Powered By Blogger





Thursday, 29 May 2014

1300 người chung một khúc quân ca








Với ý tưởng ban đầu về một MV có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc của ca sĩ Minh Quân, các nghệ sĩ trẻ, các nhà báo đã cùng thực hiện MV với ca khúc “Tiến quân ca”.

Trong đó có nhiều nghệ sĩ như: NSƯT Hồng Liên, Minh Quân, Đinh Mạnh Ninh, Ngọc Anh, Ngọc Khuê, hoa hậu Ngọc Hân; các ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà… Ca khúc “Tiến quân ca” được thể hiện trong MV do nhạc sĩ Ngô Minh Hoàng phối khí.

Hình hài tổ quốc, bầu trời, mặt biển, núi đồi, những địa danh lần lượt hiển hiện trong lời ca hào sảng của những cụ già, những người lính năm xưa, những cô gái thiết tha trong bộ áo dài màu đỏ có thêu hình sao vàng trước ngực. 

Con số 1.300 người thực hiện MV mới cho Quốc ca thực sự khiến mỗi người dân Việt Nam khi nghe đến đều cảm thấy tự hào và xúc động.




Tiến quân ca" MV - Nhiều nghệ sĩ




Giấc mơ của TGĐ Viettel






Một bài phát biểu gây ấn tượng của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel khi Viettel tuyên bố đem cáp quang miễn phí đến 100% trường học để hiện thực giấc mơ học sinh ở Yên Bái cũng được học trường chất lượng như Amsterdam Hà Nội.

Nhiều người cho rằng có một trường chất lượng cao như trường Amsterdam của Hà Nội ở Yên Bái chỉ là một giấc mơ

" Hôm nay, chúng ta đặt ra một mục tiêu lớn hơn nhiều, nó thay đổi một cách căn bản việc kết nối Internet cho các trường học. Đó là kết nối băng siêu rộng bằng cáp quang cho tất cả các trường học, tạo điều kiện cho các ứng dụng dạy và học bùng nổ. Chúng ta đang làm một việc mà ngay cả nước Mỹ cũng đang phấn đấu để đến hết nhiệm kỳ của tổng thống Obama đưa được Internet băng rộng đến 15.000 trường học của Mỹ. Cùng với một mốc thời gian như vậy, chúng ta sẽ đưa Internet băng siêu rộng đến hầu hết các trường học của Việt Nam. Nhưng sự khác biệt lớn hơn nữa là toàn bộ sự kết nối đó được cung cấp miễn phí bởi một doanh nghiệp. 

Ngoài ra, sự hợp tác lần này không chỉ dừng ở việc cung cấp hạ tầng kết nối, Viettel còn hỗ trợ ngành giáo dục về nội dung, về ứng dụng CNTT, triển khai xây dựng CSDL quốc gia về Giáo dục, triển khai hệ thống giáo dục điện tử, bao gồm xây dựng kho tài liệu học trực tuyến, hệ thống dạy và học trực tuyến, kênh truyền hình giáo dục, kênh học theo yêu cầu trên truyền hình cáp quang. Tổng đầu tư lên đến nhiều nghìn tỷ đồng, chi phí duy trì hàng năm là trên 500 tỷ đồng.

Nước Mỹ có một công thức thành công dựa trên 5 trụ cột. 

Trụ cột thứ nhất là đào tạo, làm cho nhiều người Mỹ tiếp cận được với giáo dục, tiếp cận được với tri thức và các ý tưởng mới. 

Trụ cột thứ hai là liên tục đầu tư và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, trong đó có mạng viễn thông với băng thông cố định siêu rộng và di động băng rộng, để cho người lao động và doanh nghiệp có thể giao tiếp và hợp tác với nhau một cách hiệu quả, để cho mọi gia đình Mỹ, mọi người Mỹ có thể tiếp cận một mạng thông tin hỗ trợ việc học trực tuyến. 

Cả hai trụ cột này chúng ta đều có thể làm không kém gì nước Mỹ và Viettel muốn đồng hành cùng ngành giáo dục thực hiện sứ mạng này.

​Ở Việt Nam, chắc rằng nhiều người cho rằng có một trường chất lượng cao như trường Amsterdam của Hà Nội ở Yên Bái chỉ là một giấc mơ. Nhưng với Viettel, chúng tôi tin rằng giấc mơ đó hoàn toàn khả thi. Sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và Viettel ngày hôm nay chính là chúng ta đang cùng nhau hiện thực hóa giấc mơ ấy. Viettel đang thực hiện một kế hoạch lớn là mỗi hộ gia đình Việt Nam sẽ có một đường truyền hình cáp quang với dung lượng hàng trăm kênh chất lượng cao. Với những người thầy giỏi nhất, chúng ta sẽ soạn ra chương trình đào tạo tốt nhất để phát trên kênh truyền hình theo yêu cầu, đến tất cả các hộ gia đình và có thể là đến từng người dân thông qua chiếc điện thoại thông minh. Học sinh Việt Nam sẽ có điều kiện học bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào. Con cái chúng ta ở tận Lào Cai cũng chẳng khác gì con em chúng ta ở Hà Nội, cùng được hưởng một chất lượng giáo dục. Công nghệ thông tin hoá hệ thống giáo dục sẽ xoá khoảng cách về đào tạo giữa người có điều kiện và người không có điều kiện tiếp cận cơ hội giáo dục chất lượng cao. Mọi người đều bình đẳng khi tiếp cận giáo dục. Điều ấy ở cả những nước đã phát triển vẫn còn là mơ ước." 

Ngày 28/5/2014, tại Bộ Giáo dục & Đào tạo diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Bộ Giáo dục & Đào tạo, tiếp tục chương trình “Kết nối mạng giáo dục” đã được triển khai từ 2008 - 2013. Thỏa thuận có 2 nội dung quan trọng. Một là, từ nay đến năm 2015, 100% cơ sở giáo dục trong cả nước từ mầm non đến đại học sẽ được Viettel hoàn thành kết nối miễn phí bằng hạ tầng cáp quang, cho phép tiếp cận Internet tốc độ cao, chất lượng ổn định và cùng lúc số lượng lớn người sử dụng. Hai là, Viettel sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT đẩy mạnh đưa ứng dụng CNTT một cách thống nhất, toàn diện và xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và các hoạt động giáo dục đào tạo của ngành. 



Theo: ICTNew












Một lần em đã định bỏ anh đi....







Anh có hiểu được tâm trạng của một người đang vô cùng chán nản việc học hành? Em muốn lại được về với thân phận nhỏ bé thấp kém của mình. Tai sao em lại mơ ước cao xa? Đâu có gì mà dễ dàng để đi đến một cái vô cùng khó khăn. Lòng anh bây giờ nản lắm anh ạ. Em những tưởng mình sẽ vượt qua, nhưng em càng đi em càng lún sâu. Thời gian em bỏ ra bây giờ đã được gì? Hoang toàn không!

Em đã không muốn học thì không ai có thể ép em học, vậy tại sao em lại tự ép chính bản thân mình khi không biết được sức lực, trí tuệ  của mình không bằng ai? Tại sao em lại quá phiêu lưu, đẩy đưa cuộc đời mình vào một vồng soáy thăm thẳm? Bây giờ em muốn đi ra mà không biết lối ra. Sợ nói ra với ba mẹ, ba mẹ buồn, nhưng...trời ơi !!! Bây giờ em phải làm sao? Tại sao, tại sao? Tại sao chỉ vì tự ái vì giận dì nên mới qua đây và thử xem mình có thể sống tự lập khi phải xa gia đình. Bây giờ tự lực thì có thể làm được còn việc học thì không thể nào cứu vãn

Cũng như em đa nói với anh, nếu năm nay em không học được em sẽ về Việt Nam. Em biết anh sẽ buồn, nhưng đó là quyết định của em, em không cho ai biết. Và khi mọi người biết thì em đã về Việt Nam. Em không muốn anh phải yêu, phải thương cái người mà không có ý chí. Thực sự nếu ở nhà em sẽ cố, còn ở đây , em dậm chân tại chỗ.

Anh muốn biết tình cảm em dành cho anh?  Em yêu anh nhưng không muốn anh vì em mà bỏ sự nghiệp. Anh hãy giứ sự nghiệp của mình, vì gia đình và bé Hà My. Anh hãy thương nó nhiều nhiều. Anh đừng thương em, bấy giờ anh mà thương em là anh thương hại em đó. Em không đủ dũng cảm khi đối diện với mọi người đâu. Khi em về sẽ để lại cho anh nhiều đau khổ và kỷ niệm. Bây giờ anh hãy tìm cho mình một người bạn đời đi. Em không xứng với anh đâu, vì em không đủ tự tin. Em sẽ trở về với công việc của mình. Mặc dù cực khổ  nhưng mình sẽ vui hơn bấy giờ. Em cứ suy tư, ưu phiền và lại mang ưu phiền tới cho anh nữa. Em xin lỗi anh về những gì em đã gây, sự yêu thương, thương nhớ. Hãy căm ghét em đi anh. Em sẽ rất cám ơn anh khi anh ghét em đấy. Những kỷ niệm của chúng mình sẽ được em giữ mãi. Tình yêu của em dành cho anh không bao giờ thay đổi. 

Anh đừng suy nghĩ vẩn vơ. Không phải vì lý do gì , mà là vì lý do em chán học, chán nước Nga lạnh giá này. Hãy tạo cho mình một cơ hội anh nhé. Em nhiều thứ bệnh trong người, viêm xoang,suyển, tim và sau này là cao huyết áp.....đừng yêu người bệnh tất như em anh nhé. Em xem phim thấy người ta nói bệnh tim và suyển không được phép sinh con. Mà em thì lúc nào cũng muốn .....

Thôi, không nói được, càng nói em lại càng  đau khổ. Chẳng được như ý nguyện. Bây giờ mết mỏi và chán chường. Anh đừng vì em mà sao nhãng việc học hành. Em bấy giờ là một con người tự ti. Không ai yêu một con người tự ti phải không anh?

Chúc anh học thật giỏi để nuôi bé Hà My nhé. Em thương nó cũng như đứa em của mình vậy. 

Hôn anh!....gửi anh tất cả những nụ hôn mà sau này em không thể gửi cho anh được....

H.T3 x x x


........

Lời kết buồn cho cuốn nhật ký số 2


.........

Anh không ngờ, anh chờ đợi em suốt hai tháng hè để được gặp em và nghe em nói với anh những lời như thế

Lẽ nào tình yêu của chúng ta chỉ có vậy. Bao nhiêu kỳ vọng anh đặt ở nơi em giờ tan thành mây khói. Cuộc tình anh và em lẽ nào chỉ là giấc mơ

Em ạ! Anh biết phải nói gì với em bây giờ? Anh phải làm gì với những tình cảm và cảm xúc của mình đây? Chúng chất chứa, chúng ngẹn ngào đến đau nhói con tim

Anh phải làm sao để em phải tin vào chính mình? Anh phải làm sao để em khỏi tự ti và dũng cảm bước tiếp con đường mà em đã chọn. 

Chả lẽ

Anh phải nghĩ về một ngày xa em...
Anh phải nghĩ về những ngày sống không có em

Dẫu gì thì cũng mong em hiểu: Em mãi ở trong tim anh để anh mãi là người bất hạnh
Dẫu gì thì cũng mong em nhớ: Có một lần anh đã yêu em..là...

mãi mãi...






Wednesday, 28 May 2014

Nắng…tháng 5








“Có những nỗi buồn không thể đặt tên”
Khi Người tản mạn vào hư ảo
bước qua triền đê, thấy phố như nghịch đảo
chớm hè về, nhào nhão tiếng ve

khi Người gõ cửa gọi mùa, tôi im lặng lắng nghe
Thời gian băng qua… 
che khuất miền sáng tối
Cuộc người lang thang, hỏi có còn một lối ?
Cho ta quay về 
nối lại “Khuyết Vầng Trăng”

Người trốn Người, tôi trốn sợi tơ giăng
lặng lẽ cuộc trần, bâng khuâng mới cũ
hằng số thời gian lững lờ ủ rũ
cơm áo, gạo tiền cứ phũ đi qua

Chưa đủ lặng yên, sóng nổi dậy khơi xa
Biển Mẹ bao la 
gào, đau… da diết
những con tàu lại cỡi đầu sóng biếc
chở những người con, không tiếc thân mình.

Ta có thể trở thành đá cuội vô tình ?
lạnh lùng… như khối hình lặng lẽ
Dẫu biết rằng ta không còn trẻ
Nhưng trái tim chẳng lẽ hoá già ?

Không ! 
Người nhé cùng tôi, ta tạm biệt đêm hè
biến lời thơ du dương thành sóng đè giặc dữ
Tất cả hờn câm, chở đầy con chữ
quyết cùng nhau giữ biển Mẹ yên bình

Để tháng 5 hồn ta lại chùng chình
Đón gió qua triền đê… 
rải tình sợi nắng
niềm vui trong ta sẽ không còn đi vắng
mà lại ập về cùng nắng tháng 5.

                   Thụy Du

...............................................................
(blog: Phố núi và bạn bè...) 






Tôi người Việt Nam







Một buổi chiều êm đềm quá lòng chợt nhớ về một nơi xa
Hà 
Nội bình yên quá nơi có những bản tình ca
Một Sài Gòn đôi lúc có nắng có mưa bất chợt
Ôi sao thấy nhớ Việt Nam quá

Giờ này tôi đang đứng, đang đứng ở một nơi xa
Nhưng trái tim thì vẫn in hình bóng quê nhà
Giờ này mùa xuân tới chắc phố phường thật đông vui
Một tình người ấm áp chỉ có Việt Nam thôi

Gửi chút thương thương nhớ nhớ gửi một chút buồn thật vu vơ
Gửi về nơi xa ấy có một người đang đứng chờ
Gửi theo làn gió mới đến cánh đồng vàng xinh tươi
Nụ cười xinh trong nắng mới người con gái Việt Nam ơi

Là người tôi yêu đó là người luôn vẫn chờ
Một tình yêu đẹp lắm có thể viết như một bài thơ
Người Việt Nam là thế đơn giản lắm nhưng đậm chất tình người
Và tôi tự hào lắm khi nói tôi là người Việt Nam
.






Khắc Việt

Tuesday, 27 May 2014

Nếu cần, sẽ có ‘Điện Biên Phủ trên biển'





            Ảnh chế không liên quan bài viết 

Trong những ngày biển Đông dậy sóng, nhiều người lo ngại chiến tranh có thể xảy ra. Trung Quốc tiếp tục leo thang phá hoại kinh tế, quấy nhiễu biển Đông, xâm hại tài sản và tính mạng của ngư dân Việt Nam. Viễn cảnh xung đột vũ trang cũng có thể xảy ra.

Không ít người tỏ ra lo lắng vì lâu nay Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Càng lo lắng hơn bởi chênh lệch về vũ khí, sức người sức của.

Người Việt vẫn đang cố kiềm chế một cách khôn ngoan và kiên quyết để không phải là người rút gươm manh động trước nhưng sẽ là kẻ tra gươm vào vỏ sau cùng.

Gã hàng xóm xấu bụng, lâu nay quen thói bắt nạt, thấy láng giềng nhẫn nhục nên càng lấn tới. Bị dồn tới đường cùng, người láng giềng tưởng ngoan ngoãn lâu nay bỗng can trường đáp trả. Kẻ gây sự quá bất ngờ nên càng nóng mặt hung hăng chứng tỏ.nNhững hành đông gây hấn hiện nay của Trung Quốc chỉ là sự kế thừa thói đại Hán của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Đã có Điện Biên Phủ (trên đất liền) năm 1954 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Cả dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị tinh thần và ý chí, nếu cần, đã dành sẵn “Điện Biên Phủ trên biển”, đập tan tham vọng ngôn cuồng của giấc mơ bành trướng đại Hán, muốn bá chủ biển Đông


Tôi tin là giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn chút tỉnh táo, không dại gì phát động chiến tranh. Và dù niềm tin nhỏ nhoi đó bị dập tắt, chiến tranh xảy ra - điều mà nhân dân Việt Nam và cả Trung Quốc không ai muốn - thì những giá trị lịch sử vẫn nguyên vẹn. Kẻ xâm lược chưa mạnh thật sự bao giờ. Vũ khí dù tối tân và hiện đại đến đâu cũng không thay thế được con người. Càng không thể chiến thắng được cả dân tộc có truyền thống đoàn kết, chống ngoại xâm. Điều này, mỗi người dân Việt, cả trong và ngoài nước đều thấm nhuần và xác tín.

Hơn 60 năm trước, thực dân Pháp đã dồn người Việt tới đường cùng, buộc cả dân tộc phải vùng dậy, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấn động cả địa cầu. Từ một dân tộc thuộc địa, đói ăn, thiếu mặc, chỉ với xe đạp thồ, cuốc xẻng và những vũ khí thô sơ. Tương quan quá sức chênh lệch mà dám đối mặt với nước Pháp hùng mạnh, cứ như “Châu chấu đá voi”. Nhờ hơn hẳn khát vọng độc lập và ý chí quật cường, dân tộc Việt đã làm nên kỳ tích thời đại, đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là nguồn cổ vũ to lớn, mở đầu cao trào giành độc lập cho các dân tộc nhược tiểu khắp thế giới. Điều mà trước đó, không thể tin và chưa ai làm nổi.

Cuối năm 1972, cuộc đàm phán 4 bên ở Paris đi vào bế tắc và chiến tranh vẫn tiếp tục. Chính quyền Mỹ mà đứng đầu là Nixon đã quyết định chơi đòn sinh tử, ném bom hủy diệt miền Bắc Việt Nam bằng tất cả vũ khí tối tân nhất thời đó. Họ huênh hoang tuyên bố: “Sẽ đẩy Bắc Việt Nam vào thời kỳ đồ đá” và chờ đợi sự đầu hàng vô điều kiện. Nhưng Việt Nam không phải là Nhật Bản năm 1945.

Bom đạn chỉ hù dọa được những người yếu bóng vía. Dân tộc Việt Nam, từ cụ già đến em bé, chỉ biết sợ lẽ phải chứ chưa bao giờ khiếp nhược trước kẻ thù. Dù bom rơi, đạn trút, trẻ em vẫn tung tăng đến trường. Cả những loại cỏ cây và côn trùng cũng vô tư đến kinh ngạc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, lúc đó mới 9 tuổi đã nói với bạn bè thế giới: 

Chúng tôi đến lớp ngày ngày. 
Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men. 
Ao trường vẫn nở hoa sen. 
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu…

Dù bị đánh phá cực kỳ ác liệt bởi những siêu pháo đài cỡ B52, những máy bay tàng hình cỡ F111… nhưng địch vẫn thất bại. Nhân dân Việt Nam lại viết tiếp kỳ tích, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” từ 18 - 30.12.1972, buộc đối phương phải nghiêm túc ngồi vào bàn đàm phán hòa bình.

Nhìn bề ngoài, người Việt thiếu hợp tác, hay tư lợi, có vẻ nhẫn nhục nhưng khi đất nước bị xâm lăng thì khác hẳn. Dẹp qua mọi khác biệt, đoàn kết một lòng, kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Dù không ai mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng nếu bị dồn đến đường cùng, người Việt sẽ viết tiếp lịch sử giữ nước. Đã có Điện Biên Phủ (trên đất liền) năm 1954 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Cả dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị tinh thần và ý chí, nếu cần, đã dành sẵn “Điện Biên Phủ trên biển”, đập tan tham vọng ngông cuồng của giấc mơ bành trướng đại Hán, muốn bá chủ biển Đông.

Đây là thời cơ để mỗi người dân Việt nhìn lại chính mình, sửa sai những thói hư tật xấu, bỏ qua mọi hiềm khích, làm việc nhiều hơn và tốt hơn vì một Tổ quốc Việt Nam cường thịnh.

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng
Theo: Thanh Niên 





Kỹ thuật tạm ngừng cuộc sống trong y khoa





suspended-animation-1. 



  1. Trước đây, việc tạm ngừng hoạt động sống con người chỉ là một ý tưởng thường gặp trong các phim khoa học viễn tưởng. Nhưng giờ đây, các bác sĩ tại bệnh viện Presbyterian trực thuộc Đại học y dược Pittsburgh, Pennsylvania đã có thể tạm ngưng sự sống của một số bệnh nhân bị các chấn thương có khả năng tử vong cao nhằm cung cấp thêm thời gian để các bác sĩ phẫu thuật có thời gian xử lý vấn đề, tăng hy vọng cứu sống bệnh nhân. Đây chẳng những là một bước ngoặt trong y học hiện đại mà còn có thể cung cấp thêm nhiều ứng dụng khác, điển hình như tạm ngừng cuộc sống khi di chuyển tới các hành tinh khác cách Trái Đất nhiều năm ánh sáng.


    Quá trình tạm ngưng sự sống được thực hiện thông qua kỹ thuật thay thế máu của bệnh nhân bằng một dung dịch muối đặc biệt có nhiệt độ thấp nhằm làm mát cơ thể ngay từ bên trong. Khi muốn "đánh thức" người bệnh, một thiết bị tim - phổi được sử dụng để phục hồi quá trình lưu thông máu và oxy giúp bệnh nhân có thể tái thực hiện những chức năng sống đầu tiên trong quá trình hồi sức.



    Samuel Tisherman, bác sĩ ngoại khoa lãnh đạo dự án cho biết rằng:
    "Chúng tôi đang tạm ngừng sự sống, nhưng chúng tôi không gọi đó là đóng băng vì nghe có vẻ khoa học viễn tưởng. Vì vậy, chúng tôi gọi đây là một biện pháp duy trì và hồi sức khẩn cấp."



    Một người khác có nhiều đóng góp vào sự phát triển kỹ thuật trên, bác sĩ ngoại khoa Peter Rhee đến từ Đại học Arizona cho biết: "Nếu một bệnh nhân được mang đến bệnh viện sau khi đã chết hơn 2 giờ, bạn không thể nào cứu sống họ được nữa. Nhưng nếu họ đang chết dần và bạn tạm ngừng sự sống của họ, bạn sẽ có thêm cơ hội để cứu sống họ sau khi giải quyết các vấn đề khẩn cấp về sức khỏe của họ."


    Hồi năm 2000, bác sĩ Rhee đã bắt các thử nghiệm thành công kỹ thuật tạm ngừng sự sống trên lợn. Trong một báo cáo vào năm 2006, Rhee cho biết những con lợn bị các vết thương tưởng chừng như sẽ chết, nhưng khi được tạm ngừng sự sống và thực hiện cứu chữa, cơ hội sống sót của nó tăng lên tới hơn 90%. So với cách suy nghĩ thông thường, đó là những con lợn đã bị cắt động mạch và thân nhiệt đã giảm đến mức tưởng chừng như sẽ chết ngay lập tức.


    Bác sĩ Rhee cho biết: "Sau khi thực hiện những thí nghiệm trên, định nghĩa về "cái chết" đã thay đổi. Mỗi ngày làm việc, tôi thường xuyên tuyên bố rằng ai đó đã chết. Đó là khi họ không còn dấu hiệu của sự sống, không nhịp tim, không hoạt động não. Cuối cùng, họ sẽ được đặt vào những chiếc túi dành cho tử thi. Nhưng dù vậy, tôi vẫn luôn tâm niệm rằng họ vẫn chưa chết. Giờ đây, tôi có thể tạm ngừng cái chết và có thêm cơ hội để cứu sống họ."

    Với phương pháp trên, các bác sĩ có thể "đóng băng" sự sống của họ về mặt kỹ thuật trong vài giờ với thân nhiệt giảm xuống còn 10 độ C. Sau khi chữa trị, cơ thể của họ sẽ được đưa về nhiệt độ bình thường và bước vào giai đoạn hồi sức.



    Hiện tại, phương pháp đã được thực hiện cho 10 bệnh nhân bị các chấn thương nghiêm trọng như bị bắn, bị đâm, bị các chứng suy tim cấp và kết quả đạt được khá khả quan. Cả 10 ca đều nhận được các phương pháp chữa trị thích hợp để lưu giữ tính mạng. So với trong quá khứ, các ca này gần như đều phải qua đời ngay sau đó.



    Bên dưới là đoạn video mô tả sơ lược kỹ thuật trên​


Hịch tướng sỹ tân biên






Ảnh minh họa


“Trích”

….Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời thế giới phẳng, lớn lên gặp buổi thị trường. Nhìn giàn khoan, tàu chiến Trung Hoa nghênh ngang ngoài biển, uốn tấc lưỡi cú diều mà dối trá nhân gian; đem tham vọng khôn cùng mà khinh thỏa thuận; ỷ mệnh nước lớn mà đòi lãnh thổ phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Hội đồng Bảo An mà thao túng toàn cầu, để vét kiệt mỏ dầu trong lòng biển có hạn. Thật khác nào lòng tham của hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Nay các ngươi ngồi nhìn giàn khoan mà không biết lo; chỉ nhăm nhăm hò hét biểu tình rồi gây rối mà không biết thẹn.

Có kẻ lấy việc đánh golf làm vui, có kẻ lấy việc đầu tư chứng khoán làm thích. Có kẻ chăm lo trang trại để cung phụng gia đình, có kẻ quyến luyến bồ bịch để thỏa lòng hiếu sắc. Có kẻ tính đường đầu tư dự án mà quên việc nước, có kẻ ham chạy chức mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu Tây, có kẻ mê người mẫu.

Nếu tàu chiến Trung Quốc tràn vào Biển Đông, thì gậy đánh golf không đủ đâm thủng thép tàu của giặc, mẹo chạy dự án không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Trang trại nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng, bồ bịch bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không xua được giàn khoan giặc, chó cảnh tuy hay không ra biển đuổi được tàu. Chén rượu Tây không làm giặc say ngã xuống biển; người mẫu đẹp không làm giặc rời giàn khoan.

Lúc bấy giờ biển của ta thành ao nhà của chúng, đau xót biết chừng nào…

…Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.”


Như Thổ



Một đối phương quá xấu









Tôi nghĩ trong tất cả các đối thủ của Việt Nam trong quá khứ, China là một kẻ thù xấu xí nhất. Đối với Pháp và Mĩ, đối phó với họ không quá khó khăn vì họ vốn là những nước văn minh, sòng phẳng, quân tử, và tôn trọng những điều lệ và qui ước quốc tế. Nhưng với China thì hoàn toàn khác: từng là một kẻ thù nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. 


Những sự việc xảy ra trong thời gian gần đây càng minh chứng cho điều đó, và cho thấy đối phó với một đối phương như thế trong thế giới văn minh là một điều rất nan giải.

Về tính nham hiểm của China thì không nói ra có lẽ tất cả người Việt đều biết. Họ chọn thời điểm bất lợi nhất của Việt Nam để xâm lấn Việt Nam vào năm 1979. Lợi dụng Việt Nam đang kết thúc chiến tranh, họ xua quân xâm chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Đến lần này, họ chọn thời điểm mà thế giới đang bận tâm đến tình hình bên Ukraina, họ đem giàn khoan đến vùng đặc quyền kinh tế của VN để xâm lấn. 

 Ngoài biển thì vậy, còn trong đất liền thì chúng ra sức chiếm các hợp đồng xây dựng, cho thương lái vào mua vét nông sản, hải sản của Việt Nam. Họ còn cho công nhân của họ sang Việt Nam dưới danh nghĩa làm việc, nhưng sau đó thì định cư luôn, thành hôn với phụ nữ Việt Nam và sinh con đẻ cái để tạo nên một thế hệ người China mới ở Việt Nam. Chúng ta đã từng chứng kiến, một khi có chính biến, đây là một lực lượng nội địa đáng kể của họ. 

 Sự nham hiểm của China dĩ nhiên đều được tính toán cẩn thận. Mặc dù giới trí thức Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo, nhưng chính quyền không lắng nghe. Đến khi sự việc xảy ra thì đã quá muộn. 

 Tính tráo trở của China thì phải nói là quán quân trên thế giới. Họ là những kẻ có thể biến đen thành trắng, và trắng thành đen. Họ cho tàu quân sự núp bóng bán quân sự húc thẳng vào tàu dân sự Việt Nam, thế nhưng họ lên báo chí tuyên bố rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu họ! Mặc dù có những video clip chứng minh phát biểu của Việt Nam là đúng với thực tế, nhưng các quan chức China vẫn nói ngược lại! Còn nhớ trong cuộc chiến 1979 China xâm lược và tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam, vậy mà họ nói đó là chiến tranh tự vệ! 

 Thật chưa thấy một chính quyền nào trên thế giới mà tráo trở, trơ mặt như chính phủ China.  Sự trơ tráo và đổi trắng thay đen của họ làm cho cả thế giới phải lắc đầu khinh bỉ.  Nhưng hình như họ chẳng còn biết khinh bỉ có nghĩa là gì. 

 Tính tiểu nhân của China thì quá nổi tiếng. Giới quan sát quốc tế xem China là một nước lớn, nhưng chính quyền China là một chính quyền tiểu nhân. Hành động tiểu nhân hiển nhiên nhất là việc cho tàu vào biển Việt Nam để cắt cáp tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí. Cách China cộng đối xử với ngư dân Việt Nam ngoài biển (như húc vào tàu, đập phá, đánh đập ngư dân không có vũ khí trong tay, v.v.) chỉ có thể mô tả là hành động của những tên cướp biển. Thật ra, ngay cả cướp biển cũng không thấp kém và tiểu nhân như các lực lượng kiểm ngư của China.

 Hành động cho tàu đâm vào tàu người khác cũng là việc làm của kẻ tiểu nhân và lưu manh. Trên thế giới, ít thấy lực lượng kiểm ngư của một nước chính thống nào mà dùng tàu đâm vào tàu của người khác! Hành động đó nằm ngoài các qui ước ứng xử có văn hoá (chứ chưa nói đến pháp luật). Nó giống như hành động của một kẻ bắt nạt.  

 Oái ăm một điều là văn hoá Trung Hoa đề cao tính quân tử, nhưng trong thực tế Nhà nước và đảng cộng sản China hành xử rất tiểu nhân, đặc biệt là tiểu nhân với Việt Nam. Tính tiểu nhân làm cho China mãi mãi là một tiểu quốc. 

 Tính lưu manh của China đã trở thành nổi tiếng khắp thế giới. Các quan chức China hầu như không có văn hoá trong giao tiếp quốc tế, nên họ dùng những ngôn ngữ không thuộc thế giới văn minh nào cả. Chẳng hạn như trong Hội nghị về An ninh Biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Chính phủ Philippines từng cấm cửa một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề Biển Đông. Lí do chính phủ Philippines đi đến quyết định mạnh như thế là vì viên quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Sau đó, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, một viên tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để... nói xấu Mĩ, làm cho giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ! 

 Trước cuộc chiến 1979 xảy ra, Đặng Tiểu Bình tuyên bố một cách cực kì vô giáo dục rằng “Việt Nam là một côn đồ,  phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thử hỏi, một lãnh tụ cao nhất của chúng mà còn ăn nói như thế, thì chúng ta không thể kì vọng tính văn hoá nào của các quan chức cấp thấp hơn.  

 Tính thô lỗ của các quan chức China hình như mang tính … di truyền. Thử đọc qua những văn bản vua chúa China viết cho vua chúa ta thì sẽ thấy các vua chúa China đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam, họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng. Những kẻ cầm quyền hiện nay cũng chỉ thừa hưởng cái gien đã có từ thời ông cha của họ trong các triều đình phong kiến. Các quan chức China công khai bàn về cuộc chiến với những lời lẽ [như thường lệ] rất… vô giáo dục. Cái gien kẻ cả, với đặc tính lưu manh vô giáo dục này đã qua cả ngàn năm mà vẫn chưa đột biến.

 Điều trớ trêu là dù China nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh như thế, vậy mà vẫn có không ít người Việt Nam vẫn dựa vào China, thần tượng China và thậm chí thần phục China. Những người này bằng mọi cách và mọi cơ hội sẵn sàng bao biện cho những hành động xâm lược của China. Họ vẫn tin vào “thiện chí” của China, dù người Việt đã đổ máu ở Biển Đông.  

 Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét rằng Việt Nam thật là không may mắn vì định mệnh địa lí phải ở bên một kẻ hàng xóm xấu tính. Xấu tính là nói nhẹ, phải nói đúng là nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Đối phó với một đối phương như thế là một vấn đề nan giải. Trong thế giới văn minh, chúng ta không thể hành xử như họ (như húc vào tàu của họ, hay tỏ thái độ thô lỗ trong hội nghị quốc tế).  Nếu Việt Nam dùng ngôn từ có văn hoá thì kẻ tiểu nhân có thể không hiểu hay không muốn hiểu. Cái khó khăn trong việc đối phó với đối phương là ở chỗ đó. Nhưng càng khó khăn hơn khi ngay trong Việt Nam vẫn còn không ít người sẵn sàng bảo vệ kẻ láng giềng lưu manh đó. 

Những hành động xâm lược mới đây của China là cơ hội để chúng ta tự nhìn lại mình. Định mệnh địa lí chúng ta không thể thay đổi được. Nhưng chúng ta vẫn có thể chọn tương lai. Chúng ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. China là cạm bẫy, là mực đen, không xứng đáng để chúng ta học và theo đuổi. Chúng ta phải dứt khoát thoát khỏi mực đen và chọn con đường ánh sáng.



Gs Nguyễn Văn Tuấn
Theo blog Nguyễn Văn Tuấn 






Mưa nắng Si Gòn








Si Gòn nắng
Si Gòn mưa...
Lấm tấm hạt nhớ...hạt thương...

Vẫn nói
Vẫn cười
Vẫn đẫm lệ, u sầu
Cách xa và gần gũi

Tình ta đó, ngàn năm nhớ mãi...



Barbara Huỳnh




Monday, 26 May 2014

Bé và hoa




Nhiếp ảnh gia Anne Geddes đã chụp và tạo ra những bức ảnh cực kỳ đẹp về các thiên thần nhỏ khoe sắc với những loài hoa.
E ấp trong cánh hoa hồng mềm mại.
Bé ngủ ngon giấc trên búp hoa sen trắng.
Bé ngủ ngon trên chiếc đu được kết từ những bông hoa hồng leo mềm mại.
Cánh hoa hải đường che chắn cho em ngủ ngon.
Bông hoa hồng rực rỡ khoe sắc trong lọ thủy tinh trong suốt.
Tư thế ngủ nghiêng ngả theo cánh hoa.
Yên giấc trên bông hoa tuylip.
Những thiên thần nhỏ say giấc trên giường hoa hồng.
Em ngủ ngon quả!
Chơi trò trốn tìm với cành hoa lan.
Chiếc nôi bằng hoa hồng êm quá.
Tỏa sáng rực rỡ giữa hàng ngàn bông hoa hướng dương.
Những thiên thần hoa súng khoe sắc cực đáng yêu.
Những cánh hoa hồng nở bung khoe sắc.

Theo: Kienthuc.net.vn




Mưa chiều









Mưa bất chợt, mưa giông
đổ vào chiều hạ nắng.


Có nỗi đau thầm lặng
góp
vào hạt mưa rơi
nhớ
nụ hôn vồi vội
thương
mắt buồn em tôi
giận
mình như con rối, nói những lời lôi thôi.
mai xa em thì nhớ
mưa ướt 
tình anh rồi
ướt nhòe câu thơ cạn
mưa giông chiều đầy vơi, ướt đấm Sài Gòn phố *
mắt ướt, vì mưa rơi !!!




TQtrung

..........
*
P/s:
Hoàng Thanh Hải13:48 Ngày 22 tháng 05 năm 2014
Hihi...thay Hà Nội bằng Sài Gòn được không bác. Chả là bà xã em ở Sài Gòn, muốn tặng bài này cho bà xã em, mà có Hà Nội trong đó bà ấy tưởng tặng cô nào, ghen chết.... . Vào thăm blog, chúc anh khoẻ!

TQtrung14:32 Ngày 22 tháng 05 năm 2014
He he, chào Hải, chú đổi như này là ổn này:
...mưa giông chiều đầy vơi, ướt đầm Sài gòn phố! ... 
cám ơn và chúc Hải vui và thành đạt nhé.






Sunday, 25 May 2014

Ngơ ngác tháng năm qua










Một ngày như mọi ngày. Thức dậy. Đi làm.

Cơn mưa từ đêm qua tới giờ vẫn chưa tạnh. Ngoài kia trời vân vũ, âm u không sáng lên được. Gió thổi, lá rụng, và mưa. Không khí se se lành lạnh...

Trời chuyển mùa? Bão? Hay đơn giản con người khiến thời tiết thay đổi? Nghĩ vậy vì hôm qua xem một trương trình nói về sự giẫn dữ của thiên nhiên khi sư can thiệp thô bạo của con người đang làm trái đất nóng dần lên. Đêm qua gió giật, sấm chớp đùng đùng tường như có bão về.

Mưa tự dưng thấy buồn, chẳng muốn đi làm, tự dưng thèm ngắm đất trời,  rồi thấy mình lẻ loi, thích rời đi về miền nắng ấm, về nơi có em

Mùa này đang mùa bằng lăng nở rộ. Yêu lắm những cây bằng lằng trong khuôn viên bệnh viện.  Từng buổi sáng ngắm sắc tím thuỷ chung anh thấy đời thi vị. Từng chùm hoa mỏng manh rung rinh trong gió gọi nắng về. Năng sớm hông tươi khiến bằng lăng thêm rạng rỡ. Hè đến thật nhanh, nhanh tới ngỡ ngàng, khiên lòng lúc rạo rực , lúc bâng khuâng........

Chỉ tiếc rằng đó là cảm xúc của ngày hôm qua. 

Hôm nay mưa, nhìn bằng lăng thấy thương quã đỗi. Bằng lăng tím rới đầy thương tiếc quá. Những cánh bằng lăng không còn kiêu hãnh được nữa, những cánh hoa màu tím rụng tả tơi, sơ xác trên con đường loáng nước. 

Tháng năm vừa tới mới đó  đã là cuối tháng năm. Thứ hai mới đó, giờ đã là thứ sáu. Chiều nay anh lại về Sài Gòn với em và con. Tối sẽ siết ghì em trong vòng tay và kể cho em nghe những ngày xa anh nhớ em tới nhường nào. 




Định Quán
16/5/2014








Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên