Powered By Blogger





Sunday, 19 August 2012

Nhậu nhẹt - văn hoá hay là quốc nạn




Khi nói đến nước Nga là chúng ta phải nói đến Vốt-ca, một loại rượu đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Nói về tửu lượng có lẽ người Nga cũng đứng đầu thế giới. Chính những cái nhất đó đã trờ thành quốc nạn đối với nước Nga. Và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đên sự sụp đổ của liên bang Xô Viết trước kia và sự cáo chung của cường quốc Nga, dưới sự điều hành của một chính phủ bạc nhược, một tổng thống suốt ngày say Ensin sau này. Không phải Gocbachop mà chính Ensin là người ký sắc lệnh thành lập nước Nga, chấp dứt sự tồn tại của một nhà nước liên bang. Và mình tin cái ngày Ensin vác xe tăng bắn vào nhà trắng chắc là ông cũng say bét nhè. Có thể nói Tổng thống Ensin là một tổng thống bê tha nhất suốt chiều dài lịch sử thế giới. Vì lúc say nhiều hơn lúc tỉnh nên ông cũng là người cắt chức nhiều thủ tướng nhất.
Cũng may khi ông rời bỏ địa vị cũng là lúc ông tinh táo nhất. Chính ông đã lựa chọn Tổng Thống Putin
Để vực dậy một nước Nga suy tàn, công việc đầu tiên mà Tổng Thống Putin đã làm là lập nên một chính phủ mới tươi trẻ và tỉnh táo, với những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết, một chính phủ nói không với rượu bia. Ông đánh thuế mạnh vào ngành công nghiệp chế biện, siết chặt sự phân phối rượu bia. Tăng giá lên nhiều lần và cấm bán những đồ uống có cồn cho những người dưới 18 tuổi.
Việt Nam bây giờ dường như đang đi vào vết xe đổ của nước Nga. Thói quen nhâu nhẹt dường như đã trở thành một thứ văn hoá giao tiếp và ngoại giao. Ngày xưa tôi cũng nhớ, khi tới làm khách, hay tới một cơ quan nào đó của nhà nước để làm việc, người ta chỉ mời nhau điếu thuốc, ấm trà. Còn bấy giờ luất bất thành văn, mọi công việc đều phải giải quyết trên bàn nhậu trong nhà hàng, hay quán nhậu, hay nhẹ nhàng hơn là quán cà phê. 
Người Việt tiêu thụ 1,3 tỉ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu hằng năm, tức là bỏ ra hàng trăm nghìn tỉ đồng. Đó là chưa kể phí tổn điều trị các bệnh và tai nạn giao thông do lạm dụng rượu bia gây ra. Ở đâu cũng vậy, bất kể sau giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông, thậm chí đàn bà thuộc mọi lứa tuổi ngồi túm 5 tụm 3 bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào. Sài Gòn được mệnh danh là "thành phố không ngủ", ban ngày đường xá đông nghẹt người, nên đến đêm là lúc các quán nhậu làm ăn tấp nập nhất. "Ngồi đồng" ở quán nhậu đa phần là cánh mày râu.  Cảnh tượng đàn ông đầy ắp các quán nước, quán nhậu sau giờ tan tầm cũng quá quen thuộc tại Hà Nội.  
Tôi nhận thấy đàn ông và phụ nữ ở nước Nga họ uống nhiều nhưng  ít khi họ ngồi lậu hàng giờ, nhồi nhậu thời gian như những cánh nhậu ở Việt Nam . Khi người ta phải đóng thuế thu nhập giá chót cũng , khi người ta ở nhà thuê hay mua trả góp mỗi tháng cũng phải đóng từ 1/3 đến 1/5 lương cho tiền nhà, khi người ta sắm cái xe hơi, cái máy giặt, cái máy sấy khô quần áo…sao cho cuộc sống gia đình tiện nghi hơn, để rồi cuối tháng bị ngân hàng tự động trừ nợ, người ta mới không dám vứt thì giờ và tiền bạc cho các độ nhậu triền miên vì sợ ngày mai dậy không nổi, mất năng suất, mất óc sáng tạo dễ có ngày thất nghiệp  
Thực sự là không ngoa khi ông Cậu tôi bên Đức về nói rằng sao ở Việt Nam, quỹ thời gian đi nhậu và uống cafe cho các ông chồng nhiều vậy, thời gian chăm sóc gia đình và dạy học cho con cái của họ là khi nào? nửa đêm chăng? bó tay không thể trả lời được. Tôi chưa được đi Trung Quốc, Macao, và Malaixia, nhưng qua thông tin, phim ảnh thấy cái cách làm việc gần như là công nghiệp của các nước bạn mà thấy chúng ta cần phải phải suy ngẫm lại, gần như từ trai đến gái họ cứ suốt ngày chỉ thấy làm và làm, thời gian họ đi bộ, đi xe công cộng cũng chiếm khá nhiều, nên có lẽ thế họ không có thời gian ngồi trà đá chém gió. Họ cho rằng rượu bia thuốc lá là những thứ gây ra sự ngu si dốt nát cho con người nên họ đánh thuế thật cao để lấy tiền đó đầu tư cho giáo dục, tại sao nước ta không bắt chước họ, đây là câu hỏi dành cho các nhà lãnh đạo việt nam . 
Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Viết Nam nói riêng đang trong giai đoạn kho khăn, nhưng dường như không ảnh hưởng gì tới công việc kinh doanh của các nhà hàng quán nhậu. Tại SG các quán nhậu vỉa hè mọc lên như nấm sau 5h chiều, còn tại Hà nội các quán bia Hải xồm, bia Hà Nội, Bia Bách Khoa, Bia Việt Hà chật cứng không còn chỗ chen chân. Bây giờ ra đường thì dễ dàng thấy được, số lượng quán nhậu và nhà nghỉ, khách sạn gấp nhiều lần nhà sách, thư viện, trung tâm nghiên cứu..! Tương lai nào cho một đất nước mà việc ăn nhậu, quan hệ "cửa sau" tốt còn quan trọng hơn cả chuyên môn và kiến thức!
Chuyện nhậu nhẹt bây giờ nó thành cái lệ xấu của người Việt chúng ta mất rồi. Có lẽ cũng là do truyền thống, mô hình làm ăn của người Việt, cái văn hoá ăn nhậu của người Việt : "Không ăn nhậu thì khó tạo dựng các mối quan hệ, không ăn nhậu thì khó được việc , nhất là công việc liên quan đến nhà nước, không ăn nhậu được thì dù  bạn có chuyên môn giỏi, thì bạn vẫn bị cho là dở hơi, thiếu năng lực, bị hạn chế nhiều trong việc thăng tiến!...". Ơ Việt Nam, dường  như không nhậu thì không làm việc được, không rủ đối tác đi nhậu thì không kỳ hợp đồng được, anh em ngồi nhậu dễ nói chuyện, dễ thống nhất...
Việt Nam đã dần dần xoá bỏ được thói quên hút thuốc nơi công công, tôi cũng mong có ngày chúng ta xoá được văn hoá ăn nhậu trong giải quyết công việc.Tôi mong cơ quan hữu trách phải tuyên truyền rộng rãi giáo dục đàn ông Việt  thích nhậu để đất nước Việt Nam có những đấng mày râu thanh lịch.

                                                 Hoàng Thanh Hải 
                                              
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!




Bài mới đăng

Bài ngẫu nhiên