt phai.
Sáng ra nhìn hoa mướp sao lòng thấy rưng rưng. Nhớ quê cha, quê mẹ sao nghe vị đắng thấu tâm can. Quê xưa, nhà xưa không còn nữa. Đất ông bà giờ người khác đứng tên. Giờ chỉ còn đây nhưng bông hoa mướp nở vàng, một màu vàng nôn nao tha thiết quá.