Cuộc
đời là những chuyến đi, những cuộc gặp. Và có những chuyên đi, nhưng
con ngươi sao chỉ gặp một lần đã để lại rất nhiều ấn tượng để mình nhớ
mãi.
Cổng vào' Nguyên Gia Trang" và thanh đá dặt ở đường hoa Nguyễn Huệ tết 2006 |
Hôm qua trên chuyến xe đêm
từ Sài Gòn về mình đã gặp đôi vợ chồng người nông dân. Mình gọi như vậy
đúng với cung cách giao tiếp và ăn mặc của cô chú ấy. Thật thà, chân
chất và rất đỗi bình dị. Trông zậy, nhưng không phải zậy.
Nói chuyện một lúc mình mới biết cô và chú là chủ nhân của khu nhà vườn: Nguyên Gia Trang. Đã rất nhiều lần mình đi qua nhà cô chú. Luôn hiếu kỳ tự hỏi chủ nhân của khu vườn có dãy tượng đá rất ấn tượng là ai?chắc là của một đại gia nào đây. Và hôm nay mình có duyên được gặp họ. Họ khác xa với những gì mình nghĩ...
Nói chuyện một lúc mình mới biết cô và chú là chủ nhân của khu nhà vườn: Nguyên Gia Trang. Đã rất nhiều lần mình đi qua nhà cô chú. Luôn hiếu kỳ tự hỏi chủ nhân của khu vườn có dãy tượng đá rất ấn tượng là ai?chắc là của một đại gia nào đây. Và hôm nay mình có duyên được gặp họ. Họ khác xa với những gì mình nghĩ...
Chú Năm Khiêm bên dãy tường đá |
Người quê nói chuyện bao giờ cũng cởi mở,
gần gũi và chần tình. Cố chú nói chuyện với mình đủ thứ chuyện trên
đời. Biết mình làm ở bệnh viện nên cứ gọi mình là bác sĩ, mặc dù mình đã
giới thiệu tên từ đầu. Cô chú động viên mình là người thành phố mà chịu
xa nha, xa vợ con về đây công tác là điều rất đáng trân trọng, phải cố gắng nhiều mới vượt qua được những vướng bận trong cuộc sống.Cô
chú hôm nay mới đi du lịch bên Mỹ về. Làm chủ những khu rừng cao su,
rừng điều, rừng tiêu mỗi năm thu về hàng chục tỉ đồng. Ngoài thời gian
thu hoạch, cô chu thường đi du lịch. Họ đã đi rất nhiều nơi trên thế giới , nên có rất nhiều những kỷ niệm để mà kể. Nhưng ấn tượng nhất là
những chuyến du lịch ra ngoài bắc. Những chuyến đi buồn nhiều hơn vui. Họ
buồn về cung cách làm du lịch của chính quyền, của người dân Việt Nam.
Du lịch phải làm sao để người ta đến một lần rồi cứ muốn đến nữa, chứ du
lịch ngoài đó đến một lần mà tởn đến già. Người miền nam
đi ra bắc
thường dễ bị chèn ép, chặt chém. Xe cô chú ra tới Hà Nội bị xe người ta
vượt đường đâm vao, chú không sai, người ta sai nhưng chú phải đền 20
chục triệu. Vào nhà hàng bảo chủ bắt một con cá, chưa kịp cân, chưa kịp
hỏi giá thì chù quán đã đập chết con cá và bắt cô chú thanh toán 2
triệu. Cô chú không tức vì chuyện mất tiền, mà tức cái cánh họ móc tiên
người ta. Như thế là bắt ép, là lừa gạt.. Buồn, tôi ngồi nghe chú kể
tiếp. ...Nhớ ngày xưa thi tướng rừng xanh Huỳnh Văn Nghê, sinh ra ở nam
bộ, nhưng khi một vị tướng Pháp sau khi đọc bài thơ "Nhớ Bắc" của ông đã hỏi: ông là người bắc? Ông đã trả lời: đúng vậy, tôi là người bắc, nhưng từ 300 năm trước!!!!! Rồi chú đọc thơ cho tôi nghe:
Thiên nhiên thu nhỏ trước nhà chú Năm |
Ai đi về BẮC ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc -Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...
Đọc thơ xong chú nói tiếp: Miền bắc bao giờ cũng là
nỗi nhớ nguyên sơ tiềm ẩn trong tâm thức con người Nam bộ. Hồi đó chắc
ông ấy chưa ra bắc nên mới nói vậy. Còn cô chú ra rồi, hết muốn ra bắc
luôn, hết muốn chơi với người bắc luôn.. Chuyện chú tuy hài nhung nghe
cũng thấy nhột và thấm thía.
Tượng đá cự thạch Stonenhange |
Cô
chú kể cho tôi về chuyện nhà. Chú không có con cái. Cô chú có đưa con
gái nuôi đang du học bên Anh, mỗi năm cô chu phải gửi sang 25 ngàn bảng
cho em ăn học. Ở nhà người ta thường gọi chú là Ông Năm Khiêm. Rời quê
hương Đồng Tháp những năm 1950, chú theo cha đến vùng này (nay là xã Túc
Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) để trồng cao su. Tự coi mình chỉ
là người trồng cao su nhưng thời niên thiếu chú Năm Khiêm từng học
Trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn (nay là Trường chuyên Trần Đại Nghĩa). Bây giờ cô chú
tuổi cũng đã cao nên không còn làm nhiều như ngày trước, công việc trồng
trọt, thu hoạch cô chú giáo hết cho người làm. Thú vui của cô chú là đi
du lịch, chăm sóc vườn cây cảnh và đam mê với đá. Có năm cô chú bỏ ra
cả tỷ đổng chi để mua đá kê trông vườn. Chú kể: Những tảng đá, có khối
nặng tới vài chục tấn, chú phải cất công đưa về từ những chuyến đi trong
tỉnh Đồng Nai và xa hơn nữa, đôi khi chỉ là những phát hiện tình cờ, cứ
thấy thích là chú mua và chở về, sắp xếp theo một trật tự mà chú cho là
hợp lý. Lâu ngày, khu đất rộng trở thành một vườn đá độc đáo và là niềm
vui lớn của chủ nhân Nguyễn Gia Trang. Chú bảo có không ít khách nước
ngoài ghé vào đề nghị sang nhượng “tác phẩm” đá trong vườn nhưng chú
luôn lắc đầu.
Nghe chú kể về đá mà thấy thích, thích cái thú chơi không cần bài
bản của chú, từ chuyện dựng đá ngoài vườn cho đến mang cả một khoảng
thiên nhiên thu nhỏ vào bên trong căn nhà gỗ. Nào là những hàng đá “gia
nhân tả hữu” đón khách vào bên trong chiếc cổng to làm bằng gỗ, nào là
tảng đá hình Phật Di Lạc tay chống cằm, hoặc bức tượng Khổng
Tử, Stonehenge, với những trụ đá dựng đứng và phía trên gác ngang thanh đá thành hình chữ U ngược, là kỷ niệm sau chuyến đi Anh thăm con gái du
học. Tết
Bính Tuất 2006, chú đã cho người bạn ở Saigontourist mượn vài
thanh đá cao to đem về dựng trên đường hoa Nguyễn Huệ. Đã có lúc công ty
du lịch này đề nghị chú biến vườn đá thành điểm dừng chân phục vụ giải
khát cho du khách ghé thăm trên hành trình từ Đà Lạt về TP.HCM, nhưng
chú từ chối vì nhiều lý do. Dù vậy vườn đá vẫn luôn rộng cửa cho những
du khách “trước lạ sau quen” . Chú cho những người dân nghèo xung quanh
mở quán bán giải khát và trái cây cho khách qua đường. Chú dặn họ phải
bán giá phải chăng, ai bán đắt chú sẽ không cho bán ở đó nữa.
Tượng đá mô phỏng: Ba cây chụm lại........... |
Xe về tới Gia Trang của chú lúc gần 11 giờ khuya.
Mọi người làm công đã ngủ hết. Không ai ra đón chú hết. Chú từ tay mở
cổng. Tôi không thắc mắc gì cả. Có lẽ cô chú ấy về khuya nên không nỡ
đánh thức những người làm công ra mở cửa và bưng đồ vào . Tôi đưa tay
chào cô chú đề về Định Quán. Hai cô chú đứng nhìn , vấy tay từ biệt và
không quên nói với theo: Hôm nào về Sài Gòn qua đây bác sĩ nhớ ghé nhà chơi..
Hoàng Hải
(Ảnh minh họa lấy từ tạp chí du lịch )
Mình cũng ghé Nguyễn Gia Trang mấy lần, ông chủ rất dễ dãi, vui tính.
ReplyDelete