![]() |
Sông chu - Núi Đọ |
Xã thiệu Vũ quê ngoại tôi nằm ở phía bắc của huyện Thiệu Hoá thuộc tả ngạn sông Chu. Thiệu vũ gồm có 3 làng: Yên lô, Lam Vĩ và làng Câm Vân. Thiệu Vũ quê tôi là cái nôi cách mạng đã được các vị lãnh đạo cách mạng về cư trú và hoạt động cách mạng giác ngộ con em quê hương làm cách mạng đã có nhiều người sau này là lãnh đạo cao cấp như ông Lê Chủ, ông ngoại tôi Ngô Ngọc Toản. Ngày còn nhỏ mẹ tôi kể có vợ chông ông Sớ, chủ tịch tình Thanh Họa, hoạt động và ở tại nhà. Còn bên nhà ông Lê Chủ có vợ chồng ông Đặng Thai Mai. Trong kháng chiến có nhiều đơn vị đã về trú quân ở làng tôi.
Ngày trước xã Thiệu Vũ có
tên là Ngọc Vũ. Theo Mẹ tôi kể đó là tên con trai thứ hai của ông Ngoại tôi với bà cả. Hồi đánh Nhật bác tôi là chỉ huy dân quân cách mạng xã. Một lần nhận được tin có quan Nhật đi qua làng, bác tôi đã chỉ huy dân quân phục kích bằng súng thô sơ và đòn gánh. Bác tôi đã hy sinh trong trận phục kích đó. Từ sau năm 1953 xã Ngọc Vũ chia thành hai xã Thiệu Ngọc và Thiệu Vũ. Mẹ tôi kể nhưng năm cải cách ruộng đất ông tôi làm chủ tịch huyên và thường cưỡi con ngựa trắng về thăm làng.Ông tôi biết đông y nên thường bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Một lần ông tôi về làng bị bọn cải cách bắt trói ở đình làng và chờ ngày sử bắn.
Nguyên do là ông tôi lấy bà ngoại , là con gái nhà địa chủ, có mấy mẫu ruộng và mấy con bò. Bác Thởi, con gái thứ hai của ông tôi cũng vì lấy con trai nhà địa chủ mà bị lột hết quần áo và dẫn đi khắp làng. Thực ra thì ông tôi không phải là người tham giàu có. Ông tôi lấy bà tôi để có tiền cho con cái ăn học và làm cách mạng. Ông tôi bắt bác Vũ lấy con gái một nhà địa chủ. Bác tôi không yêu bà này vì bà ấy hơi sấu. Lấy cớ bận việc quân cơ bác tôi thường vắng nhà. Hai người lấy nhau mà không ngủ với nhau ngày nào cho đến lúc bác ấy hy sinh.
Bác Thởi tôi làm trong ban phụ nữ xã cũng bị ông tôi ép lấy đứa con trai của một nhà địa chu. Ông tôi nghĩ cho dù họ là địa chủ ác ôn nhưng chẳng lẽ họ lại đi tố có con dâu đang hoạt động cách mạng. Ông tôi cũng thường hay nói với mấy đứa con: địa chủ không phải ai cũng xấu và gian ác, họ giàu có một phần cũng do họ có đầu óc và chăm chỉ làm ăn. Có nhiều địa chủ đã đóng góp của cải để giúp cách mạng. Ông tôi lấy bà tôi sinh được năm người con. Người nào ông cũng khuyên phài học hành, phải thoát ly thì sau này mới trở thành những người có ích và có cuộc sống tốt. Riêng chỉ có mẹ tôi không thương bố mẹ vất vả, thương các em nên bỏ học, theo bạn bè đi thanh niên xung phong rồi đi làm công nhân. Có một lần ông mắng mẹ tôi: Mày không chịu học, sau này suốt đời chỉ có ngữ bốc cứt. Aì dè câu nói của ông tôi trong một lần nóng giận lại cứ theo suốt mẹ tôi như một số phận: Mẹ tôi làm giữ trẻ 20 năm cho đến khi về hưu. Về hưu lại giữ thêm mấy đứa con người ta ở nhà để có thêm thu nhập. Đên khi không còn giữ trẻ nữa thì lại phải trông nom bố tôi. Bố bị tai biến nằm một chỗ đã ba năm nay. Nhiều khi tôi nhìn thấy mẹ mà thương. Thương mẹ bao nhiêu lại giận bố bấy nhiêu. Lại nói về chuyện ông ngoại và
bác tôi. Bị bắt và cho nhịn đói mấy ngày, sắp tới ngày bí bắn thì có giấy từ trên huyện gửi về. Đó là quyết định sửa sai của cách mạng. Sau lần đó ông tôi trở lại huyện và ít về quê để tránh gặp lại nhưng tên bần cố nông ngu rốt trong làng đã hành hạ ông và bác tôi. Sau này ông tôi được điều ra Hà Nội làm chủ tịnh hôi đông y Việt Nam. Khi về hưu ông tôi được phát một biệt thự ở thu đô, nhưng ông tôi từ chối không nhận. Ông tôi chỉ nhận ít tiền và dự định về quê sẽ bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Nhưng về quê chỉ được 19 ngày thì ông tôi mất. Một buổi sáng sau khi chăm sóc vườn cây thuốc bắc song, ông tôi đi tắm và lên giường nằm. Ông tôi đã ra đi lặng lẽ như thế. Không một lời trăn trối.
Ngày trước xã Thiệu Vũ có

Nguyên do là ông tôi lấy bà ngoại , là con gái nhà địa chủ, có mấy mẫu ruộng và mấy con bò. Bác Thởi, con gái thứ hai của ông tôi cũng vì lấy con trai nhà địa chủ mà bị lột hết quần áo và dẫn đi khắp làng. Thực ra thì ông tôi không phải là người tham giàu có. Ông tôi lấy bà tôi để có tiền cho con cái ăn học và làm cách mạng. Ông tôi bắt bác Vũ lấy con gái một nhà địa chủ. Bác tôi không yêu bà này vì bà ấy hơi sấu. Lấy cớ bận việc quân cơ bác tôi thường vắng nhà. Hai người lấy nhau mà không ngủ với nhau ngày nào cho đến lúc bác ấy hy sinh.




Người dân quê tôi còn có có tính hài hước và sống rất lạc quan yêu đời. Sau này nếu có dịp tôi sẽ kể nhiều giai thoại quê tôi cho các bạn nghe.
Hoàng Hải
(Viết theo những gì còn nhớ và theo lời kể của mẹ)
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc bài và nhận xét!