Cái nhìn về cơm bụi hay nói chính
xác là từ cơm bụi nhìn ra văn hóa sống của người Việt Nam ta không phải là cái
nhìn của tôi. Mà tôi chỉ nhìn thấy một điều gì đó từ cái nhìn của một người
khác.
Đó là cái nhìn của một nghiên cứu
sinh người Anh ở Hà Nội. Trong thời gian sống ở Việt Nam, người đàn ông Anh
quốc này đã có được một bộ sưu tập ảnh do anh ấy chụp về cơm bụi.
Thường thì chúng ta chụp cơm bụi
sẽ chụp toàn cảnh. Hoặc chụp từ mặt bàn trở lên chứ mấy ai chụp gầm bàn ăn. Gầm
bàn ăn thì có gì mà chụp cơ chứ. Nhưng anh đã chụp trong mỗi bức ảnh của mình
cả mặt bàn và gầm bàn. Vậy tôi đã thấy gì từ những bức ảnh đó?
Trên mặt bàn: Những gì tôi thấy
trong bức ảnh thì mặt bàn quả là phong phú. Phóng phú thứ nhất là gương mặt
những người ăn cơm bụi. Chủ yếu là trai thanh gái tú và các công chức đi làm
không về nhà buổi trưa. Những công chức này bao gồm từ những nhân viên xã hội
đến các trí thức. Nghĩa là đủ cả. Phong phú thứ hai là thực phẩm trên bàn bao
gồm các loại đồ uống từ trà đá đến đồ uống cao cấp. Rồi đến các loại món ăn từ
rau lang xào tỏi cho đến chim quay, lợn rán rồi cá chép, bò xào..
Đến đây, có bạn đọc sẽ hỏi; kể
những chuyện ăn uống như tôi thì để làm gì? Ai mà chẳng biết. Vâng xin quý vị
cùng tôi đi "thăm quan" gầm bàn để xem có gì nhé.
Dưới gầm bàn : Tất nhiên dưới gầm
bàn thì có những đôi chân. Nghe có vẻ ngớ ngẩn quá nhỉ. Những đôi chân được xỏ
trong những đôi giày, đôi dép không ít tiền và đánh xi bóng loáng. Kể thế cũng
vẫn chẳng có ý nghĩa gì. Ai bây giờ mà không đi giày hay dép. Đúng thế. Nhưng có những gì xunh
quanh những đôi chân giày dép ấy. Tất nhiên dưới đế giày dép là sàn nhà lát
ghạch hoa rất đẹp. Còn xunh quanh thì ngập tràn những thứ mà nếu ta chỉ chụp
ảnh gầm bàn thôi người xem sẽ nghĩ ngay đến những những đôi giày, dép là của
những người đang phải đi qua một bãi rác thải khổng lồ.
Một bãi rác với xương gia xúc,
xương cá, mẩu thuốc, tăm gãy hay tăm tõe đầu vì đã xỉa, cuống rau sống, thịt
nhai dở, da gà da vịt... và bạt ngàn giấy ăn. Chỉ riêng giấy ăn được nhuộm màu
vô cùng sặc sỡ. Giấy ăn của người ăn tiết canh thì thấm màu đỏ vì lâu miệng,
giấy ăn của người ăn món giải cầy thì màu vàng bởi nghệ, giấy ăn của người ăn
thịt chó thì màu nâu đen, giấy ăn của người khạc nhổ thì màu nhờn nhợt...
Có lần tôi chở con gái tôi trên
xe máy, cháu chợt hỏi: Bố ơi, tại sao bác kia lại lót giấy ở đế giày? Tôi nhìn
thì thấy một người phóng xe máy phía trước và dưới đế giày của anh ta phấp phới
giấy ăn. Đó là giấy ăn mà anh ta kéo theo từ dưới gầm bàn trong quán cơm bụi.
Mảnh giấy ăn có màu ấy sẽ theo anh ta đến đâu? Đến công sở? Đến nhà trường? Đến
nhà hát nữa chăng?
Khi nhìn thấy đầy đủ mặt bàn và
gầm bàn, chúng ta thấy ngay một điều là: đời sống vật chất được biểu hiện trên
mặt bàn. Còn đời sống văn hóa được biểu hiện dưới gầm bàn. Hay nói vòng vo thêm
là kinh tế nước ta đang phát triển còn văn hóa thì đang tụt lùi. Sự thật có
đúng như thế không, thưa các quí vị???
Thảo Dân
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!