Tôi
sống gần Tây Hồ. Mỗi khi cần đi
đến các khu trung tâm ở Hoàn Kiếm, Ba Đình tôi thường đi trên đường
Thanh Niên.
Mấy năm gần đây, tôi thấy góc đường Thanh Niên nơi khuôn viên trước đền
Quán Thánh, tôi thường thấy những đoàn người đi khiếu kiện, đi biểu
tình đòi lại ruộng đất. Họ ở tận miền
Trung, Tây Nguyên, miền Nam
ra.
Cách đó không xa là Lăng Bác Hồ, là Trung tâm
hành chính của các cơ quân Trung ương, nghiêm cẩn, yên tĩnh, nhiều lính gác.Tôi
không biết giữa những ngày đông giá rét, sắp Tết tới nơi mà họ phải rời xa gia
đình để ra đó đứng, ngồi ở một nơi không mái che trên đầu, gió Đông từ hồ thổi lại lạnh thấu xương
thì họ chịu đựng thế nào!
Ăn thì coi như có những người từ tâm giúp. Nhưng họ ngủ, nghỉ thế nào và
chuyện
tắm rửa, đi vệ sinh đâu có dễ...Tôi biết, có nhiều người ở những khu phố
gần
đó, những bà quẩy gánh đi chợ thường ghé tặng những người đi biểu tình
đòi đất
trong cảnh “sẩy nhà ra thân thất nghiệp” những món ăn thường nhật. Thấy
vậy,
tôi ngẫm nghĩ về chuyện đời và tình người. Đầy đủ các cơ quan Trung
ương, nhưng người dân kêu oan, kêu thiệt thòi đi khiếu kiện không dễ
được họ nhiệt tình tiếp dón, nhận đơn, nghe trình bày. Nhiều vị dù biết
trong chức trách của cơ quan, của bộ, ngành mình nhưng vẫn mặt lạnh như
tiền. Dân oan phải nhiều ngày chịu đói rét sống trong cảnh vất vưởng chờ đợi nơi vỉa hè, xó chợ.
Cảnh vất vưởng của dân oan |
Dừng
lại nơi đó, hỏi thăm hoàn ảnh của họ, tôi thấy ai cũng là nông dân nghèo khổ,
bị chính quyền và đại gia lấy mất đất, không bồi thường hoặc chỉ bồi thường
với giá rẻ mạt. Họ bị oan ức, mất quyền lợi và bị o ép. Không riêng tôi, dân
Hà Thành nhiều người cảm cảnh cho họ. Tôi gom nhặt được những câu hỏi đau lòng
ở đầu đường Quán Thánh:
-
Ai?
Ai đẩy họ ra đường vậy ?
-
Ruộng
đất mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của họ, sao mà khi có quyền trong tay cướp
dễ thế?
-
Chính
là bọn quan tham nhũng chứ còn ai vào đây nữa ?
-
Nhóm
lợi ích hoàn toàn vô cảm trước nỗi đau của muôn dân...
Chính vì lẽ đó mà tôi đọc
trên mạng gọi
là “lề trái” lại thấy họ “rất phải” đã không quản ngại khi đưa lên những
bài
viết hăng hái chống tiêu cực, chống tham nhũng, bảo vệ dân nghèo, cổ vũ
cho dân
chủ, bênh vực cho những người dân mất đất oan ức như các trang mà tôi
thường
đọc và tâm đắc: Trang của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Quê Choa của nhà văn
Nguyễn
Quang Lập, Tễu của TS. Nguyễn Xuân Diện, trang của Đại tá Bùi Văn Bồng
và nhiều
trang khác… Mặc du biết rằng nhiều chuyện phiền toái sẽ đến với họ,
nhưng họ không MACKENO, vô cảm, mà đã thấu hiểu chuyện đời và thể hiện
rõ
tình người viết ra trong lúc này rất cần thiết, nó động viên, an ủi cho
những người lương thiện biết sống an
nhiên trong mọi hoàn cảnh. Còn đối với
kẻ ác cũng sẽ giúp chúng biết dừng lại chăng? Điều này tôi hy vọng thôi
chứ không dám chắc lắm. Bọn tham
nhũng gần như để ngoài tai mọi đóng góp, phê phán.
Họ không biết gửi gắm
những tình những chuyện đời và tình người nơi dâu, khi mà các biện pháp quản
lý thông tin của Nhà nước quá chặt chẽ. Họ phải dùng “sóng trời cho” trong thời
@ bùng nỏ thông tin, thế giới phẳng hiện nay để cái tâm sự, nỗi lòng của họ đến
được với công luận, với cộng đồng. Dù nhiều người sợ, né tránh, ngăn cản. Nhưng
với tình người, họ vẫn bỏ công mỗi ngày cần mẫn, kiên trì lo “căn nhà mạng” của
mình mà không được đồng nhuận bút nào. Nhiều khi “nhà” bị phá phải vat vả là
lại. Và cho dù họ biết rằng nhiều chuyên nêu lên với “bộ phận không nhỏ có chức
có quyền” hiện nay chỉ như "Đàn khẩy tai trâu", "Nước đổ đầu
vịt", "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"...Tuy nhiên, điều
sâu xa và gía trị nhân văn là họ cần có tiếng nói để bảo vẹ công lý, bênh vực
lẽ phải, phê phán cái sai, cái xấu.
Chính vì lẽ đó mà những người lương
thiện, tử tế luôn day dứt, khổ tâm, canh cánh những nỗi đau trước hiện trạng
xuống cấp của đất nước hôm nay, theo đó là xuống cấp vệ đạo đức, lối sống, bệnh
vô cảm phát sinh. Tôi vẫn tin chắc một
điều rằng chỉ có kẻ ngu muội mới tham, kẻ tham luôn luôn đi kèm cái ác. Người hiểu rõ lẽ đời thì chẳng
ai tham để làm gì. Trên đời, người nghèo thường giàu tâm đức, giàu tình người,
hiểu chuyện đời và biết sống đúng, sống
đẹp. Còn kẻ giàu sang lại thiếu tâm, thiếu đức, sống co lại chỉ biết cá nhân
minh, mặc kệ thiên hạ, “mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng”.
Út Tịch |
Bâng khuâng nghĩ chuyện đời, nghĩ về tình người, tôi lại nhớ một kỷ niệm
chiến trường năm xưa khi đến thăm nhà chị Út Tịch. Trong những năm tháng đi văn
công ở chiến trường, tôi đã chứng kiến rất nhiều những gương sống đẹp. Chị út
Tịch là một ví dụ.
Năm đó, đoàn Văn công Giải Phóng được
lệnh đi diễn phục vụ cho đại hội anh hùng ở tận An Phước
-Bình Dương. Anh em văn công phải mang
vác hành lý và phục trang biểu diễn đi bộ đúng một tuần mới tới nơi. Ở đó chúng
tôi đã may mắn gặp được tất cả những anh hùng và chiến sĩ thi đua của lưc lượng
vũ trang quân Giải phóng Miền Nam.
Người tôi gặp sau cùng là chị Út Tịch. Người đàn bà bé nhỏ có đôi mắt tròn sáng
như sao đã khiến tôi nể phục. Chị đến
trễ vì trên đường đến đại hội thì bị lính ngụy nghi là Việt cộng nên bắt giam
vào đồn. Ở trong đồn có mấy ngày mà chị đã binh vận và phát động những người bị
bắt cùng nhau chống lại bọn lính ... Cuối cùng mọi người đã đánh lấy được cái
bốt đó. Chị lại tiếp tục tới đại hội. Vì thế nên khi người ta sắp bế mạc chị
mới tới nơi. Văn công diễn xong là phải đi ngay. Tôi được ban tổ chức cho phép
ở lại chờ để gặp người đồng hương là chị Út Tịch. Chuyện chị gan dạ, thông
minh, dũng cảm thì trong quyển " Người mẹ cầm súng", nhà văn Nguyễn
Thi đã kể rất đầy đủ, tôi không cần kể thêm Nhưng tôi muốn kể cho mọi người nghe
về tình đồng đội của chị .
Vợ
chồng chị rất nghèo mà lại đông con. Một lần có tốp cán bộ đi công tác, lỡ bữa,
họ ghé vào nhà chị . Chẳng có gì đãi bạn, chị lén ra sau nhà lấy súc vải đem ra
chợ bán để mua thức ăn về đãi đồng đội.Súc vải đó chị được tỉnh tặng để may
quần áo cho con. Chị giấu không cho khách biết. Bọn trẻ thiếu thốn, rách rưới
chỉ mong chờ mẹ may cho bộ quần áo mới. Khi khách về, bọn nhỏ mếu máo khi biết chuyện mẹ chúng đã bán đi súc
vải (miền Nam
gọi là ‘cây’ vải). Chị giải thích với con: "Các cô chú ấy trên đường công
tác, mọi người đang đói, cần một bữa ăn
và ít lương thực mang theo đường... Nhà mình hết tiền, không có gì đáng giá,
không bán cây vải đi thì má làm sao để giúp được các cô chú đó đây?..."
Câu chuyện chị Út Tịch bán súc vải để
lấy tiền lo cho đồng đội trên đường công tác đã khiến tôi xúc động và ghi nhớ suốt
đời. Câu chuyện đó giúp tôi ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Mà người đàn bà
bé nhỏ đó học vấn có cao siêu gì đâu, ngày đó trình đô văn hóa của chị chưa hết
cấp 2.
Tôi cũng ngộ thêm một diều
rằng: Khi con người sống trong cảnh nghèo khó thì tình người thường sâu
sắc, bao dung. Do vất vả mưu sinh, họ hiểu giá trị cuộc sống; và cùng do
chạy vạy không đủ tiền tiêu, đồng tiền không mê muội, tha hóa được họ.
Họ không bo bo chỉ biết riêng cá nhân, gia đình mình mà quan tâm đến
những người khác, trân trọng sự đùm bọc trong tình cộng đồng. Chị Út
Tịch là như thế, nghèo mà
rộng rải, cao thượng...
Câu
chuyện cư xử của chị Út Tịch với bạn bè
đã khiến cho hình ảnh chị ấy sống rực rỡ
mãi mãi trong trái tim tôi. Tôi thầm nghĩ "Giá như các quan
chức Việt Nam
hôm nay có được tấm lòng như chị Út Tịch với đồng đội thì cuộc sống này tốt
đẹp biết bao!".
Kim Chi
(Tiêu đề do chủ blog đặt)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!